Uncategorized

Tầm quan trọng của đời sống độc thân linh mục

Các tín hữu giáo dân Công giáo sống bí tích hôn phối và đời hôn nhân một cách trọn vẹn, thánh thiện hơn, là nhờ nhìn vào không chỉ gương sống cầu nguyện, tôn thờ Thánh Thể, yêu mến chuỗi hạt mân côi mà thôi, mà còn – và nhất là – nhìn vào đời sống độc thân của các linh mục.

 

Các tín hữu giáo dân Công giáo sống bí tích hôn phối và đời hôn nhân một cách trọn vẹn, thánh thiện hơn, là nhờ nhìn vào không chỉ gương sống cầu nguyện, tôn thờ Thánh Thể, yêu mến chuỗi hạt mân côi mà thôi, mà còn – và nhất là – nhìn vào đời sống độc thân của các linh mục.

 

Cuộc sống độc thân nầy xét về bình diện con người, chỉ là một nỗ lực, một thói quen, một sự tiết dục cao độ, vì ở một số tôn giáo khác cũng có hình thức sống tương tự ; nhưng xét về bình diện tu đức, thần học và mục vụ, thì đời sống độc thân của linh mục là dấu chỉ Nước Trời, nơi người ta giống như thiên thần, nơi không còn dựng vợ gả chồng. Đời sống độc thân linh mục còn là lời tiên tri về cuộc sống sau khi sống lại, để mọi tín hữu sống đời hôn nhân Kitô giáo hiểu và sống linh đạo hôn nhân một cách tốt lành nhất. Trung thành với đới sống độc thân, các linh mục còn làm cho tín hữu tin tưởng và quý trọng Giáo Hội qua việc tận hiến cuộc đời phục vụ Chúa và mọi người. Trong tâm tình ấy, sau một số bài viết trình bày về hôn nhân Công giáo, BTGH kính giới thiệu một số bài việt về ĐỜI SỐNG LINH MỤC ở nhiều khía cạnh, từ nhiều quan điểm, để cùng tìm hiểu và cầu nguyện trong Năm Linh Mục sắp được công bố.

Gần đến dịp kỷ niệm 40 năm ngày công bố Tông thư « Đời Sống Độc Thân Linh Mục » của ĐTC Phaolô VI, Thánh Bộ Giáo Sĩ xét thấy thích hợp để nhắc lại lời dạy của Huấn Quyền Giáo Hội về văn kiện giáo hoàng quan trọng nầy.

 

Đời sống [Luật] độc thân Linh Mục thật sự là một hồng ân quý giá Chúa Kitô ban cho Giào Hội của Người, một món quà luôn phải suy gẫm và củng cố lại, đặc biệt là trong thế giới ngày nay đang bị tục hoá sâu xa. Quả thật, những nhà nghiên cứư chỉ ra rằng những cội nguồn của luật độc thân linh mục đưa chúng ta về lại thời các tông đồ. Ignace de la Potterie đã viết : « Các nhà nghiên cứư chung chung nhất trí nói rằng sự bắt buộc của luật độc thân hoặc chí ít sự tiết dục đã trở thành một khoản Giáo Luật từ thế kỷ thứ 4 […]. Nhưng cần phải nhận xét rằng các nhà làm luật ở thế kỳ thứ 4 và thứ 5 khẳng định rằng vi các lập luận Kinh Thánh, việc bố trí Giáo Luật sẵn sàng nầy dựa trên một truyền thống tông đồ. Chẳng hạn Công Đồng Carthage (năm 390) nói : « Những người phục vụ các mầu nhiệm thánh phải hoàn toàn tiết dục (continens esse in omnibus) hầu cho những gì các tông đồ đã giảng dạy và chính người xưa gìn giữ lại, nay chúng ta cũng tuân giữ nó ». Trong cùng ý nghĩa ấy, A.M. Stickler nói về các lập luận Kinh Thánh thiên về luật độc thân có tính chất linh ứng từ các tông đồ.

 

 

TRIỂN KHAI LỊCH SỬ

Huấn quyền long trọng của Hội Thánh không ngừng lập lại các bố trí sẵn sàng về luật độc thân giáo hội nầy. Thượng Hội Đồng Elvira (300 – 303 ?) quy định ở Giáo Luật 27 : » Một giám mục, cũng giống như mọi giáo sĩ nào khác, chỉ nên có bên cạnh mình một nữ tu hoặc một trinh nữ tận hiến ; đã quy định rằng ngài tuyệt đối không nên có bên mình một người lạ » ; và ở Giáo Luật 33 : « Đã quyết định cách chung sự cấm đoán sau đây đối với các giám mục, linh mục và phó tế, cũng như với tất cả các giáo sĩ đang thực hiện một thừa tác vụ : ước gì họ tiết chế với vợ của họ và không sinh con ; những người nào vẫn làm như vậy, thì phải được tách khỏi tình trạng giáo sĩ ».

 

Đức giáo hoàng Sirice (384 – 399), trong thư gửi cho Giám mục Imerius de Tarragone đề ngày 10.02.385, khẳng định : « Đức Chúa Giêsu […] đã muốn rằng khuôn mặt Giáo Hội, mà Người là hôn phu, toả ra vẻ huy hoàng chói lọi của Đức khiết tịnh [..] Chúng ta hết thảy là linh mục được liên kết nhờ luật bền vững nầy […] hầu cho kể từ ngày chúng ta được thụ phong linh mục, chúng ta phó thác cả thân xác và tâm hồn cho sự tiết độ và tính giản dị để làm đẹp lòng Đức Chúa là Thiên Chúa chúng ta trong lễ vật mà chúng ta dâng lên mỗi ngày ».

 

Trong Công Đồng đại kết Latêranô lần đầu năm 1123, ở Giáo Luật 3, chúng ta đọc thấy : « Chúng tôi cấm đoán một cách tuyệt đối các linh mục, phó tế và phụ phó tế [chức năm, đã huỷ bỏ cùng các ‘chức nhỏ’ 1- 4 đầu thập niên 1970. BTGH] sống với người thiếp hoặc hôn thê của họ và sống cùng với những phụ nữ khác ngoài các phụ nữ mà Công Đồng Nicê đã cho phép sống ». Cũng thế, trong khoá họp thứ 24 Công Đồng Triđentinô, ở Giáo luật 9, việc tuyệt đối không thể ký kết hôn ước đối với các giáo sĩ trong các Dòng Tu Thánh hoặc các tu sĩ đã khấn trọng Đức khiết tịnh, được nhắc lại ; và cùng với nó là sự vô hiệu của chính hôn nhân, kết hợp với bổn phận cầu xin Chúa ban cho ơn đức khiết tịnh trong một ý ngay lành. Vào một thời kỳ mới hơn, Công Đồng Vatican II đã lập lại trong Tuyên Ngôn « Presbyterorum ordinis » mối liên kết chặt chẽ giữa đời sống độc thân và Nước Thiên Chúa, nhìn thấy nơi đời sống độc thân một dấu hiệu loan báo một cách rạng ngời Nước Thiên Chúa, một khởi đầu đời sống mới, mà thừa tác vụ Hồi Thánh dành riêng để phục vụ nó.

 

Trong Tông Thư ngày 24.06.1967, Đức giáo hoàng Phaolô VI giữ một lời Người hứa với các thánh phụ công đồng hai năm trước đó. Người xem xét các lời phản đối dậy lên liên quan đến kỹ luật luật độc thân và, với việc nhấn mạnh trên các nền tảng Kitô học và tham chiếu lịch sử và những gì mà các văn kiện những thế kỷ đầu dạy chúng ta về các nguồn gốc của luật độc thân – tiết dục, đã xác nhận đầy đủ giá trị của những lời phản đối ấy.

 

Thượng hội đồng Các Giám Mục năm 1971, cả trong văn kiện tiền hội nghị Ministerium Presbyterorum (15.02) lẫn trong văn kiện kết thúc Ultimis Temporibus (30.11) đều khẳng định sự cần thiết phải duy trì luật độc thân linh mục trong Giáo Hội la-tinh, với việc giải thích nền tảng, sự hội tụ các động cơ và điểu kiện ủng hộ nó.

 

Bộ giáo luật mới của Giáo hội la-tinh năm 1983 lập lậi truyền thống từ bao năm : »Các giáo sĩ buộc phải giữ tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn vì Nước Trời và vì thế phải tuân giữ luật độc thân, ăn sủng đặc biệt Thiên Chúa ban nhờ đó các thừa tác viên chức thánh có thể kết hiệp dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một tâm hồn không chia sẻ và tự hiến trọn vẹn và tự do hơn cho việc phục vụ Chúa và con người ».

 

Đó cũng chính là đường lối của Thượng Hội Đổng năm 1990, từ đó cho ra lời hiệu triệu của Tôi Tớ Chúa Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II « Pastores dabo vobis » (Ta ban cho các con những mục tử), trong đó Đức giáo tông trình bày luật độc thân như một đòi hỏi của chủ nghĩa cơ bản Phúc Âm,tạo thuận lời một cách đặc biệt cho phong cách sống đời hôn nhân và trào phun từ hình thể của linh mục tới Chúa Giêsu, qua bí tích truyền chức linh mục.

 

Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, công bố năm 1992 và thu lượm được những hoa trái đầu tiên của biến cố lớn lao Công Đồng đại kết Vatican II, lập lại giáo lý ấy : »Tất cả các thừa tác viên được truyền chức linh mục trong Giáo Hội la-tinh, ngoại trừ các phó tế vĩnh viễn, được chọn một cách bình thường giữa các tín hữu đang sống độc thân và có ý chí giữa luật độc thân vì Nước Trời ».

 

Trong Thượng Hội Đồng gần đây nhất về Bí Tích Thánh Thể, theo sự công bố tạm thời, chính thức và bán chính thức càc tuyên bố đúc kết của Thượng Hội Đồng, được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cho phép, trong tuyên bố số 11 liên quan đến việc thiếu linh mục trong một số vùng trên thế giới và về « cơn đói Thánh Thể » của Dân Chúa, người ta thửa nhận « tầm quan trọng của hồng ân vô giá đời sống độc thân trong Giáo hội trong thực hành của Giáo Hội la-tinh ». Với một tham chiếu về Huấn Quyền, đặc biệt là Công Đồng Vatican II và các Đức giáo tông gần đây nhất, các thánh phụ đã đề nghị làm sáng một cách thoả đáng các lý do tương quan giữa luật độc thân và việc truyền chức linh mục, với lòng tôn trọng trọn vẹn truyền thống các Giáo Hội Đông phương. Một số giám mục ám chỉ vấn đế các viri probati(*), nhưng giả thuyết nầy lập tức bị coi như một con đường không bao giờ nên đi theo.

 

Vừa mới đây, ngày 16.11.2008, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã chủ trì trong Dinh
Tồng Đồ một trong những hội nghị bình thường lãnh đạo các bộ ngành Giáo Triều. Nhân dịp nầy, Người đã tái khẳng định giá trị của chọn lựa đời sống độc thân của các linh mục, hợp với truyền thống Công giáo chưa bị gián đoạn và lập lại đòi buộc phải có một đào tạo nhân bản và Kitô giáo vững vàng , cho cả các chủng sinh lẫn các linh mục đã chịu chức.
(*) Viri probati : trong Giáo Luật dùng để chỉ những người đã có gia đình khi được truyền chức linh mục.

 

 

CÁC LÝ DO CỦA LUẬT ĐỘC THÂN THÁNH

 

Trong Tông thư « Luật độc thân linh mục », Đức giáo hoàng Phaolô VI trước hết trình bày tình hình vấn đề độc thân linh mục trong thời kỳ nầy, cả về quan điểm việc công nhận lẫn phản đối nó. Những lời đầu tiên mang tính quyết định và nay hãy còn thời sự : « Luật độc thân thánh,mà Giáo Hội canh giữ từ nhiều thế kỷ nay như một viên ngọc quý rạng ngời, bảo tồn toàn bộ giá trị của nó cả ở thời đại chúng ta vốn tiêu biểu bằng một sự biến đổi sâu xa các não trạng và các cơ cấu » (12). Đức Phaolô VI tiết lộ cho biết chính Người đã suy gẫm biết bao, khi tự đặt nghi vấn về chủ đề nầy, để có thể trả lời cho những thắc mắc phản đối, và Người đã kết luận : « Chúng tôi lượng tính rằng luật độc thân hiện đang hiệu lực, vẫn phải được liên kết ngày nay và một cách mạnh mẽ, với thừa tác vụ giáo sĩ. Luật độc thân nầy phải nâng đỡ thừa tác viên của Gíao Hội trong lựa chọn độc quyền, vĩnh viễn và tuyệt đối tình yêu độc nhất và tối cao của Chúa Kitô, chọn lựa tận tâm cho việc thờ phượng Chúa và phục vụ Giáo Hội và luật độc thân linh mục phải nói lên được nét đặc trưng riêng biệt đời sống của thừa tác viên cả trong cộng đoàn các tín hữu cũng như trong xã hội trần tục » (13).

 

Đức Thánh Cha nói thêm : «Đã hẳn, như Công Đồng Vatican II đã tuyên bố điểu nầy, tự bản chất chức linh mục không đòi buộc đức trinh khiết, như thực hành của Giáo Hội sơ khai và truyền thống các Giáo Hội Đông phương cho thấy điều ấy (Presb.ord,16), nhưng cũng chính Thánh Công Đồng Vatican II đã không do dự long trọng xác nhận luật độc thân linh mục xưa cũ, thánh thiện và được Chúa quan phòng, như nó đang hiện hữu ngày nay, không phải là không trình bày những động cơ biện minh cho luật nầy dưới mắt bất cứ ai biết đánh giá cao những hồng ân Chúa ban trong tinh thần đức tin và với ngọn lửa lòng quảng đại bên trong » (14)

 

Đúng như vậy. Luật độc thân là một hồng ân mà Chúa Kitô ban cho những người được gọi lãnh nhận chức linh mục. Hồng ân nầy phải được đón nhận với yêu thương, mừng vui và biết ơn. Như vậy, nó sẽ là một nguồn hạnh phúc và thánh thiện.

 

Những lý do của luật độc thân thánh thiện do Đức Phaolô VI trình bày gồm có ba : ý nghĩa Kitô học – ý nghĩa Giáo Hội học – ý nghĩa cánh chung học của nó.

 

Hãy bắt đầu từ ý nghĩa Kitô-học. Đức Kitô là một sự mới mẻ. Người thực hiện một cuộc tạo dựng mới. Chức linh mục của Người mới mẻ. Người đổi mới tất cả mọi sự. Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa Cha, được sai đến trong trần gian, « đã làm người để nhân loại, lệ thuộc tội lỗi và sự chết, được tái sinh và, bằng một cuộc sinh ra lại, được vào trong Nước Trời. Hoàn toàn hiến dâng trọn vẹn cho thánh ý Chúa Cha, Chúa Giêsu hoàn tất bằng mầu nhiệm vượt qua công cuộc tạo dựng mới nầy, đem vào trong không gian và thời gian một hình thức mới mẻ, cao cả, thiên linh, cuộc sống biến đổi thân phận trần thế của nhân loại » (15).

 

Hôn nhân tự nhiên, được Thiên Chúa chúc lành ngay từ khi được tạo thành, nhưng đã bị tội lỗi làm cho mang thương tích, đã được Chúa Kitô phục hồi, Người là Đấng « đã nâng nó lên hàng phẩm giá bí tích và dấu chỉ nhiệm mầu từ chính sự kết hợp của người với Giáo Hội » […]. Nhưng Chúa Kitô, Đấng Trung Gian cho một Giao Ước cao cả hơn ( x. Dt 8,6) đã mở ra một con đường khác, ở đó tạo vật loài người, với việc gắn bó tuyệt đối và trực tiếp với Đức Chúa, hoàn toàn bận tâm về Người và về những gì liên quan đến Người, bày tỏ một cách sáng tỏ hơn và toàn diện hơn thực tại có tính đổi mới sâu sắc của Giao Ước Mới » (16)

 

Sự mới mẻ nầy, con đường mới nầy là cuộc sống trong đức trinh khiết, mà chính Chúa Giêsu đã sống, hài hoà với bản tính người trung gian giữa trời và đất, giữa Chúa Cha và nhân loại của Người. » Hoàn toàn hài hoà với sứ mệnh nầy, Chúa Kitô đã ở như vậy suốt đời Người trong tình trạng Trinh khiết, nói lên ý nghĩa sự tận tâm tuyệt đối trong việc phục vụ Chúa và con người « (17). Việc phục vụ Chúa và con người có nghĩa là tình yêu tuyệt đối và không dè dặt, đã đánh dấu cuộc đời Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Đức Trinh Khiết vì tình yêu Nước Thiên Chúa !

 

Hiện tại, Chúa Kitô, khi gọi các linh mục của Người trở nên các thừa tác viên ơn cứu độ, nghĩa là công cuộc tạo dựng mới, thì Người gọi họ nên và sống đổi mới cuộc đời, hiệp nhất và nên giống như Người trong hình thức hoàn hảo nhất có thể. Chính từ điều ấy mà nẩy sinh hồng ân đời sống độc thân linh thánh, như là sự nên đồng hình dạng hoàn hảo với Đức Chúa Giêsu và nên lời tiên tri cho cuộc tạo dựng mới. Người đã gọi các tông đồ của Người là ‘bạn hữu’. Người đã gọi họ theo Người hết sức gần kề, trong mọi sự, cho đến Thập giá. Và Thập Giá sẽ dẫn đưa họ tới sự sống lại, tới cuộc tạo dựng mới đã thành toàn. Ví thế, chúng ta biết rằng trung tín đi theo Người trong Đức Trinh Khiết, bao gồm một hy sinh, sẽ dẫn chúng ta tới hạnh phúc. Thiên Chúa không gọi người bào tới bất hạnh, mà là tới hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc luôn đi đôi với lòng trung tín. Đó là điều Đức Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói với các vợ chồng tụ họp quanh Người trong Cuộc Hội Ngộ Các Gia Đình lần thứ II ở Rio de Janeiro .

 

Chính như thế mà chủ đề Ý NGHĨA CÁNH CHUNG của đời sống độc thân nhấn mạnh, cả với tích cách dấu chỉ lẫn lời tiên tri về cuộc tạo dựng mới, nghĩa là Vương Quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa Ngày quang lâm, khi tất cả chúng ta sẽ sống lại từ cõi chết.

 

« Giáo Hội […] hình thành từ vương quốc nầy hạt giống và khởi điểm trên trái đất », như Công Đồng Vatican II dạy chúng ta (18). Từ những « thời cuối cùng » nầy, đức trinh khiết được sống bằng tình yêu Nước Thiên Chúa, cấu thành một dấu chỉ đặc biệt bởi vì Đức Chúa đã loan báo rằng « khi sống lại, [..] người ta không còn dựng vợ gả chồng nữa, nhưng người ta nên như các thiên thần của Chúa ở trên trời » (19). Trong một thế giới như thế giới chúng ta, thế giới hình ảnh và thú vui dễ dãi, bị mê muội vì những sự vật trần gian, nhất là bời những tiến bộ khoa học và công nghệ – xin cũng nhớ đến khoa học sinh học và công nghệ sinh học – thì việc loan báo một đời sau, nghĩa là một thế giới tương lai, một sự quang lâm như là ngày đến vĩnh viễn của một cuộc tạo dựng mới, có tính quyết định và đồng thời giải thoát khỏi những sự mơ hồ, những ầm ĩ, những đau khổ và những mâu thuẫn, để có được những thiện ích thật sự và những hiểu biết mới mẻ và sâu sắc mà tiến bộ nhân loại hiện tại mang theo nó.

Cuối cùng, ý nghĩa giáo hội học của đời sống độc thân dẫn chúng ta tới trực tiếp hơn hoạt động mục vụ của người linh mục.

Tông thư khằng định rằng : ”Đức trinh khiết tận hiến của các thừa tác viên chức thánh quả thật diễn tả tình yêu trinh khiết Chúa Kitô đối với Giáo Hội và sự dồi dào ơn phúc khiết trinh và siêu nhiên từ sự kết hiệp nầy” (20). Giống như Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, người linh mục kết hôn một cách mầu nhiệm với Giáo Hội, yêu thương Giáo Hội bằng một tình yêu dành trọn. Như vậy khi tận hiến hoàn toàn cho những sự việc của Chúa Kitô và của Nhiệm Thể Người, linh mục được hưởng một sự tự do thiêng liêng rộng rãi, để sẵn sàng phục vu yêu thương và toàn tâm tất cả mọi người không phân biệt ai.

“Với linh mục cũng vậy : bằng việc ngày ngày chết cho chính mình, bằng việc từ bỏ tình yêu hợp pháp một mái gia đình của riêng ngài, vì tình yêu Chúa Giêsu và vì triều đại Người, linh mục sẽ tìm thấy được vinh quang một cuộc sống tròn đầy và sinh ơn ích dồi dào trong Chúa Kitô, bởi vì, như Người và trong Người, ngài yêu mến tất cả con cái của Thiên Chúa và trao ban chính mình cho họ’ (21)

Tông thư còn nói thêm rằng đời sống độc thân làm cho linh mục tăng trưởng khả năng lắng nghe lời Chúa và cầu nguyện, cũng như cho phép linh mục đặt trên bàn thờ toàn bộ cuộc sống in dấu hy sinh của ngài” (22)

 

 

GIÁ TRỊ CỦA ĐỨC KHIẾT TỊNH VÀ CỦA ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN

 

Trước khi được đưa vào trong giáo luật, luật độc thân là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội Người, đó là một vấn đề gắn kết với sự tận tâm tuyệt đối với Chúa. Ngay trong khi phân biệt giữa kỹ luật đời sống độc thân, các linh mục sống kinh nghiệm đạo đức về sự tấn hiến và tuyên khấn của tu sĩ, không nghi ngờ gì không hiện hữu một cách giải thích và biện minh khác cho luật độc thân linh mục ngoải sự tận tâm tuyệt đối với Chúa, trong một tương quan mà xét về mặt tình cảm, thì cũng là dành riêng trọn. Điều ấy giả định một tương quan cá nhân và manh tính cộng đoàn sâu xa với Chúa Kitô, Đấng biến đổi tâm hồn các môn đệ Người.

Lựa chọn đời sống độc thân của Giáo Hội Công giáo nghi lễ la tinh phát triển từ thời kỳ các tông đồ, chính xác là trong dòng quan hệ của linh mục với Đức Chúa của mình, với hình ảnh câu « Con có yêu Thầy hơn những người nầy chăng » (23) mà Chúa Giêsu hỏi Thánh Phêrô sau khi Người sống lại.

Những lý do thuộc Kitô học, giáo hội học và cánh chung học của đời sống độc thân, tất cả bén rễ trong sự hiệp thông đặc biệt với Chúa Kitô, mà người linh mục được kêu gọi, do vậy có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau theo những gì được khẳng định trong tông thư Sacerdotalis Caelibatus (Độc Thân Linh Mục).

Trước hết, độc thân là « dấu chỉ và tác nhân kích thích bác ái mục vụ » (24). Hoạt động bác ái mục vụ nầy tiêu biểu cho tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá cuộc sống Kitô hữu dưới mọi khía cạnh của nó. Độc thân là một con đường yêu thương, ngay cả khi chính Chúa Giêsu, như Phúc Âm Thánh Mat-thêu thuật lại, khẳng định rằng không phải ai cũng hiểu được thực tại nầy : » Tất cả mọi người không hiểu được ngôn ngữ nầy, nhưng chỉ những ai mà nó được ban cho » (25).

Một đức ái như thế sẽ được định nghĩa, giải thích trong khía cạnh kép kinh điển tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh em : » Với việc giữ đức khiết trinh hoặc đời sống độc thân vì Nước Trời, các linh mục tận hiến cho Chúa Kitô một cách mới mẻ và ưu tiên, giúp các ngài dễ gắn bó hơn với Chúa Kitô mà trái tim không bị chia năm sẻ bảy » (26). Thánh Phaolô, trong đoạn gợi ra ở đây, trình bày đời sống độc thân và đức khiết trinh như là « những phương thế làm đẹp lòng Chúa » không bị chia sẻ (27) ; nói cách khác, một « con đường tình yêu » giả định một ơn gọi chắc chắn là đặc biệt và trong ý nghĩa nầy thì đây là một đặc sủng và ơn gọi nầy tự nó là tuyệt vời, cho cả Kitô hữu lẫn linh mục. Tình yêu triệt để đối với Thiên Chúa qua hoạt động bác ái trở nên tình yêu đối với anh em. Trong sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, chúng ta đọc thấy rằng các linh mục « trở nên tự do hơn để tận hiến mình, trong Người và nhờ Người, để phục vụ Thiên Chúa và con người, trong tư thế sẵn sàng hơn để phục vụ Nước Người và công trình tái tạo siêu nhiên ; có khả năng để đón tiếp rộng rãi quan hệ phụ tử trong Chúa Kitô hơn » (28). Kinh nghiệm chung chứng thực rằng sẽ đơn giản hơn nếu cởi mở tâm hồn cho anh em một cách trọn vẹn và không dè dặt đối với những ai không được nối kết bằng những mối ràng buộc tình cảm khác, dù chúng có hợp pháp và thánh thiện đến đâu, ngoài mối dây ràng buộc với Chúa Kitô.

Đời sống độc thân là mẫu gương chính Chúa Kitô để lại cho chúng ta. Người đã muốn là người sống độc thân. Tông thư nầy còn giải thích : »Suốt cuộc đời, Chúa Kitô ở trong tình trạng trinh khiết, muốn nói lên sự tận tâm tuyệt đối của Người phục vụ Chúa và con người. Mối ràng buộc sâu xa nầy, trong Chúa Kitô, kết hợp sự trinh khiết và chức linh mục, phản ánh nơi những người được tham dự vào phẩm giá sứ mệnh của Đấng Trung Gian và Linh Mục Đời Đời và sự tham dự nầy sẽ càng hoàn thiện hơn khi thứa tác viên chức thánh được giải phóng khỏi mọi ràng buộc máu mủ xác thịt » (29)

Cuộc sống lịch sử của Chúa Giêsu Kitô là dấu chỉ hiển nhiên nhất rằng đức khiết tịnh nhận lấy và thực hiện một cách tự nguyện bởi Thiên Chúa, là một ơn gọi được đặt nền tảng vững vàng cả trên bình diện Kitô giáo lẫn trên bình diện lý trí con người.

Nếu đời sống chung Kitô giáo không thể được coi một cách hợp pháp là như thế, nếu như nó loại trừ chiều kích Thánh Giá, thì sự hiện hữu của linh mục sẽ càng không thể hiểu nỗi nếu nó thiếu nhãn quan Đấng Chịu Đóng Đinh. Sự chịu đau khổ và thỉnh thoảng các khó khăn và thậm chí là thất bại, đều có vị trí của chúng trong đời sống một linh mục, ngay cả khi đã phân tích kỹ và thấy không phải những cái nầy quyết định cuộc sống của linh mục. Với việc chọn đi theo Chúa Kitô ngay từ giây phút đầu, người ta cam kết đi với Người tới Calvariô, ý thức rằng chấp nhận thập giá của riêng mình là yếu tố nói lên nguồn gốc căn bản của việc đi theo nầy.
Cuối cùng, như chúng ta đã nói, đời sống độc thân là dấu chỉ cánh chung. Trong Giáo Hội ngay từ bây giờ đã hiện diện Vương quốc tương lai : Giáo Hội không chỉ loan báo nó mà thôi, mà còn thực hiện nó theo cách thức mầu nhiệm bằng việc cống hiến cho « cuộc tạo dựng mới » nầy cho tới khi vinh quang Nước Người tỏ hiện trọn vẹn. Trong khi bí tích hôn phối làm cho Giáo Hội bén rễ vào hiện tại, nhúng nó hoàn toàn vào trong trật tự thế gian vốn chính nó qua đó trở thành một nơi có thể giúp cho việc thánh hoá, thì đức trinh khiết lập tức hướng ta tới tương lai, tới sự hoàn chỉnh trọn vẹn công cuộc tạo dựng vốn chỉ được thực hiện đầy đủ vào ngày thế mạt.

 

CÁC PHƯƠNG THẾ ĐỂ TRUNG THÀNH VỚI LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

 

Sự khôn ngoan qua hai ngàn năm của Giáo Hội, thành thạo về nhân văn, đã không ngừng nhận diện qua thời gian một số yếu tố căn bản và không thể thiếu, để giúp cho con cái mình sống trung tín với đặc sủng siêu nhiên của đời sống độc thân. Trong các yếu tố căn bản nầy xuất hiện cũng trong giáo huấn Giáo Hội vừa mới đây, tầm quan trọng của việc đào tạo thiêng liêng cho linh mục được gọi làm « chứng nhân cho Đấng Tuyệt Đối ». Huấn thị ‘Pastores dabo vobis’ (Ta sẽ ban cho các con những mục tử), khẳng định : « Tự rèn luyện thành linh mục có nghĩa là tự huấn luyện mình đưa ra một câu trả lời cá nhân cho câu hỏi căn bản của Chúa Giêsu : « Con có yêu mến Thầy không ? ». Câu trả lời cho người linh mục tương lai, chỉ có thể là dâng tặng trọn cuộc đời mình » (30). Trong chiều hướng nầy, những năm tháng đào tạo tuyệt đối căn bản, từ các năm tháng xa cũ sống trong gia đình cũng như những tháng ngày sống trong chủng viện, trường học yêu thương đích thực, trong đó, – như một cộng đoàn tông đồ – các chủng sinh trẻ quây quần bên Chúa Giêsu chờ đợi hồng ân Thánh Linh cho sứ mệnh được sai đi. « Quan hệ của người linh mục với Chúa Giêsu Kitô và trong Người, với Giáo Hội của Người, khắc ghi trong chính hữu thể vị linh mục, khi ngài được thánh hiến và xức dầu bí tích, và trong hành động của ngài, nghĩa là trong sứ mệnh hoặc trong thừa tác vụ của ngài » (31). Chức vụ linh mục chẳng là gì khác ngoài ‘một cuộc đời gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Kitô » (32), trong một quan hệ hiệp thông mật thiết được mô tả «với một sắc thái tình bạn hữu » ( 33). Cuộc đời người linh mục tự sâu thẳm, là một hình thức sống không thể tưởng tượng được nếu không có Chúa Kitô. Chính trong sự ấy bao hàm sức mạnh chứng từ của ngài : Sống trinh khiết vì Nước Chúa là một thực tại. Nó hiện hữu vì Chúa Kitô hiện hữu và làm cho nó trở nên có thể.

Tình yêu đới với Đức Chúa là đích thực khi nó hướng về việc trở nên tuyệt đối : yêu mến Chúa Kitô nghĩa là có một sự hiểu biết sâu xa về Người, năng lui tới với con người của Người, chia sẻ và đồng hoá tư tưởng của người và cuối cùng, đón nhận không e dè những đòi hỏi triệt để của Tin Mừng. Chúng ta chỉ có thể nên chứng nhân cho Chúa nếu chúng ta làm một cuộc trải nghiêm sâu xa về Chúa Kitô. Toàn bộ cuộc đời linh mục, chất lượng kinh nghiệm sống tử vì đạo (đau khổ) và làm chứng, tuỳ thuộc vào quan hệ với Chúa Giêsu. Chứng nhân cho Đấng Tuyệt Đối chỉ duy nhất là người thực sự có Chúa Giêsu là Bạn Hữu và là Chúa, là người hiệp thông với Chúa. Chúa Kitô không chỉ là đối tượng của suy tư, của các luận văn thần học hoặc hồi ức lịch sử. Người là Chúa hiện tại ; là Đấng hằng sống vì đã sống lại và chúng ta chỉ tồn tại sống động khi nào chúng ta luôn tham dự ngày càng sâu xa hơn vào sự sống của Người. Chính trên đức tin rõ rệt minh nhiên nầy mà toàn bộ cuộc đời linh mục đặt nền móng. Vì thế Tông Thư nầy khẳng định : « Người linh mục trước hết phải cố gắng phát huy với hết lòng yêu mến mà ân sủng dẫn ngài nên mật thiết với Chúa Kitô, trong khi cố gắng thăm dò mầu nhiệm vô tận và đem lại hạnh phúc nầy. Ngài phải thủ đắc một ý thức ngày càng sâu xa về mầu nhiệm Giáo Hội, mà nếu không có ý thức ấy, thì tình trạng đời sống [độc thân] của ngài có nguy cơ tỏ ra vô lý và vô căn cứ đối với ngài » (34)

Ngoài việc rèn luyện và tình yêu Chúa Kitô, thì yếu tố chủ chốt để gìn giữ luật độc thân là lòng say mê Nước Thiên Chúa, có nghĩa là khả năng làm việc với nhiệt tâm và không nề hà cố gắng để cho Chúa Kitô được mọi người biết đến, yêu mến và đi theo. Như một nông dân, khi đã tìm được viên ngọc quý, bán tất cả để mua thửa ruộng ấy, cũng vậy, kẻ tìm thấy Chúa Kitô và tận hiến trọn đời với Chúa và vì Chúa, không thể nào thôi làm mọi sự để tha nhân có thể gặp được Chúa.

Không có cái nhìn sáng tỏ nầy, mọi ‘bước nhảy truyền giáo » sẽ gặp thất bại, các phương pháp luận sẽ biến thành những kỹ thuật bảo tồn cho một hệ thống, và ngay cả những lời cầu nguyện cũng có thể trở thành những kỹ thuật suy gẫm và tiếp xúc với sự linh thánh, trong các kỹ thuật ấy tan biến cả « cái tôi » con người lẫn cái « Ngài » của Chúa. Một bận rộn lo toan căn bản và cần thiết của linh mục, như là đòi hỏi và như là bổn phận, ấy là cầu nguyện vốn trên thục tế không thể thay thế được trong cuộc đời Kitô hữu và do vậy, trong cuộc sống linh mục. Phải dành cho nó một sự chú ý đặc biệt : cử hành Thánh Lễ, thần vụ, xưng tội thường xuyên, tôn sùng yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, linh thao, lần hạt Mân Côi hằng ngày, là một số trong các dấu hiệu thiêng liêng cho thấy một tình yêu mà nếu không có nó, thì có nguy cơ bị thế chỗ một cách không thương xót bởi những vật thay thế – thường là có hại,- về hình tượng, sự nghiệp, tiền bạc, tình dục. Linh mục là người của Chúa vì được Chúa gọi để nên như thế và linh mục sống căn tính cá nhân nầy trong sự hoàn toàn thuộc về Chúa. Điều nầy cũng được diễn tả trong việc lựa chọn sống độc thân. Đó là một người của Chúa vì ngài sống nhờ Chúa, nói với Chúa, phân tích và quyết định với Chúa với một sự vâng lời của con cái, những giai đoạn cuộc sống Kitô hữu của ngài. Các linh mục càng là những người của Chúa một cách căn cơ, qua một cuộc sống hoàn toàn lấy Chúa làm tâm điểm, như Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nhấn mạnh trong những lời chúc mừng Noel đến giáo triều Roma ngày 22.12 năm vừa qua, thì chứng từ của các ngài càng hiệu quả và sinh hoa trái và thừa tác vụ của các Ngài phong phú hoa trái thống hối trở lại. Không có sự đối nghịch giữa sự trung thành với và sự trung thành với con người, nhưng ngược lại, sự trung thành với Chúa là điều kiện cho phép trung tín với con người.

 

KẾT LUẬN : MỘT ƠN GỌI THÁNH THIỆN

 

Tông thư « Pastores dabo vobis », khi nói về ơn gọi linh mục sống thánh thiện, sau khi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ cá nhân với Chúa Kitô, đã diễn tả một đòi hỏi cấp thiết khác : người linh mục, được gọi để thực hiện sứ mệnh loan báo, thấy mình được trao phó Tin Mừng để đem Tin Mừng ban tặng mọi người. Tuy vậy, ngài được gọi tiếp nhận Phúc Âm trước tiên như một hồng ân tặng ban cho cuộc sống của ngài, cho cá nhân ngài và như một biến cố ban ơn cứu rỗi làm cho ngài dấn thân vào một cuộc sống thánh thiện. Trong viễn cảnh nầy, Đức Gioan-Phaolô II đã nói về tính chất triệt để phúc âm tiêu biểu cho sự thánh thiện của linh mục. Do vậy có thể chỉ ra trong các lời khuyên phúc âm xưa nay được Giáo Hội đề xuất và được sống trong những tình trạng đời sống tận hiến, những lối đi của một thuyết triệt để đời sống mà theo cách của nó, người linh mục cũng được kêu gọi trung thành với nó.

Lời hiệu triệu nầy khẳng định : « Những ‘lời khuyên phuc âm’ khác nhau mà Chúa Giêsu đưa ra trong Diễn Từ trên Núi là sự diễn tả đặc quyền của thuyết triệt để phúc âm. Trong các lời khuyên nầy, được phối kết chặt chẽ với nhau, ta thấy có vâng lời, khiết tịnh và khó nghèo. Linh mục được gọi để sống các nhân đức ấy theo những mô thức và còn hơn thế nữa, theo các cứu cánh và ý nghĩa nguyên thủy xuất phát từ căn tính của người linh mục và diễn đạt ngài’ (35).

Còn nữa, lấy lại chiều kích bản thể học mà thuyết triệt để phúc âm đặt nền tảng trên đó : « Chúa Thánh Linh, khi thánh hiến linh mục và cho nên giống như Chúa Giêsu Kitô, Đầu và Mục Tử, tạo nên một dây liên kết trong chính con người của linh mục; mối dây liên hệ nầy phải được lãnh nhận và sống một cách cá nhân, nghĩa là ý thức và tự do, bằng một cuộc sống hiệp thông và yêu thương phong phú hơn và một sự chia sẻ ngày càng to lớn và căn cơ các tâm tình và thái độ của Chúa Giêsu Kitô. Trong mối dây liên hệ nầy giữa Chúa Gêsu và linh mục, mối dây liên hệ bản thể học và tâm lý học, bí tích và luân lý, có đồng thời cả nền tảng lẫn sức mạnh cần thiết của ‘đời sống trong Chúa Thánh Linh » nầy và của thuyết triệt để phúc âm nầy, mà người linh mục được kêu gọi đến và được sự rèn luyện thường xuyên dưới khía cạnh thiêng liêng tạo cho điều kiện thuận lợi » (36).

Tính chất hôn nhân của đời sống độc thân giáo sĩ, – chính là vì tương quan giữa Chúa Kitô và Giáo Hội mà linh mục được kêu gọi thể hiện và sống, – phải nới rộng tinh thần của nó, bằng việc làm cho đời sống ngài được soi sáng và trái tim ngài được bùng cháy lên. Đời sống độc thân phải là một lễ dâng hạnh phúc, một nhu cầu được sống với Chúa Kitô, hầu Người đổ xuống dạt dào nơi linh mục lòng nhân hậu và tình yêu thương của Người. Về vấn đề nầy, những lời nói của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI soi sáng rất nhiều : «Nền tảng đích thực của đời sống độc thân không thể chứa đựng trong câu :’Chúa là gia nghiệp con. Chỉ có thể lấy Chúa làm trung tâm. Không thể có nghĩa là bị lấy mất tình yêu thương, nhưng phải có nghĩa là để cho lòng say mê Chúa chiếm ngự và kế đó học cách phục vụ con người, nhờ một sự hiện diện ngày càng mật thiết hơn ở bên cạnh Người. Đời sống độc thân phải là mợt chứng từ đức tin ; đức tin nơi Thiên Chúa trở nên cụ thể trong hình thức cuộc sống nầy, vốn có một ý nghĩa chỉ duy nhất từ Thiên Chúa. Đặt cuộc đời ngài trong Chúa, từ bỏ hôn nhân và gia đình, có nghĩa là tôi tiếp nhận và tôi kinh nghiệm về Thiên Chúa như thực tại và tôi có thể đem Chúa đến cho con người » (37)
 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.