Uncategorized

Tâm lý học và công tác đào tạo các chủng sinh

Tin về việc Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, trong kỳ học đầu tiên năm 2010 tại Bãi Dâu, Bà Rịa- Vũng Tàu, đã phê duyệt THỐNG NHẤT TIÊU CHUẨN HOÁ CÔNG TÁC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỦNG SINH cho cả 7 Đại chủng viện, khiến tín hữu Việt Nam đầy phấn khởi và hy vọng. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nói : «Linh mục nắm giữ chìa khoá các kho tàng thiên đàng.

Tin về việc Hội Đồng Giám Mục Việt-Nam, trong kỳ học đầu tiên năm 2010 tại Bãi Dâu, Bà Rịa- Vũng Tàu, đã phê duyệt THỐNG NHẤT TIÊU CHUẨN HOÁ CÔNG TÁC VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỦNG SINH cho cả 7 Đại chủng viện, khiến tín hữu Việt Nam đầy phấn khởi và hy vọng. Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nói : «Linh mục nắm giữ chìa khoá các kho tàng thiên đàng. Chính linh mục là người mở cửa thiên đàng. Linh mục là người quản gia của Đức Chúa nhân lành và là người cai quản các tài sản của Chúa…Một cộng đoàn sẽ được chúc lành lớn lao dường nào khi được một linh mục tốt lành và thánh thiện phục vụ. Một mục tử tốt lành, một người chăn chiên như lòng Chúa mong muốn, là một kho tàng lớn lao nhất mà Chúa có thể khấng ban cho một giáo xứ và là một trong những hồng ân lớn lao nhất của lòng Chúa Xót Thương”.

Một linh mục như thế chỉ có thể có được phần rất lớn nhờ vào công tác đào tạo toàn diện. Trong tinh thần đó, BTGH giới thiệu bài phỏng vấn của Zenit với Đức Ông Tony Anatrella [BTGH theo Vietcatholic xưng hô ‘Đức Ông’ thay vì “ĐGM” như một số nơi khác]. Bài phỏng vấn được đăng trong Zenit số ra ngày 04 & 05. 11.2008, nhưng do tính chất quan trọng của công tác đào tạo linh mục tương lai, – mà vấn đề tâm lý của các chủng sinh không chỉ cần thiết cho ‘đầu vào”, mà cả trong quá trình tu tập, chuẩn bị tiến chức – cho nên bài viết vẫn giữ nguyên giá trị thời sự và đáng được quan tâm suy nghĩ.

 

TÂM LÝ HỌC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC CHỦNG SINH (*)
Mgrs Tony Anatrella

 

Nhân dịp Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo công bố « Những định hướng cho việc sử dụng các khả năng chuyên môn tâm lý học trong việc tiếp nhận và đào tạo các ứng sinh cho chức linh mục » (x. Zenit 30.10.2008), ĐGM Tony Anatrella, nhà phân tâm học và chuyên gia về bệnh học tâm thần xã hội, rất muốn giải thích những lợi ích được mong đợi từ cái mà ngài gọi là định khung lại việc sử dụng tâm lý học và sự can thiệp của các nhà tâm lý học bên cạnh các nhà đào tạo và các chủng sinh ».

ĐGM Anatrella tiếp rất nhiều người gặp khó khăn về tâm lý và dạy tâm lý học tại Paris. Ngài là cố vấn của Hội đồng Giáo Hoàng đặc trách gia đình và HĐ. Giáo hoàng đặc trách mục vụ y tế. Ngài vừa phát hành cuốn « Cám dỗ của Capoue – Nhân học về hôn nhân và quan hệ nòi giống » (NXB Cujas, Paris). Trong rất nhiều hoạt động của ngài, ngài đi thuyết giảng trong các chủng viện ở Pháp và ở nước ngoài, bên cạnh các nhà đào tạo và các chủng sinh. Ngài cũng có kinh nghiệm lâu năm làm việc trong các cơ sở bệnh tâm thần và những bệnh viện dùng tâm lý liệu pháp.

Tạp chí « Seminarium » (2005,số 3) của Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo đã đăng một bài viết của ĐGM Anatrella về chính chủ đề sử dụng tâm lý học trong các chủng viện» Các khoa học nhân văn như là hỗ trợ việc phân tích năng lực độ trưởng thành của các ứng sinh chức linh mục ».

 

Zenit (H) : Thưa Đức Cha Tony Anatrella, dường như việc chính thức đưa tâm lý học vào trong các chủng viện không được hiểu tốt lắm: đâu mà mục đích văn kiện mới của Vatican về vấn đề nầy ? Vả chăng có thể đây không phải là « chính thức đưa vào » ?

 

Mgr Tony Anatrella (Đ) Không phải là chuyện đưa vào, mà là một sự định khung lại việc sử dụng tâm lý học và sự can thiệp của các nhà tâm lý học bên cạnh các nhà đào tạo và các chủng sinh. Việc sử dụng kiến thức tâm lý học từ lâu đã là thành phần của đào tạo, cũng như sự trợ giúp tâm lý học mang lại cho các ứng sinh tương lai chức linh mục. Ngay từ năm 1957, áp dụng tông hiến của Đức giáo hoàng Piô XII, Sedes sapientiae (Toà Đức Khôn Ngoan), Thánh Bộ các Tu Sĩ thời bấy giờ đã yêu cầu đặt ra những cuộc kiểm tra xem xét về khả năng [thích hợp] về tâm lý của các tuyển sinh. Nhiều dòng tu và chủng viện vì vậy đã tổ chức những bước làm nầy. Do vậy đây chẳng phải là chuyện mới mẻ gì. Trong tình thần nầy, lời khuyên là : trong các trường hợp gặp những khó khăn về tâm lý, kể cả về bệnh lý học, nên đề nghị điều trị và dùng tâm lý liệu pháp cho những người liên quan đang được đào tạo. Tuy vậy, nếu các đối tượng bộc lộ ra những rối loạn cơ cấu, hoặc nếu phải nghĩ đến việc chữa trị lâu dài mà không thể để nó trong khuôn khổ các đòi hỏi của việc đào tạo, thì nên cố vấn cho họ ngưng việc đào tạo và tìm hướng đi cho một bậc sống khác.

Do vậy có nhiều nhà thực hành can thiệp vào trong khung đào tạo nầy. Còn có cả những khoá nghiên cứu tâm lý học được tổ chức cho các nhà đào tạo. Tôi thuyết trình trong nhiều chủng viện ở Pháp và ở nước ngoài cho các nhà đào tạo cũng như cho các chủng sinh. Những khoá học toàn quốc được tổ chức trong các nước khác nhau, đáng lưu ý là ở Pháp, và một khoá họp quốc tế kèo dài một tháng diễn ra từ nhiều năm nay ở Milan, quy tụ mỗi lần như thế khoảng một trăm nhà đào tạo đến từ khắp thế giới.

Nhưng trước vô số những thực hành khác hẳn nhau, thì việc đặt lại đúng vị trí các thứ trở thành cần thiết.

Trong một số nơi trên thế giới, thỉnh thoảng người ta đi quá xa : các chủng sinh phải trải qua hàng loạt trắc nghiệm và những cuộc nói chuyện trao đổi tâm lý với một hồ sơ dày cộm về họ, mà thực ra chẳng giúp được gì nhiều. Trong các chủng viện, hằng ngày các chủng sinh muốn gặp các nhà tâm lý học khi nào cũng được, kéo theo những xáo trộn trong việc đào tạo các chủng sinh. Việc trao đổi tâm lý không thể thay thế việc linh hướng, việc đánh giá về mặt đạo đức các cách ứng xử và lại càng không thể thay cho bí tích hoà giải.

Trong một số vùng miền khác, ngược lại, lại chẳng làm gì, chiều kích tâm lý học hoàn toàn không được biết đến. Do vậy đã phải nhắc lại sự cần thiết phải cậy tới chiều kích đó, những đưa vào việc phân tích ơn gọi, đặt lại đúng vị trí các lãnh vực chuyên môn nầy và làm cho sự trợ giúp nầy có ý nghĩa, mà việc sử dụng tâm lý học có thể mang lại cho các nhà đào tạo và cho các chủng sinh ( đào tạo trí thức, phân tích các khả năng thích ứng của cá tính, chăm sóc tâm lý liệu pháp)

 

(H). Sẽ không mấy ai hiểu cho, là phải làm những trắc nghiệm tâm lý khi vào chủng viện. Đức Cha Bruguès đã làm chứng là Ngài đã phải gặp,- khi gia nhập Dòng Đa Minh vào thập niên 1960, – không chỉ một nhà tâm lý học, mà còn một nhà phân tâm học và một chuyên gia tâm thần học…Người ta làm nản lòng nhiều ơn gọi, không đúng thế sao ?

(Đ). Chưa bao giờ có vấn đề bắt phải qua những trắc nghiệm tâm lý khi vào chủng viện. Tính chất xác thực của một ơn gọi không do các kết luận về tâm lý mà có. Phải sáng suốt hành động trong một xã hội vốn tập hợp tất cả mọi thứ trong các thuật ngữ tâm lý học. Báo chí đã đặt vào trong bản văn ấy những gì không tìm ra được trong đó. Nghề nghiệp nào có thể chịu đựng nỗi một cuộc điều tra như thế, cho dù ngày nay đòi buộc phải qua những trắc nghiệm ngành nghề, những kiểm tra tâm lý và những buổi đánh giá trước khi được nhận vào làm việc trong các xí nghiệp. Như vậy là có một sự vượt quá giới hạn quyền bính ở đó và lấn quá sâu vào tính riêng tư tâm linh, một điều không thề chấp nhận được. Thật lạ là người ta để mặc cho loại nhào nặn tinh thần xã hội tuỳ ý nầy tự tung tự tác. Đúng là vào những năm thập niên 1960 đã có một thứ mê hoặc đối với tâm lý học và phân tâm học, với nguy cơ hạ thấp ơn gọi và đời sống thiêng liêng chỉ còn là những yếu tố tâm linh. Sự việc chẳng phải đơn giản như thế và ĐGM Bruguès đã có lý khi nhấn mạnh xu hướng hệ thống hoá trong vấn đề nầy có thể làm sai lạc việc sử dụng đúng đắn tâm lý học.

Trên thực tế, những cá tính chưa trưởng thành nầy tương đối bị chia nhỏ, bất định và thi thoảng ít được cơ cấu. Trong khuôn khổ đào tạo, phải để cho họ có thời gian để trưởng thành hoặc như một số người hay nói, là để họ có thời giờ «lớn lên ». Những kỳ hạn để trưởng thành kéo dài hơn và chúng ta phải đánh giá những khía cạnh có thể hoàn thiện được trong cá tính của họ, hơn là bắt họ phải chịu những trắc nghiệm và nhốt họ vào những phạm trù tâm lý. Giáo dục, mà một số không nhỏ thanh thiếu niên chưa nhận được, phải được nhận trong khuôn khổ chủng viện. Chúng ta phải biết rõ tâm lý của giới trẻ ngày nay, những gì họ đang thiếu, những điểm yếu của họ, nhưng cũng phải biết rõ các khả năng và tính năng động của họ, để dùng một lối sư phạm thích hợp với tâm lý của họ và những đòi hỏi của đời sống linh mục.

 

(H). Như thế chẳng phải còn quá là bắt tất cả các chủng sinh phải chịu kiểm tra tâm lý để biết họ có các khuynh hướng… ấu dâm như một báo truyền hình nọ đã cho là vậy sao ? Hoặc có những khuynh hướng đồng tính, như một ai đó đã hỏi như vậy trong cuộc họp báo ở Roma ?
(Đ). Đó là ám ảnh và khía cạnh không lành mạnh và sai lầm ác ý của các phương tiện truyền thông. Đúng là đã có một hãng tin Pháp một lần nữa đã hạ thấp giá trị sự nhập cuộc của văn bản nầy và theo vết chân nầy, báo truyền hình TF1 20 giờ,31.10, đã lố bịch khi cố tình đưa thông tin sai lạc và làm cho người ta hiểu sai. Thật là gai chướng khi nghe phóng viên TF1 ở Roma khẳng định rằng người ta đã đi vào các chủng viện để săn lùng những người đồng tính hơn là những kẻ phạm tội ấu dâm. Thật là hoàn toàn ngu xuẩn! Chúng ta phải phản ứng trước việc đưa thông tin sai lạc nhằm mạ lỵ và gây nghi ngờ nầy đối với việc làm đích thực của Giáo Hội. Văn kiện của Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo không đề cập đến chủ đề nầy theo cách ấy. Như thế đó là một lối giải thích sai lầm và xấu bụng, nếu không muốn nói là dối trá lừa lọc. Các nhà báo trộn lẫn các cảm xúc của họ với đối tượng thông tin, mà họ phải thuật lại. Trong mớ hỗn độn nầy, phải tự vấn để biết những gì người ta truyền đi về sự thật của bài nói, đối với sức khoẻ tinh thần và tâm linh của khán giả truyền hình. Về nhiều chủ đề khác cũng thế…

Trên thực tế, cho dù điều ấy có thể xảy đến, hiếm khi người ta bắt gặp trong các chủng viện những thanh thiếu niên lộ ra những khuynh hướng đồng tính dục, nghĩa là có những hấp dẫn về tình dục đối với các trẻ vị thành niên và những khuynh huớng đồng tính, nghĩa là những đối tượng không ở trong các điều kiện tâm lý sự hoàn toàn khác biệt về tình dục để đi đến chức linh mục. Ta hãy lập lại : một cuộc kiểm tra tâm lý sẽ không thể buộc tất cả các chủng sinh chấp nhận khi họ gia nhập chủng viện. Nó sẽ chỉ được đề nghị trong những trường hợp đặc biệt, khi muốn đặt lại vấn đề những khả năng thích hợp cho chức phó tề và chức linh mục, mà một ít ví dụ trong nhiều ví dụ khác đã được ghi trong tài liệu nầy :

– quá lệ thuộc tình cảm, khi đối tượng nầy gặp khó khăn để tự thể hiện mình ; thiếu tự do đáng kể trong các quan hệ, khi đối tượng nầy lệ thuộc vào những người khác, những ý kiến và những tâm trạng và để cho mình bị lôi kéo, ảnh hưởng

– Tính cách khắt khe cứng rắn thái quá, khi đồi tượng nầy bị nhốt kín trong một số ý tưởng hoặc một số cách cư xử mà người đó không biết hỏi hoặc đặt lại vấn đề.

– Thiếu lòng trung kiên khi đối tượng nầy phát huy những thái độ sai, mà người đó che dấu, nói dối, lừa đảo hoặc ăn trộm.

– Nhận dạng tình dục bất định khi đối tượng nầy không tin chắc vào căn tính nam của mình, nhưng cứ vẫn mù mờ không rõ ràng và nước đôi.

– Giả thuyết một khuynh hướng đồng tính ăn rễ sâu, khi đối tượng nầy phát huy những sự hấp dẫn đối với những người cùng phái tình. Đừng lẫn lộn nó với nhu cầu nhất thời sự chọn lựa đối tượng đồng giới của tuổi mới lớn, theo nghĩa phân tâm học của từ nầy,tương ứng với sự việc đồng hoá với những người cùng phái để củng cố thêm căn tính phái tính của mình,mà không khoác cho quan hệ nầy tính chất khiêu dâm. Nó [khuynh hướng đồng tính] cũng không lẫn lộn với một kinh nghiệm nhất thời và không lập đi lập lại vốn đã có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên. Trong trường hợp đó, vấn đề sự chưa trưởng thành nầy, vốn không kéo theo một định hướng không thể đảo ngược, phải được giải quyết trước khi vào chủng viện hoặc, nếu đối tượng nầy ý thức được điều đó trong khuôn khổ công việc đào tạo, thì vấn đề nầy phải được giải quyết rốt ráo ít nhất ba năm trước khi truyền chức phó tế.

– Huynh hướng trầm cảm khi đối tượng buồn bã, giải toả thực tại của mình, nghi ngờ bản thân, không dung nạp nữa.

– Những bệnh lý tâm thần khác nhau, nhất là những bệnh lý đã biểu lộ trong thời niên thiếu và giai đoạn thanh thiếu niên và gây ra một sự thuyên giảm. Dưới khái niệm trầm cảm, người ta thường lồng vào những rối loạn khác nhau vốn có thể có xu hướng tiến triển và làm cho nhân cách và quan hệ linh mục trở nên phức tạp,một khi đối tượng được gỡ ra và không còn được sự đào tạo nầy cưu mang nữa. Theo các tình huống, người đang được điều trị theo tâm lý liệu pháp cũng sẽ có thể được có vấn như vẫn được làm như vậy từ rất lâu. Rồi bạn sẽ hiểu điều nầy. Tài liệu về cách sử dụng tâm lý học vào công tác đào tạo chủng sinh của Thánh Bộ Giáo Dục Công giáo chỉ là hiện thực hoá, định rõ và điều chỉnh những thực hành đang có, trong khi mời gọi những ai không biết đến những thực hành nầy, biết để mà tìm đến nó để nên thực tế hơn.

 

(H). Ngài sẽ tha cho con nếu con nói đến một bức hí hoạ. Nhưng chẳng phải như vậy là đem sói dữ vào trong chuồng chiên khi một số nhất định các trường phái tâm lý học nhìn thấy trong tôn giáo, và hơn thế nữa trong lựa chọn đời sống độc thân tận hiến và lựa chọn sống khiết tịnh, nguồn gốc gây nên những thất vọng đổ vỡ lớn lao nhất ?

(Đ). Bằng việc mở rộng vấn đề mà tôi nhận lời với ông, đời sống độc thân tận hiến thường bị hiểu sai và bị những người khác không phải là linh mục đặt lại vấn đề. Những người sống độc thân gây rối và còn hơn thế nữa khi đó là những người nhận về mình tình trạnh sống nầy của họ vì lòng yêu mến Thiên Chúa. Họ hạnh phúc vì trao ban cuộc sống để phục vụ Giáo Hội và làm sứ mệnh truyền giáo bên cạnh những người họ được sai đến với. Nếu có những trường hợp đặc biệt xảy ra một cách đau đớn, thì điều đó cũng chẳng vì thế mà làm mất đi tính thích hợp ý nghĩa của cam kết mà Giáo Hội muốn nầy. Xã hội hiện nay được làm như thế khi nó làm tăng giá trị những ai vi phạm những cam kết hơn là những người trung thành với cam kết. Vấn đề không phải là phán xét những người đang gặp khó khăn hoặc đã vướng vào những ràng buộc tinh cảm phức tạp, mà là để biết cách đề cập chúng với lòng khoan dung và đưa ra ánh sáng những nguyên nhân cá nhân gây nên một số ứng xử.

Những trào lưu tâm lý học hoặc phân tâm học có một cái nhìn quá sơ sài và mang tính biếm hoạ về chiều kích tôn giáo của con người và về ý nghĩa dấn thân của linh mục. Họ không bao giờ biết lưu ý đến tất cả những thực tại chính yếu của cơ cấu con người. Nếu xung năng tình dục tương đối độc lập tự chủ trong đời sống tâm linh, thì tuy vậy nó phải được sát nhập vào trong sự vận hành của nhân cách và đặt vào trong một sự chọn lựa cuộc sống rạng ngời và đời sống độc thân linh mục là một trong số đó. Tất nhiên, sẽ hữu ích và cần thiết, vì mong được biết sự thật và tính hiện thực, nếu biết rõ các động cơ tâm lý làm sai lệch ý nghĩa của ơn gọi linh mục. Sự sợ hãi,sự ức chế hoặc sự không ước ao phụ nữ không phải là những điều kiện tốt nhất để có thể đảm nhận đời sống độc thân linh mục và nó sẽ có ý nghĩa nếu nó xuất hiện như một nơi ẩn náu cho chứng loạn thần kinh.

Bù lại, người chủng sinh đang chuẩn bị dấn thân tự do và tự nguyện vào đời sống độc thân linh mục, sẽ đưa ra lựa chọn nầy vì yêu mến Thiên Chúa theo hình ảnh Chúa Kitô. Ngài sẽ không sống đời sống độc thân linh mục như là một sự thiếu thốn và càng không phải như một sự vỡ mộng,nhưng là như một sự trao ban con người mình cho Thiên Chúa và cho Giáo Hội của ngài, bằng việc chu toàn nó trong tình phụ tử thiêng liêng mà ngài sẽ phải thi hành.
Chính những động cơ thúc đẩy nầy sẽ cho ngài sinh khí và cho thấy rằng, cả khi tình dục vẫn luôn sống động trong toàn thể nhân cách, thì sự thể hiện sinh dục, theo bậc sống hiện tại của ngài, không bắt buộc.Cũng còn phải biết những gì người ta muốn và những ước muốn của người ấy được sống tring ý nghĩa nào. Những nghi vấn và những khó khăn có thể thỉnh thoảng xuất hiện, chúng sẽ được suy tư và hoàn tất dưới ánh sáng sự trao ban đời mình cho Chúa Kitô. Thiên Chúa là đối tượng tình yêu của người linh mục và để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa, linh mục tận hiến cho Người cuộc đời ngài. Trong những điều kiện nầy, người ta sẽ hiểu rằng người ta sẽ nhờ cậy đến các nhà tâm lý học vốn biết rõ động năng tâm linh nầy trong chiều kích vừa thuần tâm lý, nhưng cũng cả thiêng liêng nữa. Phần lớn chính các linh mục chuyên gia tâm lý học có bằng cấp đại học và có kinh nghiệm trong công việc tại bệnh viện, sẽ xen vào công viêc trong các chủng viên. Nếu không có, thì phải nhờ cậy những giáo dân cũng có chuyên môn nầy.

 

• Nguyên bản : De l’intervention des psychologues auprès des formateurs et des séminaristes
• Zenit 04 & 05.11.2008
Đức Ông Tony Anatrella – nhà tâm thần học và là chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý Xã hội

BTGH chuyển ngữ và giới thiệu
(còn tiếp một kỳ)

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.