Một cô giáo cấp một kể với tôi rằng: Cô không sao giảng dạy hay phân tích về những mẫu chuyện được cho là kể để rèn luyện thiếu niên, nhi đồng học theo gương Bác Hồ, mà hệ thống giáo dục cả nước đưa vào các trường tiểu học để nhồi sọ các thế hệ trẻ vì “Lợi ích trăm năm trồng người”. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Việt nam, và bè lũ cộng sản Đảng những người cần học hỏi và rèn luyện danh dự và nhân cách thì không bao giờ biết học và làm…
Một trong những mẩu chuyện về họ Hồ mà sách giáo khoa cấp một nhồi nhét cho các trẻ là mẫu chuyện về “Một que diêm”
“Thấy Bác tìm đóm châm lửa thuốc hút, Hào (Doãn Trọng Hào) nhanh nhẹn rút bao diêm trong túi mình ra, lấy một que định quẹt lửa mời Bác. Bác liền giơ tay ngăn lại: Chú để dành diêm mà nhóm bếp, Bác châm lửa ở trong lò cũng được. Ngừng một lát Bác hỏi Hào: Chú có biết phải qua tay bao nhiêu người mới làm ra một que diêm hay không ? Vì vậy, mỗi người khi dùng một que diêm, chúng ta phải nghĩ đến công sức của bao nhiêu người. Tất cả chúng tôi đều thấm thía lời dạy ấy. Bác đã dạy chúng tôi bài học sâu sắc về đạo lý làm người… Phải tiết kiệm từ vật nhỏ. Phải cần kiệm để xây dựng quân đội…” Cô nói tiếp trong một cái nhìn đối lập:
Mỗi lần dạy đến bài này, tôi chỉ cho học sinh đọc lướt qua và không bình giảng gì cả. Tôi thiết nghĩ chẳng có bài học nào hay ho và sâu sắc từ tấm gương này cả; vì nếu bác đã biết tiết kiệm một “que diêm”, thì bỏ luôn hút thuốc lá mới là đáng kính. Bác mà đã bỏ thuốc lá, thuốc lào, thì các cháu, các đồng chí đều bỏ thuốc mới là biết tiết kiệm trong quân đội và ích lơi hơn nhiều…
Thật mỉm may thay, một cô giáo lớp một còn biết như thế nào là dạy các em về sức khỏe và biết tiết kiệm huống chi một người lãnh tụ như họ Hồ há lại không biết sao ?
Đến đây, tôi lại nhớ đến một chuyện thật về những ngày sau năm 1975 tang tóc cho miền nam Việt Nam, một mẩu chuyện cho thấy cái “tài và cái đức” của ông Hồ Chí Minh ra sao, và những di sản và hậu quả tư tưởng của ông ta để lại.
Chuyện rằng sau 1975 bên thắng cuộc Bắc Việt muốn các thế hệ Miền Nam từ các cháu bé từ mẫu giáo, đến cấp một đều phải tôn sùng “Bác” và “Đảng” . Năm điều Bác Hồ dạy mà một trong khuôn mẫu nhồi sọ lớp trẻ Miền Nam Việt Nam:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, Lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Một em bé lớp 3 trường làng vừa học bài (em đọc vanh vách 5 điều bác dạy như con vẹt) vừa hỏi mẹ: “Mẹ ơi yêu tổ quốc, yêu đồng bào là gì hở mẹ ?”
Người mẹ – đang bận tay nai nịch đồ đạc để ngày mai đi thăm nuôi chồng là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đi học tập “cải tạo” theo chính sách của Bác và Đảng, mà sau này tôi biết được là anh đã chết bỏ thây ở nhà tù K54 Thanh Hóa, còn gia đình chị thì định cư ở Califonia theo chương trình HO nhân đạo của Hòa Kỳ – chị trả lời:
Yêu Tổ quốc – như bố con làm lính bảo vệ miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa
Yêu đồng bào – như mẹ con yêu bố đang chắt mót từng món ăn, từng đồng bạc để đi thăm nuôi bố đây.
Có lẽ câu trả lời của chị chỉ đơn thuần cho qua chuyện, nhưng mỉm may thay, chúng ta thấy được “cái tài và cái đức” của già Hồ đã làm gì cho một miền Nam Việt Nam, đó là đem đến:
Gia đình tan tác, sự trả thù của Miền Bắc.
Cái đói, cái khổ, phân ly, sợ hãi … và bỏ nước ra đi tìm tự do.
Dối trời, lừa dân của bọn cộng Sản.
Chúng ta có ngày hôm nay, sống trên mãnh đất bao dung đầy tình người này cũng là nhờ “già Hồ”. Tổng Thống Nga Vadimia Putin đã từng nói:
“Kẻ nào tin những lời cộng sản nói là không có cái đầu.
Kẻ nào làm theo lời cộng sản nói là không có trái tim.”
Chúng ta hãy xem phóng thái của họ Hồ người không có trái tim và cái dầu ra sao:
…Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà. (Pác bó hùng vĩ – Hồ Chí Minh)
Một bài thơ của Hồ Chí Minh lúc về hang Pác Bó cho thấy lòng tự cao, ngạo mạng, cậy dựa vào ngoại bang của ông. Con suối có tên Khuổi Mịn thì đặt là suối Lê nin, còn núi Phja Tào thì lại đặt là núi Các Mác…tính dân tộc còn đâu – Thảo nào mà bè lũ Cộng Sản con cháu “già Hồ” ngày nay luôn phải lòn cúi tụi Tàu Cộng, cho chúng lộng hành lấn đất, lấn biển tổ quốc ta…
“Tài” và “Đức” là hai yếu tố tốt cần thiết của những người lãnh đạo dám hy sinh bản thân mình cho quốc gia, cho dân tộc. Xưa nay, đạo đức và tài năng, nói một cách khác “tâm và tài” là hai tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất của một con người. Nhà thơ Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ, hơn ai hết, đã từng suy ngẫm và tâm đắc với chữ “tâm” nên ông đã khẳng định: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
Theo Nguyễn Du, đạo đức cần phải được coi trọng hơn tài năng. Tài năng rất cần thiết nhưng trước hết con người phải sống cho có đạo đức đã.
Tâm (Đạo Đức): Lòng dạ con người. Tâm của con người chủ yếu, trước hết là lòng thương người, lòng nhân ái, làm việc gì, nghĩ suy điều gì cũng hướng về cái thiện. Tâm của con người, hiểu rộng ra là đức độ, phẩm chất tốt đẹp của con người.
Tài: Tài năng, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp tinh xảo, năng khiếu tài hoa trí tuệ hơn người.
Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi ý nghĩ, lời nói và hành động của con người, người có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người.
Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu đạo đức, có tài nhưng thiếu cái tâm thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với xã hội bởi vì tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ. Tuy là xem trọng đạo đức, đặt cái tâm lên hàng đầu những cũng không được coi nhẹ tài năng, xem thường chữ tài. Con người tuy có đạo đức nhưng vô tài, thiếu năng lực thì cũng đành chịu, không sao giúp ích được loài người, xã hội, không thể đóng góp gì được vào sự nghiệp chung của đất nước, của lịch sử dân tộc.
Thế mới biết “Tài và Đức” giúp ích cho đời ra sao.
Cuộc đời và sự nghiệp cũng như tư tưởng của “họ Hồ” ra sao?…lịch sử sẽ phán xét và mọi con người Việt Nam trong và ngoài nước đều sẽ biết.
Riêng có một điều, “Tâm và Tài của Hồ Chí Minh thế nào, sự nghiệp ra sao …mà hơn 40 năm Đảng cộng sản Việt nam nhồi sọ những bài học chính trị vào đầu nhân dân miền Bắc cũng như miền Nam từ thiếu niên nhi đồng, đến lớp già thế nào mà mọi người chúng ta ngày nay phải “đi thăm bác” mỗi ngày.
Tháng 01 năm 2016
Views: 0