“Gíao dục là vấn đề đầu tiên mà các Nghị phụ phải đề cập”
TÀI LIỆU LÀM VIỆC CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG ĐỀ CẬP ĐẾN
ĐÀO TẠO LINH MỤC & KIẾN THỨC CỦA GIÁO DÂN.
ANDREA GAGLIARDUCCI
07/02/2014
Đức hồng y Peter Erdo, TGM TGP Esztergom-Budapest và là người trình bày chính của Thượng Hội Đồng về Hôn Nhân và Gia Đình, nói hôm 26/06 tại Phòng báo chí Vatican:
Tài liệu làm việc (TLLV) ngày 27/6 của THĐ Giám Mục cho THĐ sắp tới về Hôn Nhân và Gia Đình không chứa đựng những bất ngờ nào về mặt tín lý, nhưng lưu ý rằng các tín hữu cũng như các thừa tác viên của Gíao Hội phải nhận thức đầy đủ về giáo huấn của Giáo Hội.
Những người tham dự THĐ sẽ dùng tài liệu nầy để chuẩn bị cho hội nghị vào 5 – 16/10. Được chia làm ba phần và dựa vào các câu trả lời bảng 38 câu hỏi được gửi cho các HĐGM trên toàn thế giới. Tài Liệu Làm Việc nầy là một ảnh chụp nhanh về những thực tại mà tín hữu Công Giáo đang đối mặt trong xã hội ngày nay.
ĐHY Peter Erdo cho biết: “THĐ sẽ trình bày lại một phân tích về tình hình mục vụ và xã hội. Đó là giai đoạn đầu của một tiến trình rộng lớn hơn. Sau THĐ đặc biệt nầy, sẽ có một THĐ khác, vốn sẽ cung cấp một suy tư có chiều sâu hơn về việc làm sao giải quyết nhiều thách đố đối với các gia đình và,cùng lúc,làm sao để định giá gia đình như là đối tượng thiết thực của công cuộc Phúc Âm hóa”.
MỘT GIÁO DỤC TỐT ĐẸP HƠN.
Gíao dục là vấn đề đầu tiên mà các Nghị phụ phải đề cập. Theo TLLV nầy, các tài liệu về Huấn quyền gia đình được đưa ra sau CĐ Vatican II (nghĩa là soạn thảo công phu trên cách tiếp cận mới do CĐ nầy cung cấp), “có vẻ đã không có chỗ đứng trong não trạng của các tín hữu”. Thông tin nầy nhấn mạnh rằng “một số câu trả lời cho thấy rõ rằng có những tín hữu không hiểu biết gì về các tài liệu nầy,trong khi những tín hũu khác lại nêu lên rằng họ bị nhìn, đặc biệt bởi các giáo dân được chuẩn bị trước, như là “riêng biệt” hoặc “nhóm nhỏ” và đòi hỏi một nỗ lực nào đó để nhận và tìm hiểu họ. “Vấn đề là, thông thường những người không có được sự chuẩn bị thích đáng, gặp nhiều khó khăn khi đọc các tài liệu nầy”.
Liên kết với việc thiếu đào tạo của các tín hữu, là sự đào tạo các giáo sĩ. Tài liệu nầy của THĐ đã nói rằng theo phán đoán của một số các tín hữu, thì hàng giáo sĩ “không đủ rành rẽ với tài liệu về hôn nhân và gia đình, và cũng không có vẻ gì là có những nguồn thông tin giúp phát huy trong các lãnh vực nầy”. Các mục tử “thỉnh thoảng cảm thấy không phù hợp và kém sẵn sàng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tình dục, sinh đẻ, mà thường các vị chọn tránh né, làm thinh”.
Các câu trả lời từ bảng câu hỏi cũng nói lên “một sự không hài lòng nào đó với một số thành viên hàng giáo sĩ tỏ ra hờ hững với việc giảng dạy đạo đức, luân lý. Sự lệch hướng của họ khỏi giáo lý của Giáo Hội dẫn tới lẫn lộn trong Dân Chúa”.
Các đoạn 20 – 30 giải quyết luật tự nhiên và liên hệ của nó với các giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Bản văn nhận định, “đại đa số các câu trả lời và nhận xét,khái niệm về luật tự nhiên ngày nay hóa ra là,trong các bối cảnh văn hóa khác nhau, hết sức khó giải quyết,nếu không hoàn toàn khó hiểu”.
Ngoài ra, tài liệu nầy còn nói, “các câu trả lời nầy rất hay nhấn mạnh việc cần phải có một thừa tác vụ gia đình, để cung cấp việc đào tạo có hệ thống và phát triển về giá trị của hôn nhân như là một ơn gọi và sự tái khám phá việc làm cha làm mẹ như là một hồng ân”.
ĐGM Livio Melina,chủ tịch Viện Gioan Phaolô II ở Roma, nói với hãng tin Register hôm 27/06 rằng “Điểm nhấn của TLLV nầy về tầm quan trọng của việc đào tạo, nhắc nhở ta rằng sự chăm sóc mục vụ gia đình phải được đặt nền tảng trên chân lý” .
NHỮNG TÌNH HUỐNG MỤC VỤ KHÓ KHĂN.
Phần 2 của TLLV tập chú vào những thách thức chính mà các gia đình ngày nay pải đối mặt : tình trạng không có cha vốn “gây nên những sự thiếu cân bằng trong các hộ gia đình và sự không ổn định” trong căn tính tình dục nơi các con cái; sự sụp đỗ và tan vỡ các gia đình, “trên hết là việc ly dị và chia tách đôi vợ chồng”; bạo lực tình dục, buôn bán và bóc lột trẻ nhỏ; và sự lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông cũng như các mạng xã hội, vốn “có thể là một ngăn trở cho việc đối thoại giữa các thành viên trong gia đình”.
Những thách thức then chốt khác là di dân, nghèo đói, chủ nghĩa tiêu thụ, chiến tranh, tiếp cận với bệnh tật (đặc biệt HIV/AIDS) và sự khác biệt tôn giáo giữa các đôi kết hôn.
Tất cả những thách thúc nầy dẫn tới “những tình huống mục vụ khó khăn”, được đề cập trong phần thứ ba của TLLV.
“Từ khắp mọi nơi trên thế giới, các câu trả lời ghi nhận một con số ngày càng tăng các cặp hôn nhân sống thử không được công nhận theo tôn giáo hoặc dân sự và cũng chẳng đăng ký chính thức gì”.
Vấn đề “hôn nhân” đồng tính cũng được thảo luận. TLLV nầy nhận định rằng “các câu trả lời chống lại một cách rõ ràng việc đưa ra luật cho phép việc nhận con nuôi do những người kết hợp đồng tính, vì họ nhìn thấy một rủi ro cho lợi ích toàn diện của đứa trẻ, vốn có quyền có được một người mẹ và người cha, như Đức Thánh Cha Phanxicô vừa chỉ ra (diễn từ với các Thành Viên Văn Phòng Công Giáo Quốc Tế Trẻ Em,11/04/2014).
LY DỊ VÀ TÁI HÔN.
Trong khi thảo luận vấn đề coi sóc mục vụ đôi với các tín hữu Công giáo đã ly dị và tái hôn về mặt dân sự, TLLV ghi nhận những con số rất cao các tín hữu Công Giáo ly thân, ly dị hoặc ly dị và tái hôn ở Châu Âu và Mỹ, trong khi con số ầy thấp hơn ở Châu Phi và Châu Á. TLLV tiếp tục tập chú vào việc coi sóc mục vụ cho các trẻ em của các cặp đôi đã ly thân/ly dị.
Trong trường hợp của khả năng tiếp cận các bí tích đối với những người đang sống trong tình trạng sai giáo luật (những người ly dị tái hôn), TLLV lần nữa nói rằng cần thật sự tặp chú vào giáo dục, do “những người đang sống trong tình trạng sai giáo luật bày tỏ những thái độ khác nhau, từ việc hoàn toàn không nhận thức về tình trạng bất thường của mình cho đến việc họ chịu đựng một cách ý thức những khó khăn do tình trạng bất thường tạo ra”.
TLLV nầy nhấn mạnh sự cần thiết phải có lòng thương xót và chăm sóc mục vụ đối với những người đang thật sự chịu đau khổ trong những điều kiện bất thường và cũng nhấn mạnh những lời thỉnh cầu của một số các tín hữu, đặc biệt vùng Bắc Mỹ và Châu Âu,mong “tổ chức thủ tục hủy hôn. Về mặt nầy, họ thấy cần phải điều tra vấn đề quan hệ giữa đức tin và bí tích hôn phối, như được Đức Biển Đức XVI gợi ý trong nhiều dịp”.
ĐGM Bruno Forte,giáo phận Chieti-Vasto và là thư ký THĐ,chỉ rõ trong cuộc họp báo ngày 26/06, “Vị thuốc lòng xót thương không có mục đích tán thành những sự sụp đổ, nhưng mục đích là để cung cấp sự chào đón, sự chăm sóc và nâng đỡ cần thiết cho những kẻ bị bơ vơ. Nếu điều nầy không được nắm bắt rõ ràng, thì những gì mà THĐ sẽ nói hoặc tuyên bố về tình trạng của các cặp hôn nhân ly dị, ly dị tái hôn,sống chung, và những kết hợp đồng tính, sẽ bị hiểu sai”.
CÁC THÁCH THỨC TƯƠNG LAI.
Hiểu biết giáo huấn Giáo Hội liên quan đến ngừa tránh thai cũng đã được đề cập đến trong TLLV.
“Đại đa số các câu trả lời trong bảng câu hỏi,nhấn mạnh việc làm thế nào sự đánh giá về mặt luân lý những phương pháp hạn chế sinh đẻ ngày nay thông thường được nhìn nhận như là một sự xâm phạm vào đời sống riêng tư thân mật của đôi vợ chồng và là một sự xâm phạm tự do ý chí của lương tâm”.
ĐGM Melina nhấn mạnh rằng, “sau việc công bố Humane Vitae và cuộc khủng hoảng do việc đón nhận tài liệu nầy gây nên bên trong cộng đồng Giáo Hội, người ta đã quá tập trung vào những lý lẽ ngụy biện” và đó là lý do vì sao “đã làm mất hết khả năng triển khai, đón tiếp và nắm bắt thấu đáo tất cả sự phong phú và nét mới mẻ mà thần học thân thể của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tặng ban cho Giáo Hội”.
Đọc thêm: http://www.ncregister.com/daily-news/synods-working-document-addresses-priestly-education-faithful-knowledge/#ixzz36RQPGkpR
———————————————————————————————–
Andrea Gagliarducci là quan sát viên Vatican của Catholic News Agency
Views: 0