Uncategorized

Săn lùng kẻ trộm ở Vatican

Ba bức thư mới nhất được đăng hôm Chủ Nhật trên báo La Repubblica. Báo này nói họ nhận được tài liệu này sau ngày quản gia Paolo Gabriele bị bắt hôm 25 tháng 5.

 

Ðiều này dẫn tới nghi vấn Gabriele không phải là người duy nhất được đọc những thư từ bí mật của Vatican… Người cung cấp tài liệu này cho La Repubbica tố cáo thủ phạm thật trong vụ Vatileaks chính là hai vị Gaenswein và Bertone. (H.N.V. dịch từ MSNBC).

Ba bức thư mới nhất được đăng hôm Chủ Nhật trên báo La Repubblica. Báo này nói họ nhận được tài liệu này sau ngày quản gia Paolo Gabriele bị bắt hôm 25 tháng 5.

 

Ðiều này dẫn tới nghi vấn Gabriele không phải là người duy nhất được đọc những thư từ bí mật của Vatican… Người cung cấp tài liệu này cho La Repubbica tố cáo thủ phạm thật trong vụ Vatileaks chính là hai vị Gaenswein và Bertone. (H.N.V. dịch từ MSNBC).

Trong nhiệm vụ “thủ tướng” Toà Thánh Vatican,  ĐHY Tarcisio Bertone mang một trọng trách rất lớn, phức tạp và tế nhị,về cả hai mặt thế quyền và thần quyền. Thiếu sót là điều không tránh khỏi. Vụ “Vatileaks” chỉ là giọt nước làm tràn ly cho những chỉ trích, phê phán lâu nay bị dồn nén, nhất là từ báo giới, đặc biệt ở nước Ý và nói riêng là ở Roma. “Chuyện bếp núc” Vatican được dịp bị đem ra phơi bày. Nếu báo giới quy cho ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone  “tội” lộng hành,  lũng đoạn Vatican dưới “vỏ bọc” yêu mến và phục vụ Đức Thánh Cha, thì các nhà báo [chống ĐHY Bertone] cũng chẳng khác gì. Họ luôn [có khi một cách mặc nhiên] tỏ ra bênh vực Đức Thánh Cha. Song từ sự cay đắng, khắc nghiệt và không thiếu phần quy kết “võ đoán”,  đối với những Giáo Phẩm Cao Cấp, – đặc biệt mũi dùi tấn công tập trung vào ĐHY Bertone – họ đã vô tình (?) gây thêm rối ren cho Giáo Hội, chất thêm gánh nặng và đau khổ cho Vị Cha Già, vốn hai vai và tâm hồn đã đầy lao nhọc và gai nhọn trong suốt 7 năm Kế vị Thánh Phêrô, làm Đại Diện cho Chúa ở trấn gian (theo mô tả của họ : Cụ già 86 tuổi mặc áo trắng”). Bài viết của Sandro Magister dưới đây nói lên điều nầy. TU ES PETRUS chuyển ngữ và xin gửi để chia sẻ và cùng suy nghĩ, nhưng cũng để mời gọi CẦU NGUYÊN NHIỀU CHO GIÁO HỘI, CẦU NGUYỄN NHIỀU CHO ĐỨC THÁNH CHA VÔ CÙNG KÍNH YÊU CỦA CHÚNG TA.

SĂN LÙNG KẺ TRỘM Ở VATICAN

Tài liệu bị đánh cắp. Chất độc. Những vụ bắt giữ. Ở Giáo Triều La Mã, là chiến tranh. Việc bãi nhiệm chủ tịch ngân hàng. Những thao tác của ĐHY Bertone. Những người bạn giả dối của Đức Giáo Hoàng.

Sandro Magister

Không điên rồ như người ta tưởng. Kể từ khi người quản gia của Đức Thánh Cha bị vào tù, cảnh tượng nầy đã đột ngột thay đổi. Ở tâm quang cảnh nầy, không còn tranh luận về nội dung các tài liệu đã bị mất cắp. Có những tên trộm, chẳng chút do dự bày âm mưu nấp bóng một cụ già mặc áo trắng.

“Một quốc gia không được điều hành theo công lý, thì sẽ biến thành một lũ trộm”. Câu nói nầy là của Thánh Augustinô, nhưng Đức Biển Đức XVI đã trích dẫn nó trong Thông điệp đầu tiên của Người.” Thiên Chúa là Tình Yêu: (Deus caritas est), công bố năm 2005. Không chút nghi ngờ rằng đó sẽ là hình ảnh công khai mà Vatican sẽ bày ra, bảy năm sau đó. Một thành luỹ bị tàn phá bởi những vụ trộm không chừa một chỗ nào trong thành luỹ ấy, kể cả nơi thiêng liêng nhất là bàn làm việc cá nhân của Đức Giáo Hoàng.

Những tên ăn trộm, thật sự hoặc đoán chừng, các tài liệu của Vatican đồng loạt tuyên bố với báo chí, dưới vỏ bọc nặc danh, rằng nếu họ đã hành động như vậy, thì đó là vì tình yêu thương với Đức Giáo Hoàng, để giúp Người dọn dẹp nhà cửa bếp núc. Và quả đúng là không có một trong những việc xấu nào bị phơi trần trong các tài liệu bị mất cắp, liên quan bản thân Đức Thánh Cha. Nhưng còn đúng hơn, ấy là tất cả đổ xuống trên đầu Người, một cách không thương tiếc.

Vị giáo hoàng thần học gia nầy, người của những bài giảng lễ vĩ đại, người của cuốn sách dành riêng cho Chúa Giêsu, cũng chính là Đấng ngự trị trên một Giáo Triều đang chơi vơi lạc bến, vật chứa “ích kỷ, bạo lực, thù hận, bất hoà, ganh ghét”, nơi chứa tất cả những thói hư nết xấu mà Đức Thánh Cha đã bêu rếu trong bài giảng lễ Chúa nhật Hiện Xuống của Người và trong biết bao bài giảng khác trước đây nữa của Người, một cách vô ích.

Cũng chính vị Giáo Hoàng nầy đã muốn ĐHY Bertone làm quốc vụ khanh và tiếp tục giữ Ngài lại ở chức vụ của Ngài, mặc dù Người nhận thấy sự không tương xứng mỗi ngày một hơn.

 

*

Tại Vatican, hôm nay, ranh giới ngăn cách các hành vi trái phép và các hành vi chỉ xuất phát từ việc quản trị yếu kém, đã trở nên rất mong manh, hầu như không tồn tại.

Một bằng chứng sáng ngời về điều nầy đã được thấy trong những ngày vừa qua. Người quản gia của Đức giáo hoàng, Paolo Gabriele, chỉ vừa mới bị bắt vì tội ăn trộm các tài liệu trong phòng riêng của Đức Giáo Hoàng, thì ở tâm và chung quanh Viện Các công trình tôn giáo (IOR), ngân hàng Vatican, đã có một cú ‘sốc’ về một bạo lực chưa từng nghe thấy, lộ ra với cùng một sự tàn bạo trước tiên trong một thông cáo báo chí chính thức của chính Toà Thánh, sau đó trong một tài liệu nội bộ – mà người ta đã cố tình để lọt ra cho báo giới, hầu cho cả thế giới biết rằng chủ tịch của IOR, Ettori Gotti Tedeschi, đã bị tất cả các thành viên hội đồng giám sát ngân hàng từ bỏ.

Và lý do ông bị phủ nhận, người ta có thể đọc thấy, đó là ông rõ ràng không đủ năng lực để thi hành các chức năng nhiệm vụ của mình, bởi vì ông thường xuyên rời bỏ vị trí công tác, do sự không hiểu biết các bổn phận của ông, vì  cách ứng xử cá nhân “ngày càng lạ lùng” và tất nhiên, bởi vì ông bị nghi ngờ là đã phát tán những tài liệu mật. Tóm lại, một tổng số chín điểm chính để buộc tội không khác gì lăng nhục, đã được đem ra để bỏ phiếu và tán đồng từng điểm một do hội đồng giám sát gồm những nhà quản trị lừng danh: Ronaldo Hermann Schmitz, người Đức, từ Ngân Háng Đức; Carl Albert Anderson, nguời Mỹ,Hiệp Sĩ Columbus; Manuel Soto Serrano, từ ngân hàng Santander,người Tây Ban Nha và Antonio Maria Marocco, công chứng viên ở Turin và là người cuối cùng được kết nạp.

Năm 2009, ba người đầu tiên đã ủng hộ với sự đoan chắc việc bổ nhiệm ông Gotti Tedeschi vào chức vụ chủ tịch IOR. Và họ vẫn tiếp tục ủng hộ ông cho tới giai đoạn vừa qua, khi thấy có nhiều chống đối đột ngột giữa Gotti Tedeschi và tổng giám đốc ngân hàng, Paolo Cipriani, người có thế lực của đợi cận vệ. Đã hai tháng, hai người nầy không thèm nói với nhau một lời nào.
Thông cáo báo chí tuyên bố rằng Gotti Tedeschi đã là đối tượng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, kết thúc với việc loan báo một cuộc họp vào hôm sau,thứ sáu 25/05, của uỷ ban Hồng Y kiểm tra  của IOR, cơ quan duy nhất có thể làm cho kiến nghị của các cố vấn được thực hiện.

Cuộc họp quả là đã diễn ra,nhưng không có thông cáo báo chí đúc kết nào. Xét về khía cạnh chính thức, Gotti Tedechi chưa bị truất quyền và ông đang chuẩn bị khí giới để tự vệ.

Nhưng, bất ngờ, cuộc xung đột nầy đã di chuyển sang lãnh vực quan trọng nhất, nghĩa là uỷ ban Hồng Y, mà Hồng y Bertone là thành phần, đồng thời là chủ tịch của uỷ ban; nhưng còn có HY Attilio Nicora, người hầu như chưa bao giờ ăn ý với Ngài và cả HY Jean-Louis Tauran, người với tư cách là cựu bộ trưởng ngoại giao Toà Thánh, chưa bao giờ tiêu hoá nổi việc quốc vụ phủ được giao cho một kẻ chưa hề là chuyên gia ngành ngoại giao, như là HY Bertone.

Hai vị HY thành viên của uỷ ban nầy, một vị sống ở Ấn Độ, HY Telesphore Placidus Toppo và vị kia ở Brasil, HY Odilo Pedro Scheree. Cả hai vị vắng mặt có lý do.

 

*

 

Vấn đề chống đối cuối cùng giữa HY Bertone và HY Nicora là quy định được đưa vào trong Thành phố Vatican do việc ghi vào “danh sách trắng” quốc tế những quốc gia có các tiêu chuẩn chống lại nạn rửa tiền cao nhất. Hoàn toàn ngạc nhiên là trong thông cáo được hướng chống Gotti Tedeschi, không hề có ám chỉ nào về vấn đề gây bất hoà lớn nầy.

Để soạn quy định nầy, Gotti Tedeschi và HY Nicora đã kêu gọi tới hai chuyên gia lớn nhất người Ý về lãnh vực nầy, Marcello Condemi và Francesco De Pasquale, cả hai đã công tác cho ngân hàng nước Ý. Luật nầy, mang số 127 trong cách đánh số của Vatican, có hiệu lực ngày 01/04/2011.Trong bối cảnh nầy, Đức Biển Đức XVI, bằng một tự sắc, đã đặt cho Vatican một Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chính do HY Nicora làm chủ tịch và có những quyền hành kiểm soát tuyệt đối trên mọi vận chuyển ngân quỹ do bất cứ dịch vụ nào, nội bộ hoặc có liên kết với Tòa Thánh, thực hiện, bao gồm cả IOR và quốc vụ phủ.

Nhưng quy định nầy vừa mới đươc đưa ra, thì đã nổ ra cuộc phản công. Ban quản lý IOR, quốc vụ phủ và thống đốc phủ đã phản đối rằng cái kêu bằng quy định nầy làm mất đi chủ quyền của Vatican và rằng Vatican trở thành một “vùng đất” bị những thế lực ngoại quốc về vấn đề ngân hàng, chính trị và pháp luật bao vây. Các Vị nầy giao cho một luật sư người Mỹ mà các Vị tín nhiệm là Jeffrey Lena, viết lại luật nầy và, mùa đông vừa rồi, bằng sắc lệnh, các Vị nầy đã đưa vào thi hành một quy định thứ hai hạn chế quyền thanh kiểm tra của Thẩm Quyền Thông Tin Tài Chính, bằng việc bắt các quyền nầy phải nằm dưới quyền hành của Quốc vụ phủ.

Theo những người ủng hộ, thì quy định mới nầy cũng sẽ là quy định đáp ứng tốt nhất với những đòi hỏi quốc tế về mặt minh bạch.

Nhưng cả HY Nicora cũng như Gotti Tedeschi đều có ý kiến đối lập hoàn toàn. Họ cho rằng luật mới số 127 là “một bước lùi”, do nó mà Toà Thánh sẽ không được ghi tên vào “danh sách trắng”. Một phán quyết đầu tiên của các thẩm quyền quốc tế về quy định chống rửa tiền sẽ có hiệu lực ở Vatican được chờ đợi vào tháng bảy. Nhưng các đánh giá sơ bộ do các thanh tra của Moneyval(*) diễn tả sau hai vòng điều tra ở Vatican chẳng hứa hẹn đièu gì tốt lành. Phiên bản đầu của luật 127, được xem xét dưới 10 khía cạnh khác nhau, đều được 6 phiếu thuận và bốn phiếu không tán thành. Ngược lại, phiên bản thứ hai được tám phiéu thuận vá chỉ có hai phiếu không tán thành.

(*) MONEYVAL – The Committee of Experts on the Evaluation of Anti-Money Laundering Measures of the Council of Europe – Ủy ban các chuyên gia về đánh giá của các biện pháp chống rửa tiền của Hội đồng Châu Âu. Mục tiêu của MONEYVAL, được thành lập vào năm 1997, là để đảm bảo rằng các quốc gia thành viên có tại chỗ những hệ thống hiệu quả chống rửa tiền và tài trợ khủng bố và thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế có liên quan trong các lĩnh vực này. MONEYVAL có 28 nước thành viên thường trực và 2 tạm thời.

 

*

Nhưng,trong thời gian ấy, ở Vatican, đó là chiến tranh. ĐHY Bertone cũng thấy tự trách mình về chiến dịch mà Ngài tung ra năm 2011, việc dùng tiền của IOR giành lấy bệnh viện tiên tiến San Raffaele, được thành lập ở Milan do một linh mục có vấn đề, Luigi Verze, đang nợ nần chồng chất. Ban đầu, Gotti Tedeschi ủng hộ việc mua bán, nhưng rất mau sau đó ông nhảy qua phe đối lập, trong đó có HY Nicora và HY Angelo Scola, GM Milan vừa được bổ nhiệm, cũng như chính Đức Biển-Đức XVI. Sự chống đối rất mạnh mẽ của các Ngài đối với kế hoạch mua bán nầy không chỉ do việc dính líu trực tiếp Toà Thánh trong một việc trần tục quá cách xa các mục đích thiêng liêng, má còn do việc, ở bệnh vuện San Raffael và ở đại học liên kết với bệnh viện nầy, người ta thực hiện các hoạt động và giảng dạy đối nghịch tỏ tường với giáo lý Công giáo và chắc chắn là không thể thay thế một lúc hàng loạt các bác sĩ, các nhà nghiên cứu và các giáo sư.

Cuối cùng, HY Bertone đầu hàng và bệnh viện San Raffaele đã được một nhà thầu người Ý hàng đầu trong lãnh vực y tế, Giuseppe Rotelli, mua. Nhưng vị quốc vụ khanh tở mở khó lòng từ bỏ giấc mơ thành lập một điểm cực bệnh viện Công giáo đặt dưới sự kiểm soát và dưới sự điều hành của Vatican. Đó chính là điều mà một trong các kế hoạch thất bại của Ngài chứng minh cho thấy : việc chinh phục bệnh viện đa khoa Gernelli, gắn liền với đại học Công giáo Thánh Tâm, ở Roma và trở nên nỗi tiếng trên thế giới vì đã đón nhận và điều trị cho Đức Gioam-Phaolô II.

*

Để chiếm được bệnh viện đa khoa Gernelli, buộc phải đi qua sự kiểm soát của cơ quan sáng lập và khởi xướng Đại học Công giáo, Viện Toniolo, ngay chính nó cũng bị HĐGM Ý kiểm soát và theo truyền thống do Đức TGM Milan làm chủ tịch.

Từ nhiều năm qua, Viện Toniolo là đối tượng của một cố gắng đổ bộ với mục tiêu bằng mọi cách tống khứ những người điều hành thân cận nhất với ĐHY Camillo Ruini, người làm chủ tịch HĐGM Ý (CEI) cho tới năm 2007. Cuộc tấn công năm 2009 nhằm chống lại Dino Boffo, thành viên Viện Toniolo và là giám đốc nhật báo của CEI “Avvenire”, bị tố cáo là đồng tính, những lời tố cáo sau đó được công nhận là sai do chính tờ báo đã phổ biến chúng, là thời khắc tàn bạo nhất trong trận chiến nầy. HY Bertone đã không bênh vực ông. Tệ hại hơn, chính vào thời điểm quyết định của cuộc tấn công chống lại ông, vị giám đốc của tờ nhật báo do Quốc vụ phủ Vatican in ấn, tờ “Osservatore Romano”, Giovanni Maria Vian, đã dội bom Boffo bằng những lời chỉ trích trong một buổi phỏng vấn không thương xót dành cho tờ “Corriere della Sera”. Ngày nay, không cần phải đọc những bức thư đầy muộn phiền do Boffo viết vào thới kỳ nầy, nằm trong số các tài liệu của Đức Thánh Cha bị mất cắp. Mọi người nay đã rõ phần cốt yếu của động cơ các sự kiện.

 

*

 

Chiến dịch San Raffaele, cuộc tấn công chống Boffo, nỗ lực chiếm bệnh viện đa khoa Gernelli, tham vọng của HY Bertone làm người thay thế ở CEI trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội ở Ý. Tất cả đều xảy ra. Năm 2010, Vị Quốc Vụ Khanh “bất trị”, khẳng định mình hành động theo chỉ thị của Đức Biển Đức XVI, đã đi đến chỗ viết thư gián tiếp báo cho HY Dionigi Tettamanzi nên từ chức chủ tịch Viện Toniolo. Vị TGM Milan nỗi giận và Đức Biển Đức XVI, sau khi đã triệu tập hai bên đối kháng, đã cho bên thứ hai thắng thế. Bức thư ấy cũng đã bị đánh cắp và công bố. Song cả nơi ấy nữa, ai cũng đã biết câu chuyện. Ngày nay chức chủ tịch Viện Toniolo đã được truyền mà không gặp khó khăn, cho người kế nhiệm HY Tettamanzi ở Toà TGM Milan:  Đức hồng y Scola [người được cho là có khả năng được bầu lam giáo hoàng. ND].

 

*

Trong bức thư gửi cho các giám mục toàn cầu, năm 2009, Đức Biển Đức XVI đã đưa ra lời cảnh báo nầy : “Nếu anh em cắn xé nhau và nuốt chửng nhau, thì hãy coi chừng: anh em sẽ huỷ diệt nhau”. Đức Thánh Cha mượn câu nầy của Thánh Phaolô vì đã có những chống đối nhau dữ dội ngay trong lòng cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.

Cũng thế, vào thời Chúa Giêsu,giữa các tông đồ đã có những người tranh cãi nhau để có được những chức vụ đem lại quyền hành và đã có những người phản đối chống lại sự hoang phí dầu thơm quý đổ trên bàn chân Thầy, trong khi “lẽ ra có thể đem bán và lấy tiền cho người nghèo”.

Đức Biển Đức XVI có sự tế nhị và sự khiêm nhường để không bao giờ đồng hoá mình với Chúa Giêsu. Nhưng Người biết gắn kết với Chúa Giêsu. Ngày 21/05 vừa qua, khi nâng ly nhân một bửa ăn với các hồng y, Đức Thánh Cha kết thúc với tin tưởng : “Chúng ta ở trong ê-kíp của Chúa Giêsu, và như vậy là ở trong ê-kíp khải hoàn”. Song mệt mỏi biết bao,khi tất cả đều chống lại Người, kể cả “dưới mặt nạ việc lành”. Ngay sau câu nói ấy,Đức Thánh Cha đã trích dẫn Thánh Augustinô: “Mọi lịch sử đều là một trận chiến giữa hai tình yêu: yêu bản thân đến mức coi khinh Chúa; yêu Chúa đến độ coi thường bản thân”. Và Người nói thêm : “Chúng ta đang ở trong trận giao tranh và trong trận giao tranh nầy, điều quan trọng là phải có các bạn hữu. Và những gì liên quan đến tôi, ấy là tôi được các bạn hữu thuộc hồng y đoàn vây quanh bao bọc. Tôi cảm thấy an tâm khi có họ đồng hành”. Tương tự, ngày 29/05, Cha Federico Lombardi [giám đốc văn phòng báo chí Vatican.ND] đã trấn an : “Không có hồng y nào trong số những đối tượng bị điều tra hoặc bị nghi ngờ”. Nhưng, dù không làm phiền các nhân viên cảnh sát, tất cả các hồng y “bạn hữu” không cùng chơi thành đội như Đức Thánh Cha chờ mong.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.