“Tết, tết, tết, tết đến rồi !
Tết,tết, tết, tết đến rồi !
Tết ,tết, tết, tết đến rồi!
Mừng ngày tết trên khắp quê ta” ( Từ Huy)
Bài hát đón Tết với âm điệu rộn rã niềm vui, đuợc nghe thuờng xuyên trong những ngày cận tết diễn tả sự rộn ràng của mọi nguời, mọi nhà để chào đón tết về. Trong các xóm lao động theo truyền thống đi tới đâu cũng thấy nhà nhà lo tổng vệ sinh, lư huơng bàn thờ chân nến đuợc đánh bóng, vật dụng nhà bếp đuợc đem ra chà rửa, nhà cửa cũng đuợc sơn phết lại họặc rửa sạch sẽ. Ngòai ra truớc đó các bà nội trợ đã lai rai chuẩn bị làm những món tết truyền thống như dưa món, củ kiệu, dưa hành. Món tết tôi thích nhất là món củ hành ngâm chua ăn với bánh chưng bánh tét. Có nhà siêng hơn còn tự tay làm mứt, những món dễ làm như mút gừng, mứt chùm ruột vì mứt mua ở chợ sợ không đảm bảo vệ sinh. Thỉnh thỏang có nhà có nồi bánh chưng nấu truớc sân, chị em phân công nhau trông nồi bánh. Trong nhà mẹ và con gái hay chị em lăng xăng lít xít bận rộn cả ngày nhưng mà vui! Đó là lúc tình gia đình gắn bó, gần gủi vì cùng nhau chuẩn bị đón tết về! Đúng là nguời nguời đón tết, nhà nhà đón tết.
Đón tết về không quên nguời đã khuất, nên tuần lễ truớc tết, gia đình nào có nguời thân đã mất đều nhớ đem theo hoa đèn, nhang đi viếng nguời thân ở các nghĩa trang, kể lể tâm tình và xin phù hộ con cháu trong năm mới! Một sợi dây liên kết giữa nguời sống và nguời chết trong gia đình nhân dịp Xuân về. Đó là cái tình nghĩa “truớc sau” và “kính nhớ tổ tiên”của nguời Việt Nam. Nguời nào ở quê thì chộn rộn sắp xếp về quê ăn tết ( theo thống kê có hơn một triệu nguời rời Saigòn về quê ăn tết) vì theo truyền thống Việt Nam ngày Tết là ngày gia đình sum họp, đầm ấm vui vầy bên nhau để cùng chúc tuổi ông bà, cha mẹ và chúc tuổi lẫn nhau một năm mới đuợc nhiều điều may lành. Hy vọng truyền thống này sẽ còn đuợc nhiều gia đình việt Nam tiếp tục giữ gìn dù sống ngòai quê huong.
Riêng phố xá trung tâm Sàigòn lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp tưng bừng đèn hoa đủ kiểu, đủ dáng, đủ màu sắc đuợc thắp sáng làm tăng thêm nét rực rỡ chào đón tết của thành phố.Trên đuờng Nam Kỳ khởi nghĩa (Công lý cũ) đèn hoa là dáng những chú ngựa bay, còn trên đại lộ Thống nhất thì đèn hoa là những chú chim câu đậu quanh trái đất. Sang đuờng Đồng khởi (Tự Do cũ) là những đóa hoa Mai vàng rực rỡ, (hoa Mai tuợng trưng cho mùa Xuân miền Nam) suốt con đuờng đi. Các công trình đèn hoa này đuợc bảo trợ bởi các công ty hoặc ngân hàng lớn. Các trung tâm mua sắm lớn cũng không chịu thua kém, hai bên mall “Union Square” lớn mới mở (khu Eden cũ) là những chậu hoa Mai, hoa Đào lấp lánh ánh đèn màu chấp chới thu hút khách du Xuân tới chụp hình.Phía trong Mall này cũng như Mall Vincom mói mở gần đó, đều có máy lạnh, sạch sẽ sáng bóng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng có lẽ nhân viên bán hàng nhiều hơn khách mua hàng. Mỗi cửa ra vào đều có nhân viên mặc bộ vest đồng phục lịch sự đứng chờ sẳn chỉ để làm nhiệm vụ mở cửa cho khách buớc vào hoặc buớc ra. Quả “khách hàng là thuợng đế”! nhưng khi mua hàng thì thuợng đế bị “chém đẹp”, giá hàng đuợc tính theo đơn vị triệu (ví dụ một sợi dây chuyền mặt đá đuợc ghi 2. 565 (có nghĩa là 2.565 triệu đồng = 1285 $US)…
Mặt truớc thuơng xá Rex. ( bây giờ là Channel) ngay góc với công truờng , phía trên cao là một bảng điện màu hình 2 con ngựa đang “hí” với nhau cùng dòng chữ “Mừng Xuân giáp Ngọ 2014” lấp lánh ánh điện màu lung linh. Đối diện bên kia là khu thuơng xá Tax cũng có tuợng hai con ngựa đang phi nuớc đại với dòng chũ “Chúc Việt Nam thịnh vuợng” Giáp Ngọ 2014. Đèn hoa trên đuờng Lê Lợi là những cánh hoa Đào hồng thắm ( tuợng trưng cho mùa Xuân miền Bắc) với câu “Chúc mừng năm mới” kéo dài suốt suốt tới chợ Bến Thành. Dọc đuờng Lê Lợi du khách tấp nập dạo chơi, chụp hình. Tôi thấy có gian hàng bán thiệp “cắt nghệ thuật” rất lạ mắt và đẹp!. Họ cắt giấy nghệ thuật thế nào mà ở giữa thiệp khi mở ra là mô hình nhà thờ Đức Bà Saigòn, chợ Bến Thành, cyclo chở cô gái Việt Nam trong tà áo dài, dễ thuơng nhất là hình ảnh cô gái Việt Nam chạy xe đạp với giỏ xe chở đầy hoa Xuân khiến tôi liên tuởng tới câu hát :
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa Xuân(Phuợng)
“Em chở mùa Xuân (hè) của tôi đi đâu?"
Thật là khéo và đầy tính nghệt thuật, tôi đứng xem mãi mà chân không muốn buớc đi, nên tuy không có nhu cầu mua thiệp, nhưng cũng mua vài tấm làm kỷ niệm về hình ảnh quê huơng ( giá chỉ 1-3 đô).
Xuống tới chợ Bến thành, thì con đuờng hai bên hông chợ đang mở chợ đêm (cao trào mở chợ đêm hình như bây giờ tỉnh thành nào cũng có) với tấp nập du khách nuớc ngòai. Một phía bán quần áo, đồ mỹ nghệ và trang sức…Tôi thấy nhiều du khách thích mua T-Shirt có in chữ Việt Nam hay Sàigòn (Sàigòn vẫn là tiếng gọi trên môi của nguời dân ở đây). Phía còn lại bán thức ăn, nổi bật nhất là gian hàng “Hai Lúa” (Food Country), (như vậy là Hai Lúa cũng có giá lắm nghen! ) Các cô phục vụ mặc áo bà ba, đầu quấn khăn carô đang đứng nuớng bên lò than hồng rực nóng những món ăn rất hấp dẫn như : cua, sò, tôm càng, cá..Quán này đuợc du khách ngọai quốc chiếu cố đông nhất. Họ ăn rất thích thú rồi quay phim chụp hình…
Điều ngạc nhiên là trong dòng nguời du khách, tôi thấy rất đông phụ nữ mặc y phục theo kiểu Hồi giáo, đầu trùm khăn kín, họ đi từng nhóm đông mua sắm với nhau ở các gian hàng bán y phục Hồi giáo . Có khá nhiều gian hàng đủ loại cho cả nam lẫn nữ từ cấp, bình dân cho tới cấp sang với những khuôn mặt model đội khăn rất đẹp! đặc biệt là nguời bán hàng nói tiếng nuớc họ…Như vậy là họ có vẽ thâm nhập sinh họat Saigòn khá sâu! Ở con đuờng nhỏ bên cạnh tôi còn thấy cả những xe đạp bán thức uống bình dân cho họ với những dòng chữ “ngoằn ngoèo”, chắc là kê ra nhiều loại nuớc uống khác nhau.
Sau khi trả tiền mua cái chụp tóc, tôi thấy cô bán hàng quay sang mời chào những phụ nữ này bằng tiếng nuớc họ, tôi tò mò hỏi thăm:
– Em đang nói tiếng nuớc nào vậy ? họ là nguời nuớc nào?
– Malaisia, Indonesia
– À, thì ra vậy làm tôi cứ ngỡ họ là Iran, Iraq.
Tôi cũng phục tài lanh lẹ của các cô gái bán hàng việt Nam, tiếng nuớc nào họ cũng nói đuợc cả : Anh, Pháp, Tàu, Nhật, Đại Hàn và bây giờ cả Malaisia.
Ngòai ra trên đuờng phố Saigòn dạo này xuất hiện rất nhiều xe bánh mì với thịt nuớng trên ống xoay tròn kiểu Thổ nhĩ kỳ (Turkey), có nơi còn bán bánh mì túi, kiểu Trung đông. Bây giờ Saigòn du nhập nhiều món ăn Quốc tế như món Thái, Nhật, Đại Hàn, có cả siêu thị Thái và Nhật ( tuy giá khá đắt!).
Ngay góc đừờng Trần Hưng Đạo tiếp giáp với công truờng Quách thị Trang, chợ Bến Thành là một cửa hàng Mc Donald lớn, treo bảng sắp khai truơng ( nghe nói con rễ thủ tuớng Dũng đã ký đuợc hợp đồng cộng tác làm ăn với Mc Donald của Mỹ ở Việt Nam). Trên đuờng Nguyễn Trãi nhiều của hàng treo bảng big sale 50%, tôi thấy có tên hiệu giày Skechers ( Mỹ) mà tôi thuờng mang.. , nhưng so ra thì đắt gấp đôi giá ở Mỹ. Phố xá chỗ nào cũng tấp nập đông vui, nhiều bảng hiệu “Ăn là Ghiền” từ bánh xèo, bánh khọt, tới xôi lá chuối…thứ nào cũng là lời mời gọi hấp dẫn đối với những tâm hồn ăn uống!
Thỉnh thỏang dọc lề đuờng tôi lại thấy bảng quảng cáo “May mắn Đô la vàng mừng tuổi”. Đó là lọai đô la nhựa mica màu vàng in hình tờ đô la ( có 2 lọai : 2$ và 100$ giá từ 20k = 1$US ) trông giống y như thật. Nguời ta dùng để mừng tuổi nhau nhân dịp tết về, hoặc bỏ vào bóp lấy hên đầu năm.Có thế đó là mốt mừng tuổi mới của tết 2014, vậy mới biết ảnh huởng của Mỹ bắt đầu thâm nhập mạnh vào các sinh họat Việt Nam.
Một nét văn hóa đáng quý của Saigòn mỗi độ Xuân về là hình ảnh những tà áo dài, những ông Đồ ngồi “cho chữ”( Thư Pháp) hoặc vẽ tranh truyền thần. Như vậy là hình ảnh đẹp ngày xưa đã đuợc phục hồi:
“Mỗi năm hoa Đào nở,
Lại thấy Ông Đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông nguời qua..” ( VĐL)
Chỉ khác là ông Đồ ngày nay đa số đều còn trẻ, sinh viên các truờng Mỹ Thuật. nhưng các “cụ” cũng mặc áo dài đen đội khăn đóng đàng hòang ngồi viết “cho chữ”. Hai địa điểm lớn là truớc Nhà Văn hóa Thanh Niên và Cung Văn Hóa Lao động. Phòng ông Đồ hoặc phía sau lưng ông đuợc trang trí sắc Xuân với Mai vàng rực rỡ, bánh chưng, bánh Tét xanh, lồng đèn ngủ sắc và các bức Thư Pháp. Cảnh Xuân xưa này thu hút các cô gái mặc áo dài tới chụp hình rất nhiều.
Tết càng gần, chợ hoa càng xuất hiện nhiều nơi, nhưng chợ Hoa Tết lớn nhất là chợ Hoa ở công viên 23/9 ( ga xe lửa Saigòn cũ). Nguời đi tấp nập, ngắm hoa mua hoa đủ các lọai, nhưng nổi trội nhất vẫn là màu vàng rực tuơi của các chậu hoa Cúc, hoa Vạn Thọ đủ lọai đua nhau khoe sắc thắm:
“Xuân về với ngàn hoa tuơi sáng
Ta muốn luôn luôn cuời cùng hoa ”.
Có lẽ vì thế mà nhiều nguời thích cuời tuơi đứng cạnh những “rừng hoa” rực rỡ để chụp hình. Có nhiều gia đình cùng đi du Xuân, các em bé xúng xính trong tà áo dài truyền thống chụp hình chung với Mẹ, thật là hình ảnh gia đình vui vẻ dễ thuơng! Năm nay có lẽ vì thời tiết bất thuờng nên hoa Mai tuơng đối ít. Hoa Dào tuy nhiều hơn, nhưng có vẽ kém tuơi! Nhiều nhất và đuợc tạo dáng cảnh đủ kiểu là cây Tắc. Những cây tắc xum xuê trái, đuợc ghép thành hình những con rồng và đặc biệt là các chú ngựa ( vì năm nay là năm lên ngôi của chú mà). Có cả hình tháp Eiffel. Những mô hình cảnh này đuợc rất nhiều nguời chiếu cố chụp hình ( tiền trả cho cây cảnh là 5k = 25 xu). Đi ngang những gian hàng trưng bày cây Phát Tài, tôi thấy họ kết thành những con thuyền với hàng chữ phía duới “Thuận Buồm Xuôi Gió”, thật là một lời chúc đấy ý nghĩa trong dịp năm mới! Nhưng lạ mắt là gian hàng Buởi Nghệ Thuật, trái buởi đuợc phát triễn theo hình trái bầu và ở da buởi nổi lên chữ TÀI, hoặc LỘC. Giá bán cho một giỏ đựng cặp buởi Tài Lộc là 800k = $40. Giá khá đắt vì nhiều công phu nhưng thấy nguời ngắm và chụp hình chứ không thấy ai mua!
Tôi và chị bạn lang thang sang phía bên kia vì có cả rừng hoa Hứớng Duơng thu hút, nhưng có lẽ vì ban đêm ánh điện chiếu khắp nơi, nên hoa mất phuơng huớng chắng biết “trông theo” mặt trời ở huớng nào? nên hoa huớng tứ phía! Tôi thầm nghĩ : đôi khi trong cuộc đời nhiều lúc “nguồn sáng” khắp nơi, cũng làm ta bối rối mất phuơng huớng không biết đâu là ánh “mặt trời chân lý” thật để noi theo! Sang gian hàng bên cạnh thấy trên bàn có 2 bình “hoa” với những cọng thanh, màu trắng trông lạ, đẹp, hỏi thăm mới biết đó là “Hoa Cau” Tôi chợt nhớ lần rồi khi đi thăm một khu du lịch nhìn thấy hoa trắng nhỏ li ti rơi đầy lối đi, hỏi thăm mới biết đó là hoa Cau như trong bài hát “Hoa Cau rụng trắng ngòai thềm”, Hát câu đó hòai mà bây giờ mới biết mặt hoa cau. Thật thú vị ! Bây giờ lại là một lọai hoa cau khác chăng ?
Buớc tới khu kế bên, tôi ngạc nhiên trầm trồ sao mà họ trồng hay quá!, Những cây thanh long thấp mà lại quá nhiều quả chi chit chung quanh, quả lại to đẹp. Bạn tôi cuời cho biết đó là do họ ghép trái vào nên cây mới nhiều quả như thế!…thì ra là vậy !
Buớc sang cửa hàng “khiếm thính” để ủng hộ các em, tôi thấy các em vẽ (copy) tranh khá khéo, tôi nhìn thấy hàng tranh treo ở phía sau có tranh Tổng Thống Obama tuơi cuời, cạnh đó là tranh Hoa Đào ở Washington DC, như vậy chúng tỏ nuớc Mỹ đã ảnh huởng vào đời sống văn hóa Việt Nam khá nhiều. Có lẽ vì thành phần du học sinh Việt Nam sang Mỹ khá đông! Nhưng bức tranh tôi thích nhất là hình một cặp ngựa (1 nâu, 1 trắng) ghé đầu vào nhau như chia xẻ tâm tư hay nâng đỡ nhau. Đó cũng có thể là hình ảnh tuợng trưng cho sự “chấp nhận nhau dù khác biệt nhau” mà có lẽ mỗi gia đình nên bắt chuớc! Uớc gì trong năm mới con ngựa này mọi nguời cũng sẽ “nâng đỡ” nhau, “chấp nhận” nhau như “Tình Ngựa” trong bức tranh này, thì cuộc sống “Tình Nguời” sẽ ấm áp biết bao!
Truớc khi ra về chúng tôi đi ngang qua gian hàng “Hoa tuơi mãi mãi”. Đây không phải là lọai hoa bất tử, mà là hoa thật, nhưng với kỷ thuật hiện đại sấy khô tinh vi, nên hoa vẫn giữ đuợc màu sắc và nét tuời thắm của mình mãi mãi. Lần rồi khi tham dự Festival Hoa Đà Lạt, tôi đã đuợc chiêm nguỡng rất nhiều hoa tuơi lọai này, thật xinh đẹp, tuơi thắm như “hoa sống thật” cho tới khi nghe giới thiệu về lọai hoa mới này mới biết !. Tôi chợt nhớ tới một câu hát của Phạm Duy:
“Có một vài tóc trắng thầm mơ
Uớc cho hoa nở mãi không già!”
Bây giờ với kỷ thuật tân tiến, uớc mơ đó đã thành sự thật “Hoa nở mãi không già”, chỉ có con nguời là phải già và phải chết, dù có muốn níu kéo lại cũng chỉ thêm đuợc một thời gian thôi, rồi cũng “tàn”! như chính tác giả của bài hát.
Bởi vậy “tuổi già” phải sống sao cho:
“Xuân đến, Xuân đi lòng tự tại
Trăng tròn, trăng khuyết dạ thong dong”.
Hội Hoa Xuân – Tao Đàn
Buổi tối Minh Hằng rủ tôi đi Hội Hoa Xuân – Tao Đàn, cùng với 2 con, nhưng sau khi sóat vé vô cổng rồi thì 2 đứa nhỏ tách ra đi riêng. Bởi vậy luôn luôn có khỏang cách giữa 2 thế hệ, đám trẻ thuởng thức cuộc sống khác với thế hệ nguời lớn,đơn giản như việc nghe âm nhạc cũng đã thấy “một trời cách biệt” rồi! Khi nghe nhạc của đám trẻ thì nguời lớn chỉ thấy “nhức đầu” ! còn đám trẻ khi nghe nhạc nguời lớn chỉ thấy “buồn rầu”!
Hội Hoa Xuân có hơn 6000 hiện vật, chia làm nhiều khu vực với nhiều lọai hoa và các lọai hình khác nhau! Năm nay năm ngựa, nên ngựa xuất hiện khắp nơi, cổng vào nào cũng thấy ngựa là ngựa! Ngay cổng chính đi vào bốn con ngựa đang phi nuớc đại kéo bánh xe thời gian về phía truớc đuợc rất nhiều nguời chiếu cố chụp hình.. Khu đầu tiên tôi ghé thăm là khu bonsai, có rất nhiều cây bonsai đẹp,”mỗi cây, mỗi vẽ”, nhưng nổi bật nhất vẫn là bonsai hơn 60 tuổi với chiều dài hơn 6 m, nhìn như một khu rừng tí hon thu hút rất nhiều du khách đến chụp hình. Khu tôi thích nhất là khu sưu tập Hoa Sứ, có 2 cây sứ quý hơn 30 tuổi đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu, Sứ chẻ gốc thân đuợc các nghệ nhân đan lại như cái giỏ hay đuơc các nghệ nhân tạo hình tự nhiên theo ý tuởng của mình, có khi là các con thú, như con voi ,con rắn, con trâu…Có khi là các nàng hầu đội đèn, các cô gái dâng hoa với nhiều dáng vẽ rất nghệ thuật.
Khu thu hút sự chú ý của tôi chính là khu Thư Pháp với nhiều câu hay và rất ý nghĩa, đáng cho chúng ta suy ngẫm:
“Tài sản lớn nhất của Đời Ngừoi là SỨC KHỎE và TRÍ TUỆ”
“Peace of mind is the best of Happiness”
“Đời như GIẤC MỘNG, nghĩ chi cho mệt”
Nhìn lên cao, tôi chỉ cho Minh Hằng một câu khá “triết lý” mà chị bạn thân vẫn thuờng luôn nhắc nhỏ tôi :
“Hãy biết ơn những ai làm cho ta đau khổ và phiền não
Vì họ đã giúp ta tiêu trừ Nghiệp Chuớng”
Tôi bảo MH;
– Em hãy lo học thuộc câu này để lòng dễ cảm thấy bình an
– Thì em cũng biết vậy, rán nhịn nhưng có nhiều lúc cũng tức quá, vì mình cũng là con nguời!
Tôi cuời nói tiếp
– Vậy thì cô tặng em một câu hát : “Lâu dần đời mình cũng quen” (VTA).
Tôi thầm nghĩ chẳng lẽ Hạnh Phúc và sự yên ổn trong gia đình đuợc làm bằng sự chịu đựng, nhẫn nhịn, nuốt nuớc mắt vào trong của phụ nữ? như vậy thì cuộc sống làm gì còn niềm vui ? Chẳng lẽ các ông chồng “gia truởng” Việt Nam thích xây dựng mái ấm gia đình mình với Hạnh Phúc kiểu này sao???
Bên cạnh là khu gổ tạc tuợng, phải công nhận những công trình tạc tuợng gổ thật công phu ! Các Nghệ nhân tạo ra những Đại Bàng đang tung cánh, to gần bằng nguời thật, rồi bò rừng, rồi thiếu nữ e ấp trong tranh..Biết bao nhiêu là công sức và tim óc bỏ ra khi làm nên những tác phẩm nghệ thuật này.
Rời khu này chúng tôi lần đến khu triễn lãm Cá với nhiều lọai Cá khác nhau cho những nguời yêu cá tha hồ thuởng lãm : cá koi, cá Mập, cá chép, cá Lăng…Nghe nói có hội thi “Koi Show” cho các nàng cá tha hồ vẫy vùng khoe sắc khoe tài… Hội thi quy tụ hơn 60 cá Koi lớn và 30 cá Koi nhỏ. Có 3 giám khảo nguời Nhật thuộc hội Nishikigoi cùng tham gia chấm điểm theo các tiêu chuẩn: màu sắc, kiểu dáng thân cá, độ khỏe mạnh (y như thi Hoa Hậu!). những nàng cá đọat giải sẽ để lại cho nguời dân tham quan tới 5 tết.
Buớc tới khu triễn lãm các lọai đá quý với những mãnh đá to, nhỏ mang nhiều hình dáng khác nhau, màu sắc long lánh xinh đẹp màu: hồng, tím, xanh, xám…”mỗi màu mỗi vẻ” của các tỉnh thành từ cả nuớc mang về triển lãm.
Phía cổng đuờng Truơng Định là hình ảnh chú Ngựa dũng mãnh đứng giữa vuờn hoa khoe sắc thắm, Cạnh đó 3 con Ngựa làm bằng hoa Bất Tử đang phi nuớc đại với sức sống tràn đầy Gần bên là mô hình chợ Bến thành, biểu tuợng cho Saigòn từ bao đời nay, đuợc rất nhiều nguời chiếu cố chụp hình.
Đó đây các gia đình mặc đẹp cùng đi dự Hội hoa Xuân, chụp hình chung với nhau.Các bé cũng áo dài khăn đóng trông rất dễ thuơng. Hình ảnh gia đình đòan tụ đi du Xuân vui vẻ bên nhau, sau này sẽ là những hình ảnh quý của gia đình khi các bé lớn lên! Tôi cũng thấy một cặp vợ chồng già tóc trắng chụp ảnh cho nhau truớc các hòn non bộ bonsai đẹp mắt, cũng là một hình ảnh cảm động của tình vợ chồng sống với nhau đến lúc “răng long, đầu bạc” cùng dắt díu nhau đi du Xuân! Đâu đâu cũng thấy nguời nguời tuơi cuời gọi nhau í ới chụp ảnh khi phát hiện đuợc một cảnh đẹp vừa ý. Đúng là hình ảnh “Mừng ngày Tết phố xá đông vui!”. Đón tết Sàigòn có nhiều sinh họat nhưng nổi bật nhất là Đuờng Hoa Nguyễn Huệ, mà chắc chắn tôi sẽ thu xếp thời giờ đi xem.
Khi ra tới cổng để về, tôi mới chợt nhớ tới bản tin thành phố vừa khánh thành nhiều “Nhà vệ sinh 5 sao”Khi đi vào, bạn phải thay dép nhựa để sẳn, phía trong nhà vệ sinh sạch sẻ sáng bóng có nhạc nhẹ êm dịu, có lịch hằng ngày và ở quầy rửa tay có cả binh hoa đẹp. Nhà vệ sinh có phòng dành riêng cho nguời khuyết tật. Tất cả đuợc nhân viên vệ sinh mặc đồng phục chăm sóc thuờng xuyên. Và điều quan trọng nhất là FREE, hòan tòan miễn phí. Ở công viên Tao Đàn có một cái nên tôi định đi vào xem sao ? nhưng tiếc là đã tới giờ đóng cửa công viên!
Ra về đi ngang chợ Hoa Hồ thị Kỹ, nguời ta đậu xe máy tràn ngập đầy đuờng để mua hoa về cắm Tết Nhiêù cặp vợ chồng cùng đi mua hoa, chồng giữ xe cho vợ chạy nhanh vào trong lựa hoa, mua hoa, rồi đem ra đưa chồng giữ,hỏi thêm ý kiến rồi lại chạy vào mua tiếp.Thật là một “Hợp đồng cộng tác giữa vợ chồng” rất dễ thuơng trong những ngày cận tết. Ngày Xuân trong nhà có bình hoa tuơi đẹp đón Tết là có công của nàng mà cũng có công của chàng! Như vậy gia đình sẽ cùng đón xuân vui vẻ đầm ấm vì mọi nguời cùng san xẻ với nhau trong công việc đón Tết.
Tết về xin có lời chúc dễ thuơng gửi tới các bạn gần xa, lời chúc nguời dân ở đây chúc cho nhau trong năm con Ngựa :
“ Dồi dào sức khỏe/ Có nhiều niềm vui/ Đi ăn đuợc khao/ Về nhà nguời ruớc/ Tiền vô như nuớc/ Tình vào đầy Tim/ Luôn luôn gặp May/ Suốt năm con Ngựa.
Saigòn chờ Tết Giáp Ngọ, 2004
Phượng Vũ
Views: 0