“Sài Gòn còn mãi trong tôi
Sài Gòn đẹp lắm người ơi
Sài Gòn hoa mỹ rạng ngời…”(NT)
Trên chuyến bay từ Singapore về Sàigon, khi cô tiếp viên thông báo: “Máy bay của chúng ta đã bắt đầu vào không phận của quê huơng, đó là vùng đất mũi Cà Mau”, bỗng nhiên tôi có một chút bồi hồi, vội nghiêng đầu ra cửa sổ máy bay để nhìn xuống: cả một vùng đất bao la phía duới. Đất này ngày xưa do cha ông ta đã cực khổ trồng rừng đuớc, rừng tràm để giữ đất và nhờ đó sau này con cháu đã có những vùng đất phì nhiêu màu mở để sinh sống. Máy bay vào tiếp bên trong và tôi nhìn thấy giòng Cửu Long chia làm 2 nhánh: Tiền giang, Hậu giang rồi 2 nhánh này phân ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn. Nhờ đó mà phù sa của những nhánh sông này đã bồi đắp và tạo nên một bình nguyên tưoi tốt cho cả miền Nam sông dài, nuớc rộng, trở thành vựa lúa của cả vùng Đông Nam Á (truớc 75) và nguời dân lúc nào cũng vui tuơi no ấm vì cá tôm đầy sông..,tạo nên tính tình nguời miền Nam luôn vui vẻ hiền hòa dễ chịu.
Máy bay bắt đầu vào đến không phận Saigòn, nhìn xuống thấy nhà cửa, cao ốc chi chit, xa lộ đầy xe như mắc cuỡi. Máy bay chuẩn bị đáp xuống, khi máy bánh máy bay chạm đuờng băng, mọi nguời thở phào nhẹ nhỏm như vậy là chuyến bay đã an toàn. Tôi nhớ lại cảm xúc cách đây hơn 20 năm, lần đầu tiên về thăm quê huơng khi máy bay vào không phận Saigon là lòng tôi đã bị xúc động mạnh mẽ, thực ra 3 tháng truớc đó khi mua xong vé máy bay về Việt Nam là tôi đã “ăn không ngon, ngủ không yên” vì trong lòng lúc nào cũng bồi hồi chờ mong tới ngày đuợc về thăm lại cố huơng. Do đó khi bánh máy bay vừa chạm đất Saigòn, tự nhiên 2 hàng nuớc mắt tôi lăn dài trên má! Tôi không biết cảm xúc của những nguời lần đầu tiên về thăm quê huơng có giống tôi không? Nhưng niềm xúc động đó tôi vẫn còn nhớ mãi tới tận bây giờ.
“Tôi xa quê huơng bao năm tháng qua
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa…”
Sau này tôi vẫn thuờng về thăm Saigòn, và mỗi lần tôi lại có những cảm nhận mới mẽ. Lần này tôi thấy Saigòn có vẽ đông đúc hơn, mật độ dân số Saigòn có lẽ vào hàng “top ten” trên thế giới, và đa số là dân nhập cư từ các tỉnh đổ về kiếm sống. Bằng chứng là trong những ngày Tết, dân nhập cư về quê ăn Tết, Saigòn vắng hoe, đuờng phố xe chạy thoải mái.
Saigòn bây giờ có nhiều hotel và shopping mall “hòanh tráng”, sang trọng không thua gì các đô thị lớn trên thế giới và nhiều nơi vẫn còn đang tiếp tục xây dựng, nhiều khu chung cư cao cấp với tiện nghi hiện đại đang đăng quảng cáo chào mời. Ngoài ra đèn xanh, đèn đỏ có mặt khắp nơi và nguời đi đuờng biết tuân giữ luật lưu thông tốt hơn nhiều so với cách đây 2 năm, không còn cảnh chạy thoải mái bất chấp đèn xanh đèn đỏ. Đa số đèn xanh đèn đỏ đều có đồng hồ báo số giây cho biết thời gian phải chờ. Bên cạnh đó, nơi ngã tư đuờng khắp Saigon đều có lằn đuờng dành cho nguời đi bộ, và có cả đèn báo hiệu cho nguời đi bộ băng qua đuờng. Những con đuờng đều có làn đuờng dành riêng cho xe 2 bánh và 4 bánh, có nhiều con đuờng một chiều và đuợc mọi nguời tuân giữ đúng luật. Có nhiều cầu vuợt ở các giao lộ đông xe để làm giảm bớt nạn kẹt xe. Một công trình metro ngầm đang đuợc xây dựng ở Saigon để giải quyết nạn kẹt xe trầm trọng. Về phuơng tiện đi lại Saigòn hiện nay có nhiều xe hơi hơn, số luợng xe máy thì càng lúc càng tăng, có thêm nhiều hãng taxi phục vụ khách hàng. Đặc biệt là có thêm Grab Taxi hay Uber, sau khi cài đặt bạn có thể dùng phone của mình để gỏ nơi đi,nơi đến (như Google Map) màn hình sẽ hiện ra giá cả (rẻ bằng ½ giá xe bên ngoài), và sơ đồ những xe sẳn sàng phục vụ ở rải rác chung quanh. Bạn có thể chọn xe hơi loại sang (Mercedes, BMW..) hoăc loại thuờng và ngay cả xe ôm. (Các xe phục vụ phải từ đời 2010 trở về sau). Khi bạn đồng ý rồi bạn click vô “chọn” và màn hình sẽ hiện lên hình tài xế và bạn có thể nói chuyện trực tiếp về yêu cầu của bạn và chỉ trong vài phút xe sẽ tới điểm hẹn để đón bạn. Nếp sống văn minh phố thị bắt đầu dần dần đuợc thực hiện tốt hơn. Đặc biệt tình trạng “đái đuờng” của quý ông thấy giảm nhiều, tôi không còn thấy những hàng chữ vẽ trên các bức tuờng “Cấm đái bậy”, các cầu tiêu công cộng đuợc mọc lên ở nhiều nơi và nghe nói trong tuơng lai sẽ còn phát triễn nhiều hơn nữa, vì cái nhìn đã thay đổi, không còn xem đó là “chuyện xấu xí” cần phải che dấu mà là một nhu cầu cần thiết của con nguời trong đời sống hằng ngày. Điều này có lẽ ảnh huởng từ nền văn hóa Mỹ, nơi mà Restroom là nhu cầu số 1 đuợc quan tâm, ngay cả những buổi hội chợ, hay diễn hành trong vòng 1, 2 hôm Restroom di động cũng đuợc xếp đặt để nhu cầu của nguời dân đuợc thỏa đáng
Một lần khi xe chạy ngang trung tâm thành phố, gần nhà thờ Đức Bà, tôi thấy rất nhiều thanh niên nam nữ vô tư ngồi bệt xuống lề đuờng hay trên bờ cỏ của khu rừng cây bên cạnh nhà thờ Đức Bà, để nhâm nhi những món ăn đuờng phố, đựng trong các hộp xốp hay túi nylon và họ thản nhiên ăn uống vui vẻ trò chuyện thoải mái. Đây có lẽ là nơi “thư giản” của giới trẻ, sinh viên nghèo, vì họ làm gì có tiền để đến những quán café sang trọng hay những nhà hàng đắt tiền. Có thể đây là xu huớng chung của giới trẻ Á châu? vì những hình ảnh này tôi cũng mới vừa bắt gặp ở Singapore, thọat nhìn thấy tôi cũng rất ngạc nhiên, vì họ ngồi đầy trên lề đuờng và ở khu vuờn rộng truớc sân nhà thờ chính tòa Singapore.
Hình như đa số giới trẻ VN càng lúc càng nghèo vì tỷ lệ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp đại học kiếm đuợc việc làm càng ngày càng thấp, tôi đọc tin trên báo thấy nhiều sinh viên đang học, nếu tình cờ tìm đuợc việc làm, đành phải bỏ học để đi làm cho chắc ăn, vì sợ bị thất nghiệp sau khi ra truờng và lúc đó họ sẽ biến thành những “tỷ phú về thời gian” bởi thời gian quá thừa mứa không biết làm gì cho hết ngày. Từ đó sinh ra tệ nạn cờ bạc, ruợu chè, hút xách, ăn cướp…vì ông bà mình thuờng nói “nhàn cư vi bất thiện”. Thật tội nghiệp cho tuơng lai giới trẻ Việt Nam! Có lẽ đây là lý do khiến phụ huynh nào có chút khả năng đều cố gắng hết mình để lo cho con đi học nuớc ngoài để con có tuơng lai tốt đẹp hơn. Đôi khi đó lại là một khoản đầu tư có lời rất lớn, tôi nhớ lại câu chuyện của 1 cặp vợ chồng già, học viên lớp quốc tịch của tôi ở Mỹ đã kể khi tôi hỏi thăm về tình trạng di trú của từng hoc viên: “Chúng tôi bỏ tiền lo cho con gái đi du học Mỹ, cũng không tốn nhiều, Bây giờ cũng dễ dàng, vì có nhiều dịch vụ lo từ A- Z. Sang đây học đuơc hơn 1 năm nó quen đuợc 1 anh chàng bên này, chúng nó cuới nhau . Ba năm sau nó vô quốc tịch và cháu làm giấy tờ bảo lãnh cho vợ chồng tôi sang Mỹ, nhanh lắm cô ạ! Sắp sứa Tết, mùa đông lạnh chúng tôi về VN chơi 3 tháng. Khi nào chúng tôi vô quốc tịch, chúng tôi lại bảo lãnh cho đám con còn lại qua Mỹ luôn”. Đó là những gia đình có tiền, còn dân nghèo thì sao? Tôi chợt nhớ tới 1 em bé gái học tiểu học mỗi trưa hay đi bán dạo vé số qua khu nhà tôi, hỏi thăm mới biết, buổi sáng em đi học, trưa nghỉ đi bán vé số, chiều đi học tiếp, tan học bán vé số tiếp cho tới khuya mới về nhà lo học bài…
Thấy tôi có vẽ quan tâm tới những nguời ở khu vực cạnh nhà thờ Đức Bà, bác tài cho biết thứ 5 hằng tuần ở khu vực này đều có biểu tình của giới trẻ căng biểu ngữ đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thắc mắc:
– Chính quyền cho phép biếu tình sao?
– Thì cũng làm lơ, vì là nhóm nhỏ, chứ làm căng quá, báo chí ngoại quốc đưa tin thì cũng kẹt! Còn có những vụ biểu tình của nông dân bị cuớp đất, có khi mấy má già làm hăng lắm, chửi tuới xụơi từ trên xuống duới, vì mấy má là những bà má có công với cách mang, “tức nuớc vỡ bờ” mấy má đâu còn gì để sợ…mà không chửi.
Bên cạnh đó tôi cũng thấy nhiều quán cơm xã hội dành cho nguời nghèo mọc lên khắp nơi, những bình nuớc uống miễn phí cũng có mặt ở mọi con đuờng. Hình như lòng tốt cũng đễ lây lan, nguời này làm tốt, nguời kia cũng muốn làm theo, nếu cuộc sống luôn có nhiều “hạt nhân” của lòng tốt thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn biết bao. Nó giúp cho cuộc sống tăng niềm tin vào điều thiện của con nguời. Mấy kỳ truớc về Saigòn, đôi khi tôi cũng muốn đi siêu thị để xem cho biết vì nhiều siêu thị ở VN có vẽ lớn hơn bên Mỹ, nhưng cái tôi kỵ nhất là phải gửi hết mọi thứ, và chỉ đi tay không khi buớc chân vào siêu thị. Lần về kỳ này một hôm tình cờ trên đuờng đi bộ về nhà, tôi phải ghé vào siêu thị Coop Mart để mua loại sữa chua không đuờng, vì những điểm bán lẽ không có, và tôi rất ngạc nhiên khi mình đuợc thong dong vào siêu thị mà không bị chặn lại yêu cầu gửi giỏ, phone, bóp tiền, chìa khóa…Chỉ 1 điều nho nhỏ và hết sức tầm thuờng đó thôi cũng đủ làm cho tôi vui cả buổi sáng vì niềm tin vào điều thiện ở con nguời đã đuợc gia tăng ở Saigon. Đây là một điểm tiến bộ về văn hóa làm cho khuôn mặt Saigon trở nên văn minh hơn, nhất là đối với khách nuớc ngoài khi họ vào mua sắm ở siêu thị. Văn hóa phải xây dựng từ những điểm rất nhỏ và đơn giản như thế, ví dụ biết nhuờng chỗ cho ngừoi già, khuyết tật , mang thai hay nguời có con nhỏ, không chen lấn ở chỗ đông nguời… Khi vào siêu thị không bị nghi ngờ trộm đồ, bắt phải gửi giỏ…chứ không phải chạy theo phong trào thi đua nhau xây dựng gia đình văn hóa như 1 bài báo tôi đọc đuợc “Danh hiệu hão không làm nên văn hóa” cho biết tổng kết hội nghị xây dựng đời sống văn hóa cả nuớc có 19 triệu gia đình/22 triệu gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, nhưng văn hóa gia đình vẫn xuống cấp, 1 bạn đọc cho biết “Quê mình có 1 gia đình văn hóa mà 1 tuần 7 ngày đánh nhau hết 3 ngày, nhậu nhẹt hết 6 ngày”. Đó là kết quả chạy theo hình thức để báo cáo thi đua…Nhân nói về văn hóa, tôi chợt nhớ tới bài báo mới đọc về việc xếp hạng các di sản văn hóa của Saigòn và có 1 điều “lạ kỳ” là chợ Bến Thành, Bưu điện Saigòn, Trụ sở ủy ban nhân dân thành phố (Tòa đô chính Saigòn truớc 75) là những công trình kiến trúc có giá trị biểu tuợng trong lòng nguời dân Saigòn lại chưa đuợc xếp hạng di tích…Như vậy tôi không hiểu họ xếp những công trình kiến trúc nào khác vào danh sách di tích của Saigòn??
Ngoài ra tiếng “Cám ơn” bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên môi miệng nguời Saigòn trong khi giao dịch mua bán ở các nơi kể cả ở chợ, không phải như truớc kia chỉ biết “im lặng là vàng”. Tiếng cám ơn làm cho không khí giữa nguời mua và nguời bán trở nên thân thiện hơn. Bên cạnh đó một số văn phòng giao dịch còn có thêm dịch vụ Café sữa nóng để mời khách uống trong khi chờ đợi.Một lần khi cùng bạn ghé văn phòng Vietravel, tôi ngạc nhiên khi nghe bạn giới thiệu uống café sữa nóng ở đây ngon lắm. Tôi nghi ngờ vì café của VN mà lại free nữa thì làm sao mà ngon cho đuợc! Bạn dẫn tôi đến truớc 1 cái máy Café G7, bấm vô 1 cái nút, tự động 1 cái ly đuợc nhả ra phía duới và café tự động rót vào ly, sau đó khi hoàn tất sẽ có 1 tiếng kêu phát ra và mình lấy ly cafe ra uống. Đúng như lời giới thiệu của bạn “café sữa nóng ngon tuyệt”, tôi thich quá ấn nút làm thêm 1 ly nữa, ở bên Mỹ tôi đâu có đuợc uống café free ngon như thế này! Khi ra về mở máy xe không nổ, tôi lo lắng “chết rồi, tôi chỉ biết đi, chứ đâu biết sửa xe”. Bạn tôi bèn nhờ nhân viên bảo vệ giúp, nhân viên hăng hái giúp cho xe nổ và còn dắt xe ra khỏi cổng giùm, thiệt là tử tế! Đúng là sự tử tế cần hiện diện mọi nơi trong đời sống, nó sẽ làm cho đời sống vui vẻ nhiều tình nguời hơn.
Một lần từ Mỹ Tho về Saigon, khi ra bến xe đò, tôi đuợc huớng dẫn vào văn phòng mua vé chính thức. Tôi đọc thấy bảng thông báo xe sẽ khởi hành mỗi 30 phút, tôi không biết điều này có đáng tin không? Nhưng cũng vô mua vé, và quả là 30 phút sau xe lăn bánh thiệt, dù là trên xe chỉ có 1/3 khách. Khi ra khỏi cổng họ bắt đầu chạy rà rà để đón khách, lơ xe cứ la ơi ới : “ hố, hố không? “ tôi nhớ ngày truớc họ thuờng hay nói tắt thay vì Saigòn họ la “gòn, gòn không? Còn bây giờ họ nói gì tôi không hiểu? sau này tôi mới vở lẽ ra À thì ra nguời bình dân có cách riêng tài tình để tránh né gọi tên “thành phố Hồ chí Minh” bằng cách nói ngắn gọn “đi thành phố” và lơ xe biến thành “phố, phố không?” Nhưng họ nói nhanh quá nên tôi chỉ còn nghe “hố, hố không?”. Và vì cần chạy rề rề để kiếm khách, nên xe đò này chạy chậm như rùa bò, tôi có cảm tuởng ai muốn luyện tính “slow down” nên đi xe đò kiểu này 1 lần cho biết. Xe có máy lạnh nhưng để tiết kiệm bác tài không mở máy lạnh mà cho mở hết các cửa sổ, cho gió mát, gió nóng tha hồ thổi vào. Khi nào nóng quá chịu hết nổi, bác tài bèn mở máy lạnh, lơ xe thấy có hơi mát bèn hối mọi ngừoi đóng của sổ lại. Tôi thấy bác tài đúng là vua trên xe, chỉ cần có 1 cử chỉ hoạc 1 lời nói ngắn gọn nào đó là lơ xe phải lập tức hiểu ý và thi hành rắp rắp, thành thử tài xế cũng oai lắm, nhất là đối với lơ xe. Tôi thấy tuơng tự như vậy trong nhiều gia đình VN chồng cũng là tài xế và vợ là lơ xe, nói theo kiểu nguờii bình dân. Trời nóng khát nuớc quá, nên khi có chỗ ngừng thấy họ đem nuớc mía lên rao mời mua, tôi muốn uống nhưng Minh Hằng nói “Cô đừng uống!” , tôi nhìn lại thấy miệng ly nuớc mía đuợc khằn kín theo lối công nghệ, có vẻ sạch sẽ nên thôi uống đại cho rồi vì đang khát khô cổ. Về đây nếu thấy cái gì cũng sợ không dám ăn uống thì chắc chết đói, truớc khi chết vì chất độc: thấy trái bắp luộc nóng hổi khói nghi ngút ngon lành, lại nhớ tới hình ảnh nấu bắp bằng khí đá lại sợ! Thấy trái mãng cầu xiêm to, cắt ra thấy trắng nỏn, tuởng tuợng ra mùi chua chua ngọt ngọt của nó là đã thấy thèm, lại nhớ tới “trái cây ép hóa chất cho mau chín” lại sợ! Nhìn chung quanh thấy thiên hạ ăn rần rần, các điểm bán ốc khách tấp nập, các gian hàng trái cây đầy khách, nguời ta bán hết vèo vèo, các quán ăn lề đuờng khách tụ tập chung quanh đông nghẹt. Những cảnh này khiến tôi chợt nhớ lơ mơ lời 1 bài hát của Pham Duy: “Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn và tôi vẫn thở…” còn ai không ăn thì cứ nhịn, cứ sợ và cứ đói dài dài…Thôi thì đành bắt chuớc 1 câu Kiều:
“Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu?”
Con nguời ta sống chết có số, nguời ta sao mình vậy cho thoải mái. Món ngon truớc mắt cứ thuởng thức rồi hạ hồi phần giải. Tôi đi tour, họ cho vô nhà hàng ăn, nhưng 1 lần 5, 6 xe bus xuống cùng 1 lúc. Có gì đảm bảo trong lúc vội vã họ sẽ giữ vệ sinh kỹ hơn những quán lề đuờng?. Bên cạnh đó, lúc ở nhà khi cần ăn 1 con gà bó xôi chiên phồng hay gà hấp muối với cải bẹ xanh ( thậm chí ½ con), bạn có thể ngồi nhà gọi phone đặt hàng, cho địa chỉ, cho giờ giao hàng. Họ sẽ giao hàng đúng hẹn, bạn muốn họ chặt gà giùm cũng đuợc luôn, chỉ cần thêm tiền cho mỗi dịch vụ là bạn sẽ đuợc phục vụ chu đáo. Hèn gì nguời ta nói “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già…”. Dân Saigòn bây giờ văn minh lắm từ già tới trẻ, tới con nít, ai cũng có I phone, I pad trong tay, ở phi truờng, ở quán café, ở văn phòng bác sĩ…Họ cứ cắm cúi luớt net hay chơi game, rồi bấm bấm nhắn tin, lên Face khoe hình tùm lum… Ngồi bên cạnh họ tôi có cảm tuởng mình là “dân nhà quê mới lên tỉnh”.
Ngoài ra ngừời Saigon cũng yêu thích tập thể dục, buổi sáng sớm các công viên đầy nguời tập thể dục, chơi thể thao, chạy bộ, nhưng có 1 điều làm tôi ngạc nhiên là một lần rủ bạn vào công viên Tao đàn đi bộ, tôi mới phát hiện ở đây cũng có những dụng cụ (equipment) tập thể dục y như công viên bên Mỹ gần nhà tôi: Tập tay, tập bụng, tập eo, tập chân, tập tòan thân…và nguời dân cũng sử dụng các phuơng tiện này rất thành thạo.
Điểm nổi bật mà tôi thấy ở Saigon là phong trào làm thiện nguyện nhiều hơn như ở các quán cơm xã hội, các chuơng trình từ thiện giúp nguời nghèo. Ở phi truờng TSN tôi thấy các thiện nguyện viên trẻ giúp những hành khách bở ngỡ mới đến băng qua đuờng, đưa họ đến điểm đón Taxi. Ngoài ra 1 lần theo chân bà chị đến “Trung Tâm Năng Luợng Sinh học” để trị bệnh miễn phí, tôi mới biết ở đây mỗi buổi chiều có hằng mấy chục thiện nguyện viên, sau khi trị bệnh có kết quả họ đã tham gia 1 khóa huấn luyện. Và mỗi ngày họ tình nguyện đến đây để trị bịnh bằng cách truyền năng luợng cho các bệnh nhân khác. Quả họ là những con nguời thật tử tế, họ hy sinh thời giờ của mình để phục vụ ân cần niềm nở hàng mấy chục bệnh nhân mỗi ngày.Chuyện kết quả trị bệnh của họ tính sau, chỉ nội tâm nguyện của họ đối với ngừoi bệnh cũng đã đáng quý rồi! Tôi hỏi thăm mấy nguời chung quanh họ đều cho biết bịnh đã giàm bớt nhiều. Thực ra 1 học viên lóp quốc tịch của tôi ở Mỹ đã hết lòng ca ngợi và giới thiệu việc trị bịnh này và tôi cũng không tin lắm, nhưng đã lên Net tìm hiểu và email cho bà chị tôi biết để đi điều trị bệnh nan y (ù tai nặng và điếc) vì bác sĩ đã bó tay.
Những câu chuyện tai nghe mắt thấy ở Saigòn đã giúp tôi thêm thấm thía hơn với lời thơ của 1 nguời Saigòn khi nói về thành phố thân thuơng của mình:
Sài Gòn đẹp mãi…
Trong tăm tối…ta ươm niềm hy vọng
Xây dựng Sài Gòn cho cuộc sống ngày mai
Sài Gòn đau thương…sẽ vượt chuỗi đêm dài
Hẹn em nhé…tương lai rực rỡ.
Phượng Vũ
Views: 0