Uncategorized

Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu Gồm Trọn Đức Công Bình Và Đức Mến Yêu

Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu Gồm Trọn Đức Công Bình Và Đức Mến Yêu. Tựa đề trên đây là một câu trong Kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, được dùng để suy niệm về đức công bình và đức mến yêu của Thiên Chúa, cùng với Công đồng Vaticanô II, Kinh thánh, Cựu ước và Tân ước.

 

Trước hết, Công bình đồng nghĩa với Công chính, Công lý.

Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu Gồm Trọn Đức Công Bình Và Đức Mến Yêu. Tựa đề trên đây là một câu trong Kinh cầu Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, được dùng để suy niệm về đức công bình và đức mến yêu của Thiên Chúa, cùng với Công đồng Vaticanô II, Kinh thánh, Cựu ước và Tân ước.

 

Trước hết, Công bình đồng nghĩa với Công chính, Công lý.

Trong Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa, ở Chương nói về Cựu Ước,(số 14) Công đồng Vaticanô II viết : “ Thiên Chúa chí ái, khi ân cần trù liệu và chuẩn bị việc cứu độ toàn thể nhân loại theo một kế hoạch lạ lùng, Ngài đã tuyển chọn một dân tộc để ủy thác những lời ước hẹn.Thực vậy, sau khi ký giao ước với Abraham (x.Stk 15,18) và với dân Israel qua Môisen (x. Xac 24,8) Ngài đã dùng lời nói, việc làm mạc khải cho dân Ngài đã chọn để họ biết Ngài là Thiên Chúa độc nhất, chân thật và hằng sống, để Israel nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa đối xử với loài người,và để nhờ chính Ngài phán dạy qua miệng cácTiên Tri, ngày qua ngày, họ thấu hiểu các đường lối ấy cách sâu đậm và rõ ràng hơn, để rồi đem phổ biến rộng rãi nơi các dân tộc (x. Tv 21, 28-29; 95, 1-3; Is 2,1-4; Gier 3,17). Vì vậy nhiệm cuộc cứu rỗi được các thánh sử tiên báo, thuật lại và giải thích trong các sách Cựu Ước như là lời nói chân thật của Chúa. Bởi vậy các sách được Thiên Chúa linh ứng này luôn có một giá trị vĩnh cửu : “ vì những gì đã được ghi chép là để dạy dỗ chúng ta, hầu chúng ta được hy vọng nhờ sự kiên nhẫn và nhờ sự ủi an của Thánh Kinh.”

 

Trong các sách Cựu Ước nói đến sự công chính và lòng yêu mến của Thiên Chúa đối với dân tôc Chúa chọn làm dân riêng của Chúa, chúng tôi sử dụng sách của Tiên tri Hosê, một trong 12 vị Tiên tri nhỏ, Chương 11,1. 3-4. 8-9. Đoạn sách này Phụng vụ đã dùng trong thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày 19-6-2009 vừa qua.

 
“Thuở Israel còn là trẻ bé, Ta đã mến thương
Và từ Ai cập, Ta đã gọi con Ta.
Chính Ta, Ta đã tập đi cho Ephraim
Ta bồng bế chúng trên cánh tay Ta
Nhưng chúng nào có biết là chúng đã được Ta săn sóc.
Ta lôi kéo chúng, với dây tình người, với thừng chão yêu thương.
Với chúng, Ta ở như những người nhấc con đỏ lên tận má mình.
Và cúi xuống trên nó, Ta mớm cho nó ăn.
Làm sao Ta nỡ bỏ ngươi, hỡi Ephraim,
hay thí hẳn ngươi đi, hỡi Israel.
Không,Ta sẽ không thi hành hỏa hào khí nộ
Ta sẽ không hủy diệt Ephraim
Vì Ta là Thiên Chúa, không phải phàm nhân.
Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, Ta sẽ không nổi tam bành.”
(x.bản dịch của LM. Nguyễn Thế Thuấn, dcct. Các bài dẫn sau đây cũng của ngài.)

 

Quả thật, diễm phúc cho dân Israel Chúa chọn làm dân riêng của Chúa. Với bản tính loài người dòn mỏng, mong manh, hay thay lòng đổi dạ, đổi trắng ra đen, ngỗ nghịch, phản phúc,lấy vàng đúc bò rồi cúng vái như thần linh, tôi tự hỏi : Sao khó hiểu Chúa quá. Một dân đầy những tính xấu như thế mà sao Chúa vẫn thương yêu được. Lạ lùng thay và cũng huyền nhiệm thay.

 

Vì Chúa là Thiên Chúa, không phải phàm nhân.

 

Cho nên, tôi không thể dùng lý trí của tôi mà tìm hiểu về lòng thương xót của Chúa. Lý trí không đưa tôi vào sâu trong Trái Tim của Chúa được, lý trí không đưa hồn tôi vào cung lòng Chúa đầy thương tích vì yêu thương nhân loại mặc dù bất trung và tội lỗi.Lý trí chỉ làm cho tôi thêm mù tối khi tôi suy nghĩ về đường lối của Chúa, từ tạo dựng con người đầu tiên cho đến việc Cứu chuộc.

 

Một phút thôi, dân Israel ngoảnh mặt đi với Chúa, lập tức họ phải đối mặt với kẻ thù . Trong lúc đó, không một vị thần nào mà Israel kêu cầu đáp cứu họ.Cuối cùng, Israel kêu lên với Chúa :

 

“Yavê, tôi hướng hồn tôi lên Người
Lạy Thiên Chúa tôi,
Tôi tin cậy vào Người, xin chớ để tôi phải xấu hổ,
chớ để quân thù mừng rỡ trên tôi.
Mọi kẻ trông vào Người, chớ để ai phải xấu hổ,
chúng hãy xấu hổ, hạng người vô cớ phản bội.

 

Yavê, xin cho tôi biết đường lối của Người,
nẻo đi của Người, xin hãy dạy tôi.
Xin dẫn tôi theo sự thật của Người,
xin hãy dạy tôi vì Người là thần linh tế độ cho tôi.
Suốt ngày, tôi những trông cậy vào Người,
vì lòng từ hậu của Người, lạy Yavê.
Yavê nhân từ và chính trực,
nên Người chỉ đường cho người lầm lạc.
Người dắt những kẻ nghèo hèn theo sự công minh,
và dạy những kẻ nghèo hèn cho biết đường đi của Người.
Nẻo đi của Yavê thảy đều là ơn cùng nghĩa,
cho ai nắm giữ Giao ước và chứng tri của Người.” (Tv 25 , 1-5. 8-10)

 

Sang đến thời Chúa Giêsu, tình yêu thương của Thiên Chúa không còn ở trong giới hạn nào nữa, nó lan tỏa khắp bờ cõi trái đất. Với Cựu ước, chúng ta còn thấy một tư tưởng thưởng phạt. Nhưng kinh nghiêm cho thấy người lành và nghèo khó, lại hay gặp tai ương, mắc họa, khốn đốn dồn dập. Từ một chuyện bất đồng trong xã hội, hay mâu thuẫn giữa con người với nhau, giữa một đoàn thể, một tôn giáo mắc mứu nhỏ với một cơ quan, một bộ phận của chính quyền, người ta có thể giải quyết với nhau qua ngôn ngữ đối thoại, hiểu biết và tôn trọng sự thật, lẽ phải, quá lắm, có thể giải quyết bằng thủ tục hành chính, chứ không bao giờ lại đẩy nó qua vấn đề Hình sự.Hoặc giữa người với người, vì không còn lòng tin vào công lý, vào luật pháp, có nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn, người ta tự “giải quyết” với nhau bằng dao.! Một xã hội như thế, làm gì có sự công chính và tình thương.Sống trong một xã hội như thế, Kitô giáo không chủ trương trả thù, ngay cả việc kêu cầu Thiên Chúa trừng trị bọn bất lương, vì như thế là “phản Tin Mừng”.

“ Mạc khải tiến triển do suy nghĩ trên sự kiện (người lành mắc họa) và dẫn lòng tin vào sự công bằng siêu việt của Thiên Chúa để đi tới lần lần vào Tân ước : Từ khước hẳn báo thù và thi thố lòng mến với cả thù địch” (Theo Cha Nguyễn Thế Thuấn).

 

“ Các ngươi đã nghe bảo : Hãy mến yêu thân nhân và hãy ghét địch thù. Còn ta, Ta bảo các ngươi : hãy mến yêu thù địch và khẩn cầu cho những người bắt bớ các ngươi; ngõ hầu các ngươi nên những người con của Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác.( Mt 5, 43-45 )

 

Điểm tột cùng của Tình yêu Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, là Thập giá treo cao lên trên đồi Can-vê. Không còn việc làm nào khác để thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa đối với loài người cho bằng chính việc hy tế Con Một là Đức Giêsu Kitô :

 

“Vì là ngày Dọn lễ, kẻo xác chết còn lại trên khổ giá ngày Hưu lễ – vả lại ngày Hưu lễ này là một đại lễ – nên người Dothái xin Philatô cho đập bể ống chân các người bị xử mà cất xác đi. Vậy lính đến đập bể ống chân người thứ nhất và cả người kia cùng chịu đóng đinh làm một với Ngài. Đến bên Đức Giêsu, họ thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài, và lập tức có máu và nước chảy ra. Người trông thấy đã làm chứng – và chứng của người là chứng xác thực, và người biết là đã nói thật – ngõ hầu cả anh em nữa cũng tin. Các điều ấy đã xảy ra là để Kinh thánh được nên trọn :
Không môt xương nào của Người sẽ bị giập.

Lại còn lời Kinh thánh khác nói : "Chúng sẽ trông lên người chúng đã đâm.”( Ga 19,31-37).

 

Bài thánh ca Tin-Cậy-Mến không hiểu sao đã lâu lắm không còn được các ca đoàn sử dụng, nhưng tôi thì lại vừa hát vừa khóc một mình trong những lúc tâm hồn thiếu bình an, nghi ngờ về lòng tin, cậy và yêu mến Chúa của tôi.Xin dẫn đoạn “Yêu mến” :

 

“ Chúa ơi, con xin một đời, thành tâm mến yêu.
Mến yêu con không hề rời, mặc cho ngày tháng qua.
Khi bước trên con đường nguy
Bên Chúa con không lo gì
Chúa ơi con xin một đời
Lòng con đừng đổi thay.”

 

(Ngày 27-6-2009)

 

Antôn Triều

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.