Uncategorized

Papa – Abba

+ Tin tức : 1). 22:00 ngày 31.05.2009 : Ngày đoàn tụ của cha con Thanh Campell, sau 34 năm xa cách, do được đưa sang Canada tháng 05.1975, vì tưởng nhầm cô nhi (Tuổi Trẻ số ngày 02.06.2009) 2). Chủ tịch cộng sản Bắc Triều Tiên Kim Jong-in đã chọn con trai út Kim Jong-un để trao ngôi báu cha truyền con nối (tổng hợp 02.06).

 

+ Tin tức : 1). 22:00 ngày 31.05.2009 : Ngày đoàn tụ của cha con Thanh Campell, sau 34 năm xa cách, do được đưa sang Canada tháng 05.1975, vì tưởng nhầm cô nhi (Tuổi Trẻ số ngày 02.06.2009) 2). Chủ tịch cộng sản Bắc Triều Tiên Kim Jong-in đã chọn con trai út Kim Jong-un để trao ngôi báu cha truyền con nối (tổng hợp 02.06).

 

+ Fathers’Day (Ngày các Ông Bố) được mừng vào Chúa Nhật thứ ba Tháng Sáu. Năm nay – 2009 – là ngày 21.06.

 

+ Ca khúc nổi tiếng nhất nói về người cha và tình cha con có lẽ là bản “Papa” của nam danh ca Paul Anka, sáng tác vào thập niên 1970. Nội dung bài hát giản dị mà sâu sắc, nói về hình ảnh của người cha trong mắt đứa con trai của mình: một người luôn hết mình lo lắng cho gia đình, "để kiếm bữa ăn cho đàn con", "giữ cho đôi chân của chúng luôn ấm áp" và "cho chúng những giấc ngủ ngon"… .Người cha ấy về cuối đời đã gặp một nỗi bất hạnh lớn: người phụ nữ ông yêu thương nhất cuộc đời đã ra đi. Khó có ai cầm được nước mắt khi Paul Anka miêu tả hình ảnh người cha thốt lời trách móc đối với số phận: "All he said was God… Why not take me" (những gì cha nói là : Chúa ơi.. sao Người không đem con đi). Cao trào của bài hát được đẩy lên khi người cha nói với các con mình rằng: "Cha rất tự hào về các con…", "Hãy sống cho bản thân mình… Cha ở một mình được mà". Ông không muốn níu chân tương lai con mình. Ông hiểu rằng cuộc sống vẫn tiếp diễn. Cuộc sống của ông sẽ không chấm dứt khi qua đời , mà nó sẽ được tiếp tục bởi các thế hệ sau…

 

Trong những tháng ngày qua, người dân Việt Nam chứng kiến nhiều vụ phục hồi giá trị, sự thật. Sau bao năm khai thác cung điện, lăng tẩm, nhạc cung đình triều Nguyễn và được UNESCO công nhận là di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, xét thấy đa số các vua nhà Nguyễn đều là những người yêu nước chân chính, chế độ ‘bài phong kiến” đã phải ngồi lại để trả lại công bằng cho những kẻ xưa nay họ vẫn quy cho tội “cõng rắn cắn gà nhà”. Không thể đánh đồng công tội. Rồi những ngày các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dậy sóng – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – khi đàn anh “núi liền núi, sông liền sông, môi hở răng lạnh”, ngang nhiên chiếm đóng, xây căn cứ và cấm đánh bắt thuỷ hải sản ngay trong các vùng lãnh hải của Việt-Nam. Phản ứng yếu ớt qua những câu lập đi lập lại hàng chục lần, chẳng làm đàn anh Trung Quốc nao núng chút nào. Khi ấy,người ta lục lọi toàn bộ các thư khố và đem hết những bài viết, những bản đồ, những lập luận của các giáo sĩ Tây phương để minh chứng chủ quyền của Việt-Nam. Những chứng cứ duy nhất, giá trị vững chắc lại là từ những giáo sĩ Thiên Chúa giáo “theo gót chân thực dân xâm lược”. Quidquid latet apparebit: Sự gì ẩn dấu che đậy, rồi cũng sẽ xuất hiện, lộ ra. Gian dối cũng như thẳng ngay. Điều dữ cũng như sự lành. Chân lý cũng nhu giả trá. Rồi cũng sẽ phải trả những giá trị, thanh danh, của cải tinh thần và vật chất, mà một thời dùng cường quyền để áp bức, vu khống, chiếm đoạt. Châu về hợp phố, là lẽ công bằng và lẽ thường tính cho những kẻ còn có ít nhiều lương tri.

 

Nguyên nhân – hay đúng hơn nguyên cớ – mà đồng minh Hoa Kỳ và các tướng lãnh miền Nam đưa ra để đảo chính và sát hại anh em tổng thống Ngô-Đình-Diệm, là sự phân biệt đối xử tôn giáo, dựa vào những cuộc xuống đường đấu tranh, kể cả lấy danh nghĩa tôn giáo để tự thiêu. Những nỗ lực tuyệt vọng của người nhà tổng thống Diệm – gặp gỡ các chính khách Âu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, – nhằm giải độc dư luận, giải thích lập trường chính trị, tố giác những xuyên tạc lạm dụng, hầu đánh bóng và vớt vát hình ảnh của chế độ và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, đều quá muộn màng. Phán quyết của chính phủ Hoa Kỳ là không thể đảo ngược nữa. Số phận một chế độ và một con người đã bị định đoạt. Công hay tội : Phán xét và thanh minh hoặc kết án, thuộc về lịch sử. Một trong các vai trò của lịch sử – khách quan và trung thực – là giải độc dư luận và trả lại sự thật.

 

Một trong những nhiệm vụ, những ‘bận tâm’ của Chúa Giêsu, cũng có thể nói được là ‘giải độc dư luận”: lấy lại hình ảnh nguyên thuỷ của Chúa Cha, đã bị nhàu nát, hoen ố, lệch lạc, đến nỗi khó lòng nhận ra hơặc gần gũi, thân thương. Thiên Chúa có thể ví như một thỏi vàng mười, qua đủ tay thợ làm nên những món đồ trang sức đẹp mắt, hợp nhãn theo ý họ, chẳng còn ai nhận ra thỏi vàng ròng nguyên thủy. Hình ảnh Thiên Chúa sai lệch đến mức chỉ có Chúa Giêsu vẽ lại, nói lại và chứng minh, thì Kitô-hữu mới hết lúng túng để có thể nhận ra Cha mình và gọi Người là “Abba- Bố ơi” thật gần gũi, thật thân thương. Tìm lại hình ảnh đúng thực của Thiên Chúa Cha, chính là trả về cho Người địa vị một Người Cha vô cùng nhân hậu, đầy lòng xót thương và hằng muốn nghe con cái âu yếm gọi người là “Abba – Bố ơi”; cũng như hằng tin cậy chạy đến với Người, trong khi gắn bó, tha thứ và yêu thương nhau. Một Ông Bố gia đình chỉ mong được như vậy. Chúa Giêsu đã giải độc và trả lại cho Chúa Cha vị trí Chúa Cha phải có từ muôn đời, nhất là từ khi tạo dựng trời đất và con người. Tạo dựng đồng nghĩa với yêu và muốn được yêu. Tạo dựng chẳng phải để cai trị hoặc để vinh quang – thực tế cho thấy điều trái ngược – mà là để yêu và được yêu, không phải như giữa Đấng Tạo Hoá quyền năng cao cả và tạo vật thấp hèn yếu đuối; không phải như trong tương quan chủ-tớ, mà là tình phụ-tử thắm nồng hoặc thậm chí là quan hệ kẻ ban và người nhận ơn đầy mặc cảm (dù sự thực là thế). Giấc mơ đẹp đẽ ấy nơi Thiên Chúa – Đấng Tạo Hoá – Cha Yêu Thương – đã bị con người lợi dụng tự do, để nghe theo ma quỷ, phản bội, làm cho hoen ồ, sụp đổ. Chúa Giêsu bằng mầu nhiệm Nhập Thể và Khổ Nạn, đã hàn gắn những rạn nứt, đổ vỡ ấy. Giáo Hội, mà Chúa Thánh Linh là linh hồn (Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, ngày 31.05.2009), tiếp nối công việc “giải độc dư luận”, trả lại hình ảnh và thực thể Tình Yêu Sáng Tạo và Tình Phụ Tử của Chúa Cha, đồng thời dạy chúng ta cách đáp đền tình yêu ấy. Chúa Thánh Linh là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là kết quả tình yêu của Ba Ngôi. Tình Yêu Ba Ngôi là vô thuỷ vô chung. Vì yêu thương, Thiên Chúa đã cho chúng ta “nhập cuộc” vào Tình Yêu ấy và cũng trở nên “vô chung”: vô chung sống, vô chung thương yêu, vô chung hạnh phúc.

 

Đó chính là điều Satan và các thế lực vô thần xấu xa vì ganh ghét, lo sợ, mà đang tìm mọi cách gây nghi ngờ, chia rẽ, phá hoại: Những gia đình không có ông bố, không cần các ông bố! Phá đổ gia đình trần gian, – kết hợp đồng tính, ly dị, gia đình không cần ông bố, mang thai hộ,v..v… – làm cho mất hết ý nghĩa và vai trò của người bố, là Satan thành công trong việc phá đổ lý do tồn tại của Giáo Hội và cả mục đích tối hậu của Nước Trời đối với cuộc sống Kitô hữu. Nhiều Kitô-hữu sẽ cười nhạo, cho đó là chuyện “lo bò trắng răng”! Vậy hãy đưa mắt nhìn xem chính gia đình mình, nhìn những gia đình quanh gia đình chúng ta, và hãy thành thật tự trả lời câu hỏi: Đây mà là một gia đình kết hợp yêu thương hay chỉ là gia đình hình thành và vận hành bằng ráp nối các quan hệ máu mủ? Những cổ máy! Sự kiên trì của Satan không thua kém sự sắc sảo, thâm độc mưu mô của nó : phá huỷ gia đình; chí ít cũng gây thiệt hại lớn lao cho “tế bào” xã hội và Giáo Hội, vốn là căn bản để xây dựng Nước Trời, cũng đổng thời là thành trì giúp con người chống trả Satan và các thế lực vô thần xấu xa.

 

Mồng một tết Cha. Lễ Chúa Ba Ngôi đúng ra phải được tổ chức long trọng, như ngày con cái Giáo Hội – cả trên thiên đàng,dưới trần gian và nơi luyên ngục – quây quần bên Chúa Cha, để nhờ ơn cứu độ của Chúa Kitô, nhờ ơn thánh hoá của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội Chiến Thắng tung hô Tình Yêu Chúa, Giáo Hội Đau Khổ hân hoan vì hy vọng mến tin; còn chúng ta, những con cái đang ngày đêm chiến đấu, được vững niềm tin sẽ một ngày đoàn tụ vĩnh viễn trong Gia Đình Thiên Quốc, bên cạnh Cha. Nhà văn Gabriel Garcia Marquez có lý khi viết : A man knows when he is growing old because he begins to look like his father (Một người biết mình đang trưởng thành khi ông bắt đầu muốn mình giống như cha mình vậy). Ca dao Việt-Nam đơn giản, nhưng thấm thía: “còn cha gót đỏ như son; một mai cha mất, gót đen như bùn”.

 

LỄ CHÚA BA NGÔI – Mồng Một tết Cha – chúng con xin tạ ơn Cha, ABBA, vì tình yêu vô biên Cha đã ban cho chúng con, vì những lo lắng theo dõi từng bước chân đời chúng con, vì những khổ đau chúng con gây ra cho Cha mỗi khi sa ngã. Chúng con biết ơn công Cha – ABBA – không chỉ cao như núi Thái Sơn,mà cao vời vô tân như vũ trụ,hơn vũ trụ, kể cả khi Cha như đứt ruột vì phải phạt chúng con. Hôm nay ở trần gian, Gia Đình Hội Thánh quây quần “mừng tuổi Cha” và nhận phúc lành Cha ban, mà món quà lớn lao nhất chính là Đức Chúa Cứu Độ và Thần Linh Thánh Hoá, Đầu và Linh Hồn đại gia đình Hội Thánh mà chúng con đang vui hưởng an bình,hạnh phúc,đầy no, trong khi chờ ngày đoàn tụ vĩnh viễn với Cha trong đại gia đình Thiên Quốc.

 

 

CHÚA NHẬT CHÚA X TN (Nam B): CHÚA BA NGÔI – Mt 28, 16 – 20

CVK Nguyễn-Thế-Bài
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.