Uncategorized

Noel đến với những người khó nghèo

“Lại một Noel nữa…trở về:”! Các nhà thờ đã trang trí Noel, rồi hang đá với bao nhiêu đèn màu lấp lánh. Tối qua tôi sang nhà thờ Đồng Tiến gần nhà, cả 1 góc phố sáng rực, với con đ ường dọc truớc nhà thờ như một đuờng hoa, nguời nguời rộn rịp chụp hình, tung tăng cuời nói vui tuơi.

“Lại một Noel nữa…trở về:”! Các nhà thờ đã trang trí Noel, rồi hang đá với bao nhiêu đèn màu lấp lánh. Tối qua tôi sang nhà thờ Đồng Tiến gần nhà, cả 1 góc phố sáng rực, với con đ ường dọc truớc nhà thờ như một đuờng hoa, nguời nguời rộn rịp chụp hình, tung tăng cuời nói vui tuơi. Đó là chưa kể, trung tâm Saigon còn nhộn nhịp tưng bừng hơn với bao nhiêu đèn hoa trang trí rực rỡ khắp các con đuờng chính thu hút du khách đến với Saigòn hoa lệ. Các nhà hàng, khách sạn thi nhau trang trí rực rỡ với nhiều thiết kế khác nhau thu hút tầm nhìn của mọi nguời. Hình như mọi nguời đã quên đi biểu tuợng rõ ràng nhất của “hang đá” là khó nghèo! Vậy có ai nhớ đến những nguời khó nghèo trong mùa Giáng sinh này không ? Thưa có, tôi đọc đuợc trên các báo Saigon những bản tin “Ấm áp. Giấc mơ đêm mùa đông cho bịnh nhân ung thư” với nhiều hội đòan khác nhau, với những đêm văn nghệ cùng sự góp mặt của cả trăm nghệ sĩ và vé bán đuợc ( gần ¼ tỷ) đều dành hết cho các bệnh nhi…Rồi những phóng sự ảnh về các sinh viên nghèo đi làm “dịch vụ ông già Noel phát quà” lấy tiền làm từ thiện. Chúa ở trên cao chắc cũng đang mỉm cuời, nhìn xuống hài lòng, vì nhờ kỷ niệm Sinh nhật Chúa mà bao nhiêu kẻ khó nghèo đuợc “ăn theo” huởng chút niềm vui. Phải chi quanh năm mọi ngưòi luôn nhớ đến nguời nghèo thì chắc Chúa sẽ vui hơn. Bên cạnh những sinh họat rầm rộ đó, cũng có những nhóm nhỏ âm thầm tỏa ra các “Mái ấm” tặng quà, tặng quần áo, hớt tóc cho các em. Chiều qua tôi theo chân 1 em học sinh cũ đi thăm mái ấm “Tê – Phan” (Têrêxa – Phanxicô), anh điều hành giải thich cho tôi về cái tên của mái ấm. Đuờng đi đến mái ấm thật quanh co, chạy dọc theo kênh Nhiêu lộc rồi quẹo qua, quẹo lại,i phải dừng xe hỏi thăm mấy lần mới tìm đến nơi mái ấm ở tận cùng ngóc ngách của con hẽm. Trong con hẽm nhỏ xíu đó tôi thấy các em đang đuợc quàng khăn trắng, ngồi trên ghế để các anh hớt tóc “cho đẹp trai” mà ăn mừng lễ Noel. Mái ấm này có 60 em mà hơn phân nữa là mắc bệnh thiểu nảo, rồi khuyết tật , mù lòa chỉ có khỏang 10 em là bình thuờng. Tôi nhìn trên vách thấy treo bằng khen học sinh giỏi, chắc là của những em bình thuờng. Anh điều hành mái ấm tâm sự “Với những em bị bệnh về não, gần như không ở đâu muốn nhận kể các trại mồ côi, vì nuôi 1 đứa trẻ bình thuờng đã cực, nuôi 1 bé bại não cực gấp 100 lần”. Tôi thấu hiểu điều anh nói. Có 1 em trai tay chân ngoằn ngoèo, nhưng nụ cuời rất tuơi loanh quanh tôi hỏi thăm bằng 1 giọng ngọng nghịu với những câu hỏi liên miên: “Cô tên gì vậy?” cô ở đâu vậy?.Tôi trả lời xong, lát nữa em lại hỏi nữa, hình như em cần nguời nói chuyện hơn là vì muốn hỏi hay thắc mắc. Khi tôi phát hộp sữa cho em nào tôi đều muốn nói chuyện với các em một chút, nhưng có em ngu ngơ không trả lời đuợc. Một em lớn hơn vội giải thích : Em đó bị bại não nên không trả lời đuợc, có em chỉ ú ớ với ngôn ngữ của riêng em. Tôi thấy có em chỉ ngồi cuời ngu ngơ một mình, cho quà thì lấy chứ guơng mặt không có cảm xúc. Một soeur dẫn tôi sang căn bên cạnh, nơi dành cho những em nhỏ duới 3 tuồi. Tôi thấy những chiếc nôi có hàng rào chung quanh, soeur giải thich vì các em hay bò đi lung tung khi tối ngủ, nếu cột tay chân các em lại thì tội quá, nên phải cho các em vô “giuờng” có rào chung quanh để giữ các em ở lại trong giuờng cả đêm. Ôi, nguời lớn bị tâm thần đã khốn khổ rồi, bây giờ bé tí xíu mà đã phải tâm thần thi cuộc đời dài truớc mắt của em sẽ ra sao?. Tôi không dám nghĩ tiếp…Đời sao lắm cảnh thuơng đau và tôi cảm thấy tạ ơn Chúa vì những đứa con tôi sinh ra bình thuờng, mà truớc kia tôi thuờng nghĩ đó là lẽ đuơng nhiên. Bởi vậy đôi khi những cái phúc mà ta đuợc huởng ta lại không biết tri ân, mà xem đó là chuỵện bình thuờng, cho đến khi nhìn những em bé trong mái ấm này, tôi mới giật mình nhận ra cái phúc mà mình đã nhận là đáng quý duờng nào!

Khi tôi ra về em bé trai lúc nảy lại chạy ra lẩn quẩn bên chân, tôi phải dừng lại xoa đầu em một lúc rồi mới đi đuợc và nụ cuời tội nghiệp của em theo tôi suốt đường về. Hình ảnh những em bại não, mù cả 2 mắt từ khi mới sinh, rồi liệt tay chân…Nếu là trong xí nghiệp sản xuất thì nguời ta sẽ quăng đi vì sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, nhưng đây là sinh mạng con nguời…Bạn thân tôi theo đạo Phật thì giải thich  những nghịch cảnh đáng thuơng như vậy là do nghiệp từ kiếp truớc, tôi không biết đúng hay sai, nếu đúng thì cũng là 1 “răn đe” nghiêm khắc cho những kẻ làm điều ác, nhưng sao tôi vẫn  thấy tội quá!…Tiếng phone reo của Minh Hằng lôi tôi ra khỏi những suy nghĩ lẩn thẩn về đau khổ của kiếp nhân sinh:

– Cô ơi em đã lo xong những phần quà cho nguời homeless, mình đi phát tối mai rồi đó!

–  Cám ơn em, em lúc nào cũng giỏi, và luôn hòan thành tốt công tác cô giao.Em ơi, BS Phong đòi đi theo mình phát quà cho homeless đó

– Ai biểu cô rủ đi làm chi, mình làm từ thiện theo kiểu con nhà nghèo, còn BS Phong làm theo kiểu quy mô lớn…

– Cô không hề rủ, chỉ vì tình cờ hôm đi thăm Đức Trọng, cô thấy phát quà cho các bệnh nhân các bánh gói trong bọc vệ sinh sạch sẽ nên hỏi thăm xem mua ở đâu, để về nói em đi mua phát quà cho homeless. Không dè BS Phong đòi đi theo, nghe vậy cô bèn lãng ra chổ khác không trả lời…Vậy mà về Saigon hết email lại gọi ĐT đòi đi theo nên cô đành phải gật đầu…

Buổi tối đúng giờ hẹn đi phát quà, BS Phong đến còn thêm con trai là bé Khiêm đi theo. Nhưng nhờ vậy bé Khiêm giữ gói kẹo để phát thêm cho các nguời homeless, ngoài gói bánh và hộp sữa và  bé trở thành nguời phát quà chính, chỉ tiếc là bé phải đội nón bảo hiểm nên không đội nón ông già Noel đuợc.

Nhóm chúng tôi đi theo sự huớng dẫn của Minh Hằng, tội nghiệp tối qua MH phải đi “điều nghiên” thị truờng truớc, để biết lề đuờng khu nào  có nhiều homeless. Cái điều làm tôi thấy dễ sợ nhất là từ bên đây đuờng thấy nguời homeless bên kia, rồi băng xe ngang đuờng giữa dòng xe cô đang chạy ào ào xuống. Tôi nói với MH chẳng thà em để cô xuống đi bộ xách quà băng qua đuờng còn đỡ nguy hiểm hơn, trong khi MH lại quan niệm để cô đi bộ băng ngang đuờng như vậy em mới thấy nguy hiểm. Thành thừ đôi khi cùng 1 vần đề mà mỗi ngừoi lại nhìn thấy cách giải quyết tốt khác nhau, nên phải chấp nhận tuơng nhuợng dù mình không đồng ý, MH điều khiền xe nên tôi phải theo ý em, nhưng lúc đó tôi phải nhắm mắt lại và thấy rờn rơn ở sóng lưng khi băng ngang giữa dòng xe đang chạy.Nhưng nguời Saigon lái xe “dễ thưong” luôn biết tuơng nhuợng nhau nên cuối cùng không sao! Kiểu này ở Mỹ là tiêu đời rồi, vì tôi đọc báo thấy nhiều cụ già bị xe cán chết vì không băng ngang đuờng ở lối dành riêng cho ngừoi đi bộ và tài xế không bị Cảnh sát truy cứu trách nhiệm trong các truờng họp này. Lề đuờng chúng tôi đến đầu tiên là con đuờng gần nhà MH, vì đã gặp họ tối qua rồi, nên MH nói chuyện có vẽ thân quen, và cả chục nguời khu đó bu lại nhận quà. Họ vui vẻ nói:

– Tụi tôi đang đói bụng chưa có gì ăn, bây giờ có bánh, có sữa nữa thì tốt quá, rồi còn đuợc kẹo nữa.

Chúng tôi đi dọc theo lề đuờng xem có còn sót ai không? gặp 1 nguời nằm sãi 2 tay, chân giữa lề đuờng, không biết vì mệt hay vì xỉn, nhưng hỏi thì biết trả lời và cám ơn vì đã tặng quà. Có nguời nằm ở phía xa, tới hỏi thăm đã nhận quà chưa? thì cũng thật thà trả lời là đã nhận rồi, như vậy là dù nghèo họ vẫn không tham lam. Gần cuối đoạn đuờng găp 2 ông ngồi khề khà nhậu với cóc, ổi gì đó. MH tặng quà rồi hỏi:

– Uống ruợu có hại cho sức khỏe, 2 chú uống làm chi?.

– Đời không nhà, không cửa, buồn quá! Uống giải sầu mà cô. Cám ơn mấy cô tặng quà thấy đời vui một chút.

Tôi thấy hình như đa số đàn ông VN đều thich nhậu, nên góc phố nào cũng thấy quán nhậu. Nhậu từ trong nhà hàng cho tới quán cóc ra tới lề đuờng. Có lần tôi đã nghe 1 ông nghêu ngao lời 1 câu hát của TCS:

“Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi
Từ sáng tinh mơ cho tới chiều tàn…”

Nhậu riết rồi ghiền, không nhậu chịu không đuợc, bỏ bê gia đình vợ con, hạnh phúc bỏ đi, cái nghèo ở lại…

Khi rẽ qua một huớng khác, ngay khúc giao lộ thấy 1 bà cụ già ốm o gầy còm, ngồi ngay lề đuờng ôm 1 rổ những thứ linh tinh để bán không biết có ai mua không?. Hình như bà cụ không thấy đuờng, ôm gói quà tặng, miệng móm mém cám ơn, hình như cụ không còn răng. Vì ngay giữa giao lộ nên không dừng lại để hỏi chuyện cụ lâu hơn
Ở một khu phố khác gặp 1 chú cụt chân, chống nạng đi bán vé số từ Hậu giang lên Saigòn kiếm sống, chú lang thang bán tới 11 giờ đêm, có hôm hết, có hôm không? Rồi tìm 1 góc nào đó ngủ qua đêm, sáng mai thức đậy đi bán tiếp, nhưng thấy guơng mặt chú vẫn tuơi cuời. Có lẽ chú quan niệm:

“Thở đi nhẹ một kiếp người
Vui đi để có nụ cười thênh thang.”

Nếu cuộc sống như chú mà còn tưoi cuời đuợc thì những ngừoi như chúng ta sao lại dễ quạu quọ, than trách đủ thứ…Hình như Saigon số nguời bán vé số đạt kỷ lục, đi đâu cũng gặp ngừoi mua vé số, ngồi trong quán ăn khỏang 5 phút mà có tới 3,4 nguời mời mua vé số. Một lần ở Đà Lạt có 1 em mời mua vé số, tôi tặng tiền em không chịu nhận mà cứ nhất định ép mua vé số giùm, tôi phải nói thật tôi không có ở đây, nên không biết xài vé số, lúc đó em mới chịu nhận tiền.

Đi sang con đuờng khác gặp 1 thanh niên dắt xe đạp chung quanh ràng những bao to tuớng chất đầy những chai lọ nhựa, mỗi tối em đi các thùng rác, buơi nhặt các chai, bình nhựa…kiếm đuợc chừng 7, 8 chục ngàn (khỏang 3, 4 đô). Tôi nói với MH nếu ăn quán cơm xã hội có 2000$/ 1 suất thì cũng đỡ – Cô à, họ còn gia đình vợ con rồi tiền thuê nhà nữa…. Thấy em cứ dắt xe mà không chịu đạp hỏi ra mới biết bánh xe bị xẹp lốp cần phải vá, đang lục bóp kiếm tiền để cho em vá xe thì BS Phong đã móc túi lấy tiền cho em vá xe.

MH dẫn tới 1 quãng truờng có đèn sáng, găp một nhóm nguời ở đây, họ có vẽ thong dong tự tại cho biết có lề đuờng chỗ này rộng sạch sẽ , nên đi làm về mêt mới ngủ 1 giấc, một lát nữa khuya khuya đi làm tiếp – Chị làm gì? – thì đi mót thùng rác luợm võ bia, chai nhựa…- Lỡ trời mưa chị ngủ đâu? – Thì đi qua khúc gầm cầu phía bên kia. Cuộc sống đối với họ có vẽ đơn giản, ít nhu cầu, chấp nhận và vui vẻ bằng lòng với hòan cảnh hiện có. Biết đâu đó lại là một chân lý để sống hạnh phúc mà chúng ta cần học hỏi để bắt chuớc!

Trên đuờng đi tới một điểm khác, dọc đuờng nhìn thấy 1 bác cyclo, ngủ trên chiêc xe của mình. Có lẽ cyclo cũng là ngôi nhà của bác, vì thấy xe chất đầy đồ đac, gối chăn và bác nằm trên đó, như trên chiếc giuởng nệm, ngắm sao trời, lại có gió thóang mát hơn là ở trong nhà. Bé Khiêm phải xuống xe mang quà tới tận tay cho bác vì bác đang nằm trên “giuờng nệm” khó xuống. Có lẽ đây là 1 dạng của “khách sạn ngàn sao”.

Kiểm lại những túi quà, MH cho biết sắp hết quà rồi cô ơi! Đi tới điểm cuối cùng này là hết quà luôn đó.  Chúng tôi tới một ngã 3, nhìn bên kia đuờng thấy lô nhô nguời nằm, ngồi. Có 2 ngừoi phía trong đã ngủ, 2 chị phía ngoài còn thức, chị cho biết chị từ Huế (Cồn Hến) vô Saigon lâu rồi. Ở ngoài nớ cực lắm, vô đây coi vậy mà suớng hơn – Ở lề đuờng mà suớng sao? – Thì cũng có chỗ ngủ là đuợc rồi, ít ra cũng còn kiếm đuợc miếng ăn qua ngày cô à! Bây giờ mùa lễ Noel thỉnh thỏang có nguời đến tặng quà là vui rồi. Nghe quan niệm “suớng “của mấy nguời nghèo sao mà giản dị đến lạ lùng! Đúng là: “An nhiên tự tại đời thong dong” Có lẽ rồi đây tôi phải tập quan niệm hạnh phúc theo lối cảng đơn giản càng tốt. Hình như suốt buổi tối nay đi phát quà, tôi chưa nghe ai than “đời là bể khổ” mà tôi chỉ nghe họ nói về niềm vui và gần như không ai nói về những mong uớc cao xa. Tôi chợt nhớ lại 2 câu thơ của Nguyễn công Trứ:

Trí túc tiện túc, đãi túc hà thời túc
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn

Nghĩa là:

Biết đủ là đủ, đợi đủ bao giờ mới đủ?
Biết nhàn là nhàn, đợi nhàn bao giờ mới nhàn?

Đậy là cách sống an lạc rất hay. Nếu ta đem ra áp dụng đuợc thì thật tốt quá. Nhờ buổi tối đi phát quà cho nguời homeless này, tôi có dịp nhớ lại những quan niệm về hạnh phúc và chữ nhàn trong đời sống

Trời đã khuya, công tác phát quà Noel đã hòan tất. Cám ơn cha con BS Phong đi theo hổ trợ và làm “gạc đờ co” cho cô trò tôi, cám ơn bé Khiêm nhiệt tình tham gia công tác. Những vị “khách không mời mà đến” bỗng trở nên cần thiết và thân quen sau một chuyến “đi đêm”. Đâu đây lời bài hát thánh ca Giáng sinh thân thuộc vang lên trầm ấm, như một lời cầu chúc đến những nguời còn chịu kiếp lầm than sớm đuợc huởng ân phúc Chúa ban cho:

“Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần
Người đem ân phúc xuống cho muôn dân lầm than
Nơi hang Bê lem thiên thần xướng ca
Thiên chúa vinh danh chúng dân an hòa.”

Noel 2015
Ph ượng  Vũ

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.