Uncategorized

“Niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao lẻ loi!” – Tâm lý hôn nhân

Thế là tôi lại gặp họ, đôi tình nhân già hôm đó trong khuôn viên viện dưỡng lão. Chiều hôm nay họ không ngồi dưới tàn cây, và người vợ không ngồi trên chiếc xe lăn, còn người chồng không cúi xuống xỏ và buộc dây giầy cho vợ nữa. Nhưng cả hai đã chuyển vào phía bên ngoài mái hiên của phòng khách và họ ngồi cạnh nhau trên một băng ghế.

Thế là tôi lại gặp họ, đôi tình nhân già hôm đó trong khuôn viên viện dưỡng lão. Chiều hôm nay họ không ngồi dưới tàn cây, và người vợ không ngồi trên chiếc xe lăn, còn người chồng không cúi xuống xỏ và buộc dây giầy cho vợ nữa. Nhưng cả hai đã chuyển vào phía bên ngoài mái hiên của phòng khách và họ ngồi cạnh nhau trên một băng ghế. Dù ngồi trên những chiếc ghế sắt ở dưới tàn cây hay ngồi trên băng ghế bên hiên phòng khách, tư thế ngồi của họ cũng vẫn nói lên cái gắn bó và sự gần gũi đến thèm thuồng. Trông họ rất tình tứ và rất lãng mạn, mặc dù không có những tác động hôn hít, và cháy bỏng.

Họ ngồi gần nhau, sát vào nhau có lẽ không còn chỗ trống nhỏ để họ có thể gần hơn nữa. Bờ vai của người chồng là điểm tựa cho chiếc đầu người vợ ngả vào và bình yên đặt trên đó. Mái tóc tuy đã điểm sương nhưng vẫn còn bồng bềnh của người vợ đã được bàn tay của chồng luồn vào, mân mê, và như đếm từng sợ. Những ngón tay của ông như trên phím đàn, và như những ngón tay của các phong cầm thủ tài nghệ lướt nhẹ trên suối tóc của vợ. Họ tình tứ và lãng mạn nhưng không cháy bỏng, hôn hít theo cái lối diễn tả của tuổi trẻ. Có lẽ những cử chỉ cháy bỏng của họ lúc này đã đi vào trong cái câm nín, cái tầng sâu kín của con tim và vùng kỷ niệm. Có lẽ họ cũng không cần đến những nụ hôn để làm chất keo sơn gắn bó họ lại nữa, vì họ đã thuộc trọn về nhau và cho nhau rồi. Nhưng ở thời điểm cuối thu của cuộc tình, họ chỉ muốn gần nhau và lắng nghe những nhịp đập con tim của nhau, cùng nhau lang thang trong vùng trời kỷ niệm. Và vì thế nên họ rất lặng lẽ, rất bình yên.

Bên nhau trong cái yên tĩnh của buổi chiều như hôm nay, và trong cái không gian huyền hoặc ấy, có lẽ họ đang đọc cho nhau những lời trong bài thơ rất tình tứ của thuở mà hai người mới yêu nhau, và nhắc lại những kỷ niệm êm đềm của những buổi chiều nhung nhớ:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần…
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế !
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi, Tình có nghĩa gì đâu,
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu ?
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa,
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa,
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi,
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi !
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Tôi sẽ trách — cố nhiên — nhưng rất nhẹ;
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về,
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ,
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…

(Ngập Ngừng – Hồ Dzếnh)

Nhưng tình họ không mất vui, dù đã trọn câu thề, và cái dang dở mang tính lãng mạn của thi văn đã không ảnh hưởng đến tình yêu họ dành cho nhau. Hoặc họ đang hát cho nhau nghe bản tình ca “Mùa Đông Của Anh “ của Trần Thiện Thanh.

“Em chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái
Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy
Anh đi đi… Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn
Nhưng cuộc tình dương gian muôn đời không nghĩa lý
Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý
Như đôi ta niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi.”

Đối với chàng thì: 

“Em chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái
Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy.”

Phải nói là điên lắm và say lắm mới liều lĩnh trao cuộc đời mình, cuộc đời mà kết thúc dẫn tới những tật nguyền, những bất lực vào tay một người, mà không biết người ấy có chung tình và yêu mình trong những hoàn cảnh éo le như vậy hay không? Nhưng với một tình yêu chung thủy như chàng, thì trong cả một vườn hoa tình ái, chàng chỉ nhận ra và say mê có một bông hoa biết nói, biết yêu, và biết điên là nàng. Một người say men tình đến liều mạng như nàng, và một người yêu cũng mù lòa như chàng. Và đó là cái hấp dẫn của tình yêu đến làm cho họ say đắm, mà hậu quả là khi về cuối đời, dù trước một tấm thân mệt mỏi, bệnh tật chàng vẫn còn yêu say đắm, và nàng vẫn có một bờ vai để tựa. Nói theo Trịnh Công Sơn, thì: “Tình yêu như trái phá. Con tim mùa lòa”.

Ngồi bên nhau hôm nay, bên vòng tay của chàng, gục đầu trên vai chàng, cũng như năm xưa, và cũng một lối nũng nịu rất nữ tính, rất đàn bà, nàng đang muốn nói với chàng:

“Anh đi đi, người điên không biết nhớ
Và người say không biết buồn.”

Có thật là nàng không còn nhớ chàng không? Hay chính chàng không còn nhớ đến những căn bệnh hiểm nghèo, những đau đớn thể xác nàng đang phải chấp nhận, để tự ví mình như người say không còn biết buồn cho số phận và buồn trước những mất mát, thiệt thòi của người mình yêu. 
 
“Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý" . Đối với cả hai thì giữa bầu trời trăng sao họ không nhìn thấy gì ngoài một vì sao lẻ loi là nàng, là chàng.Và đó là tình yêu mà cả hai muốn dành cho nhau, đặc biệt, chàng muốn dành tặng nàng trong chuỗi ngày còn lại dù nàng bây giờ chỉ là một người đàn bà già nua ngồi trên chiếc xe lăn. “Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý”. Những cuộc tình mà người ta chỉ đến với nhau vì sắc đẹp, vì sự hấp dẫn của thân xác, vì tiền tài, vì danh vọng. Những cuộc tình coi như đẹp ấy theo thời gian và thử thách sẽ trở nên vô nghĩa. Nhưng chỉ khi người ta mang trọn gói tình “trong vòng tay tình ý”. Vòng tay yêu thương, vòng tay ân ái mà theo một ý nghĩa tâm linh: “Yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày trong suốt cuộc sống” dù người yêu mình có là gì đi nữa. Dù tình yêu có dẫn họ đi qua những thách đố, thử thách gì đi nữa.

Tôi trân quí và kính trọng mối tình của hai người.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.