Uncategorized

Những phụ nữ đã phá thai phải gánh chịu đau khổ như thế nào?

(EWTN News) Một tâm lý gia chuyên về những phụ nữ sau phá thai đã nhấn mạnh đến việc cần phải giúp đỡ để phục hồi những người này và việc họ phá thai đều có những câu chuyện riêng để tâm sự.

(EWTN News) Một tâm lý gia chuyên về những phụ nữ sau phá thai đã nhấn mạnh đến việc cần phải giúp đỡ để phục hồi những người này và việc họ phá thai đều có những câu chuyện riêng để tâm sự.

Tâm lý gia người Peru là Luz Marina Araoz Chavez đã nói rằng những phụ nữ sau phá thai gặp những “khó khăn trong việc phục hồi vết thương lòng do sự mất mát của đứa con.” Họ còn phải đối diện với khó khăn khác nữa “ trong việc tìm thấy bình an với Thiên Chúa, với chính bản thân mình và những người khác liên quan đến quyết định phá thai của họ.”

Chavez là một tâm lý gia người Peru và điều hành Dự Án Hy Vọng nhằm cùng đồng hành với những phụ nữ đã phá thai và đang chịu đau khổ do tác hại của việc phá thai ấy.

Ý kiến của bà nhằm phản bác lại một công bố của ủy ban về giới tính và tình dục đa dạng tại Hiệp Hội Tâm Lý Chile cho rằng không có hội chứng gì sau khi phá thai.

Lời tuyên bố trên được đưa ra khi quốc gia này đang có cuộc tranh luận về một dự luật ủng hộ Tổng Thống Michelle Bachelet nhằm hợp thức hóa phá thai.

“Hội chứng sau phá thai” là cụm từ thường được xử dụng để chỉ về trạng thái cảm xúc của những người liên quan đến những việc phá thai. Những người này thường không có khả năng đối diện với nỗi đau đớn, sợ hãi, giận giữ, u buồn và tội lỗi, những hệ quả của việc phá thai mà họ đã làm.

Hai phụ nữ dấu tên đã từng phá thai và được sự giúp đỡ của Dự Án Hy Vọng đã nói với CNA về nỗi đau của họ sau khi phá thai.

Một người trong họ, 59 tuổi kể lại rằng sau khi phá thai bà đã trải qua những đêm dài than khóc và những ngày nằm khóc mãi không muốn ra khỏi giường.

Một chị là một tâm lý gia, 52 tuổi kể về những khó khăn chị đã gặp phải khi mẹ chị bắt buộc chị phải phá thai lúc chị còn rất trẻ.

Chị nói “Tôi đã khóc rất nhiều với nỗi u uất dằn vặt trong nhiều năm”. Chị cũng có “ thái độ rất là hung dữ.”

“Tôi không hiểu sao tôi lại như vậy. Hậu quả lớn lao nhất là một tâm lý lo lắng, chán nản đeo đẳng tôi suốt nhiều năm dài sau đó.”

Ủy ban của Hiệp Hội Tâm Lý Chile nói rằng hội chứng sau phá thai tự nó không có gì, nhưng đúng hơn là cảm giác “tội phạm” mang tính xã hội của hành động.

Nhưng một trong hai chị đã phản bác lại rằng “Tôi đã đau khổ vì không được nhìn thấy và chăm sóc đứa con bị bứt tử của mình. Không ai lên án tôi, nhưng tôi tự lên án tôi, tôi thấy mình là một bà mẹ xấu xa nhất trong các bà mẹ trên thế gian này.”

Nổi khổ đau của tôi là ở chỗ “Tôi đã giết đứa con của mình, một đứa con ngây thơ vô tội đang lớn lên bình an trong bụng tôi, một đứa con không thể tự bảo vệ được mình. Những đứa con khác của tôi thì có thể chơi đùa, khóc cười, nhưng anh nó thì không. Đó chính là nguyên nhân nỗi khổ đau của tôi.”

Chị 52 tuổi cũng phản đối ý niệm cho rằng nỗi đau của việc phá thai là kết quả của điều kiện xã hội.

“Những gì tôi đã trải qua là sự hiện diện và mối liên hệ của một con người đang lớn lên trong bụng tôi, dù tôi muốn hay không muốn. Bào thai ấy là một con người, một em bé chứ không phải một “cái gì”.

“Cảm giác tội lỗi đã không bảo vệ bào thai và đã không đủ can đảm chống lại việc phá thai cứ lớn dần trong tôi tạo nên nỗi buồn sâu xa dằn vặt và hành hạ tôi suốt nhiều năm dài.”

Mặc dù có nhiều khó khăn và đau khổ gây ra sau việc phá thai, nhưng cả hai phụ nữ đều nói rằng với sự an ủi tinh thần và tâm lý họ đã có thể tiến về phía trước và xây dựng lại cuộc sống.

Một chị nói rằng “Tôi đã gặp một linh mục khi sự đau đớn của tôi quá cùng cực vì hối tiếc, cha khuyên tôi hãy ăn năn hối cải và rằng cái chết của con tôi do phá thai đã có ý nghĩa cho những em bé khác đang có nguy cơ bị hủy bỏ,”

“Quả là khó khăn và mệt mỏi khi tôi phải trải qua một hành trình đầy đau khổ, hối tiếc, dằn vặt. Tôi chỉ có thể làm lại cuộc đời với sự giúp đỡ của Dự Án Hy Vọng với những con người có trái tim yêu thương, luôn đồng hành với tôi trong suốt ba năm qua. Xin cám ơn sự cống hiến và sự quan tâm chăm sóc của các chuyên gia làm việc trong dự án, nhờ họ mà tôi đã có thể vượt qua.”

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.