Uncategorized

Những cặp vợ chồng “cắn đắng nhau” lại sống hạnh phúc đến răng long đầu bạc, tại sao nghịch lý đến như thế?

-Ông A lấy bà B được 40 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, không ngày nào mà ông A không cãi nhau với vợ. Đùng một cái, ngày kia ông A ngã ra chết tốt. Bà B im lặng được đâu một tháng, ngày kia bà thủ thỉ với con cái: “Tao nhớ ba tụi bây quá” và đùng một cái, tuần sau bà quy tiên, không bệnh hoạn chi hết!

 

-Ông A lấy bà B được 40 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, không ngày nào mà ông A không cãi nhau với vợ. Đùng một cái, ngày kia ông A ngã ra chết tốt. Bà B im lặng được đâu một tháng, ngày kia bà thủ thỉ với con cái: “Tao nhớ ba tụi bây quá” và đùng một cái, tuần sau bà quy tiên, không bệnh hoạn chi hết!

 

Ai cắt nghĩa được chuyện tréo ngoe này?

 

Xin thưa, các nhà tâm lý học Hoa Kỳ. Hay đúng ra có một nhà tâm lý học khẳng định một chuyện rất ly kỳ là “các hành động có vẻ tiêu cực, các lời nói dữ dội đối với nhiều cặp vợ chồng, trên đường dài, lại… có ích hơn là nguy hiểm”

 

Ông này tên là James McNulty, giáo sư tâm lý học đại học Tennessee. Ông nói: “Cái khuôn có vẻ hợp lý cho các cặp hạnh phúc có thể không phù hợp với các cặp luôn có vấn đề với nhau”.

 

Ông có nhận định khá sắc sảo: “Những cặp hạnh phúc (happy couples) hành xử và suy nghĩ rất tích cực, nhưng điều này có thể PHẢN ẢNH là họ đang hạnh phúc, chứ chưa chắc TẠO RA hạnh phúc thật sự cho họ”.

 

Theo ông thật ra, những cặp “cứ cãi nhau triền miên” có khi lại tốt cho “sức khỏe vợ chồng” hơn. Lý thuyết của ông dựa vào các khảo sát từ hơn 1 thập niên qua. Đầu tiên có 82 cặp mới cưới cho biết 8 lần trong 4 năm đầu tiên chung sống liệu họ có đạt được mong ước như đã dự trù.

 

McNulty nhận thấy cặp nào có vấn đề lại tỏ ra có bản lãnh hơn để vượt qua khó khăn kế tiếp. Ông nói: “Cũng giống như các học sinh, một em cứ ngỡ mình sẽ được điểm A, sẽ thất vọng biết bao nếu em chỉ được B, còn em nào không chờ đợi thì lại có cơ làm bài khá hơn” .

 

Điểm thứ nhì McNulty và các đồng sự muốn xem các cặp vợ chồng hay đổ lỗi cho nhau ra sao. Thường thì có 2 thái độ, người kết án “gậm nhấm mối căn hờn trong cũi sắt”, cứ nhớ mãi về “tội lỗi” của người kia, thái độ thứ nhì là xem lỗi của người kia do hoàn cảnh bên ngoài nên dễ nguôi ngoai và có khi tha thứ nhanh hơn.

 

Những cặp vợ chồng mặn nồng với nhau có một yếu điểm là lại “khó tha thứ’ cho người thương nếu phật ý về một lỗi mà anh ta (hay chị ta) cho là nghiêm trọng, trong lúc các cặp hay cắn đắng, tuy “cắn” nhau thường hơn, lại có khuynh hướng bỏ qua các lỗi hay cố tật nho nhỏ.

 

Ngoài ra là thái độ mà McNulty gọi là “problem solving”, tức là khi có vấn đề nổi lên, vợ (hay chồng) có thói quen đổi lỗi cho người kia, hay tìm cách giải quyết cho êm đẹp, theo kiểu “thỏa thuận được mọi đối tác chấp nhận được”.

 

Khi khảo sát 2 nhóm, nhóm đầu gồm 72 cặp phải báo lại sự hài lòng về cuộc hôn nhân ra sao 8 lần trong vòng 5 năm và nhóm thứ nhì gồm 135 cặp, báo 3 lần chỉ trong 1 năm, McNulty nhận thấy “cặp nào đối diện với các vấn đề nghiêm trọng sẽ thấy “đỡ” hơn nếu họ có thái độ cãi nhau dữ dội hơn”.

 

Tại sao lại có chuyện lạ lùng như thế? Theo ông thi “đã có bằng chứng cho thấy là khi ‘cắn nhau đau’, vợ chồng sẽ có dịp suy nghĩ lại hành vi của bản thân, họ sẽ có khuynh hướng tự sửa đổi để tránh một ‘bad behavior’ trong tương lai”.

 

Nhưng dĩ nhiên lúc “chiến tranh xảy ra” thì hai bên đâu có ai sung sướng gì. Cái mặt tích cực là họ sẽ được ‘trui rèn trong lửa đỏ’ để biết cách làm sao tình vợ chồng không gãy đổ với thời gian, một điểm mạnh mà các cặp ‘có vẻ hạnh phúc’ lại không có được!

 

Bất ngờ cuối cùng là những cặp “có vẻ hạnh phúc” khó tha thứ cho nhau hơn, nhất là nếu một người ‘dính vào’ một lỗi dưới mắt người kia không thể chấp nhận được, trong lúc các cặp “sáng cãi chiều cọ” thì “giận thì giận, mà thương vẫn thuơng” vì họ biết quên lỗi người thương dễ hơn!

 

McNulty hóm hỉnh kết luận là “các chuyên gia hôn nhân cần tỉnh táo, có những cặp ‘coi vậy mà hỏng phải vậy’ và chuyện vợ chồng là chuyện rắc rối nhất trần đời, nó thoát ra các kuôn mẫu, các định ước và luôn dành cho các chuyên gia những bất ngờ thú vị!”.

 

Hồng Quang

 

Jul 30, 2010 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.