Uncategorized

Những bài học sau ngày bầu cử

Giáo Hội Công Giáo ở nước Pháp đang trải qua những thử thách, mà lối ra cuối đường hầm không hứa hẹn điều gì sáng sủa.

 

Giáo Hội Công Giáo ở nước Pháp đang trải qua những thử thách, mà lối ra cuối đường hầm không hứa hẹn điều gì sáng sủa.

 

Giáo Hội này sẽ  phải đối đầu – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – với chính phủ nước Pháp, vốn chuẩn bị hợp pháp hoá những điều nghịch với giáo huấn Giáo Hội, như “Hôn nhân cho mọi người” (bao gồm hôn nhân đồng tính), an tử, với lời tuyên bố thẳng thừng khi vận động bầu cử của đương nhiệm tổng thống Hollande rằng sẽ hợp pháp hoá những vấn đề nầy. Sau khi đồng loạt công bố “lời cầu nguyện cho nước Pháp” từ ngày 15/08, nay tại Hội nghị khoáng đại tổ chức ở Lộ Đức từ 03 đến 08/11/2012, các Giám Mục  Pháp sẽ phải nói lên lập trường của Giáo Hội và sự chống đối quyết liệt đối với những dự luật trái luật tự nhiên và đạo đức luân lý mà chính phủ đang theo đuổi, cũng có nghĩa là chống lại chính phủ. Những hậu quả được dự đoán sẽ không hề nhỏ. Nếu thất bại, không chỉ gây tổn hại đến đời sống đạo của tín hữu Công giáo, và quan trọng hơn, nó cho thấy uy tín của các chủ chăn xuống thấp đến độ nào. Trong khuôn khổ chia sẻ âu lo và cầu nguyện với Giáo Hội Pháp, TU ES PETRUS xin chuyển tóm tắt hai bài diễn văn của ĐHY Andre Vingt-Trois, TGM Paris và là chủ tịch HĐGM Pháp về hai “tảng đá” đang đè lên Giáo Hội Pháp và nhất là các Giám Mục Pháp.

 

Bên cạnh đó, Giáo Hội Hoa Kỳ cũng đang “ngậm ngùi” vì kết quả không như ý, khi vị tổng thống bị quy cho rất nhiều “tội danh” có hại cho tôn giáo tái đắc cử. Dù có nhiều nguyên nhân cho sự thành công của Obama và sự “thất bại” của các GM Hoa Kỳ, nhưng rõ ràng là một số rất đông trong hàng chục triệu cử tri Công Giáo đã bỏ phiếu theo chọn lựa riêng của mình – cho Obama, người bị so sánh với những nhân vật xấu trong lịch sử loài người như Hitler, Staline,…nghĩa là không “đáp ứng” kỳ vọng của các Giám Mục của họ. Câu hỏi đặt ra là : uy tín của các Giám Mục nơi tín hữu Công giáo Hoa Kỳ không cao? Hoặc một số tín hữu còn quy cho các Giám Mục là có đầu óc đảng phái (công khai ủng hộ Cộng Hòa)? Còn nhớ, sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, người dân nói chung và tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ nói riêng, hoang mang lo lắng và hết sức cần một chỗ dựa tinh thần. Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ thời điểm ấy đang lún sâu vào những vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục, không còn là điểm tựa. Đó là một trong các lý do thành công của mục sư Rick Warren với cuốn sách vốn thực chất chẳng có gì sâu sắc và nhiều sai lỗi ”The Purpose Driven Life “ (bản tiếng Việt : Sống Theo Đúng Mục Đích) : lỗ hổng, sự hụt hẩng tâm linh đã phần nào được trám lại! Giáo Hội Hoa Kỳ vẫn chưa lấy lạ được thăng bằng, chưa phục hồi được mất mát về lòng tin (credibility) sau 10 năm. Cuộc bầu cử tổng thống vừa qua vừa là thước đo và trắc nghiệm về hiện tình lòng tin của các tín hữu Hoa Kỳ.

 

CẢ HAI “BÀI HỌC” – GH. PHÁP VÀ GH. HOA KỲ – RẤT NÊN ĐƯỢC SUY GẪM

 

1. “HÔN NHÂN CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI?”

 

ĐHY Vingt-Trois tuyên bố: “Vấn đề căn bản chính là tôn trọng thực tại hữu tính của sự hiện hữu con người và việc nó được xã hội quản lý”. Ngài tố cáo một sự “gian trá” trong dự án luật của chính phủ Pháp về “hôn nhân cho hết mọi người”. Ngài lập lại lời mời gọi các tín hữu Công Giáo “hãy nắm chặt những người được bầu”, vì “sự nghiêm trọng của vấn đề”. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Khoáng Đại các GM nước Pháp ở Lộ Đức (03-08/11/2012), Ngài tố cáo dự án luật nầy và các hậu quả của nó với xã hội. Ngài khẳng định : “Ngược với những gì người ta trình bày với chúng ta,dự án lập pháp liên qian đến hôn nhân nầy không chỉ đơn thuần là một sự mở ra hào phóng của hôn nhân cho những phạm trù đồng bào mới, mà đó là một sự biến đổi hôn nhân đụng chạm đến mọi người”. Ngài chỉ trích cụm từ “hôn nhân cho mọi người” : “ Đó sẽ chẳng phải là ‘hôn nhân cho mọi người’(một công thức kỳ lạ không nên theo đúng nghĩa!). Đó sẽ là hôn nhân của một số người nào đó đem áp đặt lên tất cả mọi người”. Với ĐHY TGM Paris, thì vấn đề vào cuộc trên hết, chính là con cái : “Những hậu quả phát xuất từ đó đối với hộ tịch cũng đủ nói lên điều đó : người ta đã hỏi các công dân xem họ đã đồng ý để không còn là cha hay mẹ đứa con của họ, để chỉ còn là một phụ huynh không biệt hoá : phụ huynh A hoặc phụ huynh B?”. Ngài phân tích tâm của vấn đề : “Vấn đề căn bản chính là tôn trọng thực tại hữu tính của sự hiện hữu con người và việc nó được xã hội quản lý”.  Và vạch ra một mâu thuẫn, một sự “gian trá”: “Trong khi người ta quy định sự bình đẳng tuyệt đối trong nhiều lãnh vực khá nhau của đời sống xã hội,thì việc áp đặt,- trong hôn nhân và gia đình, nơi sự bình đẳng là cần thiết và chủ yếu, – một quan điểm về hữu thể con người mà không nhìn nhận sự khác biệt giới tính, chỉ là một sự gian trá vốn dĩ sẽ làm lung lay một trong những mền tảng của xã hội chúng ta và lập nên một sự phân biệt đối xử giữa các con cái”. Dự án luật về hôn nhân và con nuôi mở ra cho những người đồng tính sẽ được bà Christiane Taubira trình lên hội đồng bộ trưởng vào thứ tư ngày 07/11/2012.

 

Trang mạng của GH Công Giáo ở Paris đề xuất những phương thế hành động để cân nhắc trong cuộc tranh luận nầy: http://www.paris.catholique.fr/Mariage-homosexuel-des-moyens-d.html.

 

Trang mạng của GH Công Giáo ở Pháp công bố những tuyên bố của các GM Pháp :

 

http://www.eglise.catholique.fr/actualites-et-evenements/dossiers/le-mariage-pour-tous-/paroles-d-eveques-sur-le-mariage-pour-tous–15112.html

 

Ngày 03/06/2003, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã công bố một tài liệu về những kế hoạch công nhận về mặt pháp lý các kết hợp giữa những người đồng tính.

 

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20030731_homosexual-unions_fr.html

 

2. KHÔNG AI CÓ QUYỀN XẾP ĐẶT CUỘC ĐỜI VÀ SỰ SỐNG CỦA ĐỒNG LOẠI

“Không một con người nào có được quyền xếp đặt sự sống của đồng loại mình” :  Đó là điều thứ nhất trong 5 điều khẳng định,qua đó ĐHY Andre Vingt-Trois lưu ý con đường tôn trọng toàn diện con người,ngay từ khi thụ thai và nhất là các em bé và các thanh thiếu niên. Vị chủ tịch HĐGM Pháp đã đọc diễn văn khai mạc Đại hội khoáng đại các GM Pháp ở Lộ Đức (3-8/11/2012), tố giác dự án luật nầy [an tử.ND] và các hậu quả của nó lên xã hội. Khẳng định thứ nhất : tôn trọng một điều cấm. Mọi người đều liên quan : “Không một con người nào có quyền sắp xếp sự sống của đồng loại mình,bất kể ở giai đoạn phát triển nào hoặc hành trìng đời sống nào của nó và bất kể những tật nguyền mà nó gặp phải hoặc sừc khoẻ sa sút ra sao. Mỗi người trong chúng ta có tránh nhiệm phải tôn trọng điều cấm tuyệt đối  nầy về tội giềt người nầy và xã hội chúng ta phải tìm cách loại bỏ những thiếu sót đối với bổn phận nầy (…)”.

 

Khẳng định thứ hai, xuất phát từ khẳng định thứ nhất : “Mọi hữu thể con người được thụ thai đền có quyền được sống ở bất kỳ lúc nào trong sự phát triển của nó. Người đã gọi nó vào sự sống phải chịu trách nhiệm về điều đó và xã hội phải nâng đỡ họ và giúp đỡ ho trong việc thực hiện trách nhiệm ấy. Sự tôn trọnf phôi thai dự phần vào sự bảo vệ bênh vực mà xã hội phải có đối với những người yếu kém nhất trong các thành viên của xã hội (…)”.

 

Con cái và các nguồn gốc của nó, Khẳng định thứ ba : “Mọi con cái đến trong thế gian có quyền được biết những người đã sinh ra nó và được họ nuôi dạy, theo Công Ước Quốc Tế liên quan đến các Quyền Trẻ Em được nước Pháp thông qua năm 1990 (…). Quyền nầy buộc không được hợp pháp hoá những sự sinh sản vô danh khiến cho đòi hỏi nầy không thể giữ được (…)”.

 

Quyền được giáo dục, khẳng định thứ tư : “Mọi trẻ em có quyền được giáo dục. Bổn phận nầy dựa trên các cha mẹ vốn là những người chịu trách nhiệm đầu tiên về việc giáo dục con cái họ. Xã hội phải ủng hộ và giúp đỡ họ (…). Bổn phận giáo dục nầy được đặt trên cơ chế học đường (…). Làm cho ý thức điều tồt điều xấu là một phần của tràch nhiệm tập thể nầy”.

 

Khẳng định thứ năm, giáo dục những thanh thiếu niên phạm pháp :” Các trẻ em hoặc thanh thiều niên phạm pháp, bất kề quy chế pháp lý của chúng ra sao : người Pháp, người nước ngoài, ở tình trạng bình thường hay không, không nên bị đối xử chỉ bằng việc bỏ tù. Trong phương pháp giáo dục, hình phạt có thể cần thiết. Nó phải luôn có mục tiêu là sự biến đổi tích cực kẻ đáng nhận nó [hình phạt]. Nó không được lảng tráng các trách nhiệm của người lớn trong việc mở ra,tổ chức hoặc khai thác sự phạm pháp (…)”.

 

Ngài kết thúc diễn từ trên quyền căn bản nầy :”Để kết thúc,tôi muốn gợi lên một quyền liên quan trực tiếp đến việc thi hành đạo của chúng ta và,với danh nghĩa nầy, là thành phần nhữg yếu tố cấu thành bậc giáo dân,như J.Ferry đã hiểu và thể chế hoá rất hay. Đó là quyền các trẻ em được nhận một nền giáo dục Kitô giáo được tự do chọn lựa do gia đình như là bổ sung cho việc đào tạo nhà trường của chúng’.

3. SAU BẦU CỬ,CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ PHẢI NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH

Sự ủng hộ dễ thấy đối với ửng cử viên đảng Cộng Hoà có thể đã không thích hợp. Nó gần như chắc chắn phản tác dụng.

Nay mai khi các GM Hoa Kỳ họp nhau ở Baltimore nhân hội nghị mùa thu,các ngài phải để một số thời giờ để cân nhắc suy nghĩ một vấn đề đơn giản : Các lời nói và hành động của các Ngài trong mùa bầu cử vừa qua phải chăng là một loại diễn từ thấm nhuần và thuyết phục hoặc có góp phần vào sự inh ỏi đảng phái mà chúng ta hy vọng các thầy giáo của chúng ta đang dạy các sinh viên học sinh đương đầu khi chúng trưởng thành nên những công dân đi bầu?

Chúng ta đã biết kết quả của cuộc bầu cử toàn quốc,nhưng kết quả đối với Giáo Hội thì đã rõ – không cần phải mở điều tra thăm dò nào nữa. Hoạt động của những tiếng nói ầm ỉ và cực đoan nhất trong HĐGM Công Giáo Hoa Kỳ đã để lại cho chúng ta Giáo Hội bị chính trị hoá và chia rẽ nhất . Các Ngài không chỉ đã làm hại đến nguyên tắc hiệp nhất,mà đã không làm gì nhiều để thúc đẩy sự tiến bộ những chính nghĩa mà các Ngài đấu tranh một cách ầm ỉ.

Những thành viên của hàng giáo phẩm – và chúng ta được hướng dẫn để tin các vị đó chiếm đa số – nổi giận khi hội nghị nầy tiêu biểu bằng những phần tử cực đoan nhất của nó, cần phải vượt qua tính trầm lặng ít nói của các ngài và quy tắc bất thành văn rằng các GM không tranh luận ở chốn công cộng. Các ngài cần phải để cho các GM đồng sự biết rằng những tuyên bố kỳ dị vá những đe doạ rỗng tuếch sẽ làm giản quyền bính vốn đã bị tổn thương của hàng giáo phẩm.

Không chỉ có một tiếng nói GM cất lên phản đối những tuyên bố vu khống và phi lý của ĐGM Daniel R. Jenky, người mà tháng Tư vừa rồi đã so sáng tổng thống Barack Obama với Adolf Hitler và Joseph Staline. Không chỉ có một [tiếng nói GM] công khai đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của cuộc đấu trang phe đảng cực đoan chống lại cải tổ y tế, một cuộc đấu tranh vốn được tiến hành trên tuyên bố sai rằng cuỗc cải tổ nầy sẽ dẫn tới việc các đồng đô-la liên bang bị sử dụng cho nạo phá thai. Điều nầy đã và sẽ không như thế. Không chỉ có một tiếng nói GM đặt câu hỏi về tính giá trị của những đe doạ nguỵ tạo tới tự do tôn giáo hoặc “15 đêm Vì Tự Do”, vốn đã biến thành hội thảo kéo dài hai tuần lễ về việc làm sao không tổ chức một cuộc vận động.

Các GM chịu ơn vì những món tiền khổng lồ được Các Hiệp Sĩ Columbus trút cho các Ngài đến nỗi các Ngài không thể tưởng tượng việc đẩy ra sau chống lại những vấn đề chính trị của một tổ chức bị dẫn dắt bởi đặc vụ lâu năm và ở cấp cao của đảng Cộng Hoà. Và ai sẽ lên tiếng yêu cầu sự thận trọng nhất định khi những vị giống như ĐGM Thomas Paprocki đe doạ “sự cứu rỗi đời đời” cho linh hồn một con người theo quyết định bỏ phiếu cho một ứng cử viên cụ thể vốn có thể không làm theo mọi lập trường của Giáo Hội? ĐGM David Ricken là một vị khác tách ra một cách khéo léo những điều không thể thương lượng trong sự quyết định những vấn đề chính trị quan trọng dọc theo những đường lối đảng phái được nguỵ trang một cách sơ sài với một lời đe doạ tương tự rằng bỏ phiếu cho ứng cử viên sai lầm có thể “đặt linh hồn anh chị em vào hiểm nguy”.

Điều gì sẽ phải làm để giúp các Ngài ý thức được rằng các Ngài đang rao giảng cho một đội hợp xướng vốn đã bị thuyết phục về quan điểm hẹp hòi và nặng đầu óc đảng phái của các Ngài về chính trị trong khi làm cho phần còn lại xa lánh thêm?

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.