Uncategorized

Nguồn gốc đạo Hồi

Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Về Trung Đông vừa bế mạc, trong”vui mừng và hy vọng”, và sẽ là lời tiên tri cho vô số vấn đề xã hội, chính trị, tôn giáo như mây đen u ám vần vũ trên bầu trời Trung Đông (trong đó có Thánh Địa): dù ai nói gì đi nữa, thì thực tế đau lòng đang tiếp tục diễn ra và ngày càng gay gắt hơn : nạn phân biệt đối xử, bách hại Kitô hữu, tự do tôn giáo,

Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Về Trung Đông vừa bế mạc, trong”vui mừng và hy vọng”, và sẽ là lời tiên tri cho vô số vấn đề xã hội, chính trị, tôn giáo như mây đen u ám vần vũ trên bầu trời Trung Đông (trong đó có Thánh Địa): dù ai nói gì đi nữa, thì thực tế đau lòng đang tiếp tục diễn ra và ngày càng gay gắt hơn : nạn phân biệt đối xử, bách hại Kitô hữu, tự do tôn giáo, Kitô hữu rời bỏ quê hương,v..v…

 

Hầu hết đều từ các tín đồ Hồi giáo hoặc liên quan đến Hồi giáo. BTGH xin tạm gác chủ đề "tình dục", để giới thiệu bài viết của Cha Marvin Deutsch, M.M. Và cái nhìn thẳng thắn,am tường của Ngài về Hồi giáo. (và hai bài đọc thêm ở phần cuối – Phụ Trang)
 

NGUỒN GỐC CỦA HỒI GIÁO VÀ BẢN CHẤT CỦA NÓ

Vừa qua tôi lướt qua một cuốn sách qúy “Kinh Thánh và Coran”, do một linh mục Dòng Đa Minh, Cha Jacques Jormier,người đã trải qua hơn 30 năm ở Trung Đông. Cha Jomier viết cuốn sách nầy vào năm 1951,nhiều năm trước khi Hồi giáo bùng nỗ tring bạo lực trong thời đại chúng ta. Ngài đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng cần được tất cả người Mỹ chú tâm và hiểu trong những thời biến động nầy vớu nghờ vực và hiểu lần liên quan đến nguồn gốc đích thực và bản chất của Hồi giáo. Chẳng hạn có những người cho rằng chúng ta đấu tranh không phải với Hồi giáo,mà la với bọn khủng bố. Những người khác lại nói rằng jihad là một sự lầm lạc và không phải là điều mà những người theo đạo Hồi tin. Thực tế Jihad, có nghĩ là thánh chiến, là không thể thiếu với Hồi giáo, cho dù không phải tất cả người theo đạo Hồi đếu có dính líu vào đó.

Tựa đề chương I cuốn sách của Jomier là “Coran lá gì?”. Jomier nói :” Coran là sách thánh của Hồi giáo. Nó gồm 114 chương không đồng về độ dài. Tất cả cộng lại có 6.200 câu; do vậy nó ngắn hơn cuốn Tân Ước. Sách được viết bằng tiếng Ả Rập, trong một văn phong lộng lẫy nay vẫn được nghiên cứu trong văn chương Ả Rập như là kiệt tác ngôn ngữ.

Muhammad khởi sự rao giảng Coran giữa các năm 610 – 612 CN. Nó bắt đầu tất cả ở Mecca trong vùng sa mạc bán đảo Ả Rập…Các hoạt động của Muhammad cho đến lúc ấy không khác gì với các đồng hương người Macca của ông. Ông dẫn các đoàn người ngựa thương nhân và kết qủa của những lần tĩnh tâm và cầu nguyện, ông cảm thấy được đặc biệt thiên về các cuộc hiện ra, các giấc mộng và khải thị . Ông có cảm tưởng mìn ở trước một nhân vật huyền bí truyền cho ông một thông điệp đặc biệt từ Thiên Chúa.

Trong 20 năm trời những khải thị mới được thêm vào những lời ban đầu,không ngừng đến. Ông tập hợp một nhóm người quanh mình,vốn tin lời dạy nầy là lời Thiên Chúa. Ông ở Mecca cho đến năm 622. Khi sự chống đối trở nên đe doạ hơn, ông dẫn đầu một cuộc tổng di cư đến Medina, một ốc đảo với những vùng đất trồng trọt cách Mecca 300 dặm về phía Bắc. Ở đó cộng đồng mới nầy trở thành một quốc gia thần quyển dưới quyền Muhammad, người đóng vai vừa là nhà tiên tri, vừa là người đề ra luật lệ và một chiến binh giống như Môsê. Khi ông mất vào năm 632, sau khi chiến đấu 10 năm bằng guơm giáo và khí giới, phần lớn miền Trung Ả Rập,gồm cả Mecca, đã chấp nhận Hồi giáo như là tôn giáo mới.

Tôi cho rằng những gì cần được khám phá là những nội dung các khải thị của Muhammad và ai là người mạc khải chúng. Chúng có thật sự là lời Thiên Chúa chăng? Người đạ mạc khải chúng – người ấy là ai? Nội dung nầy có gì mới mẻ không,hay chúng đưộc lấy ra từ Kinh Thánh? Người đã mạc khải chúng có phải là một thiên thần của Chúa hoặc đến từ âm ty?

Hilaire Belloc, nhà văn Công giáo nỗi tiếng người Anh, đã viết một cuốn sách vào năm 1938 “ Những dị giáo lớn” (The Great Heresies) nói một số điều cho thấy. Ông viết rằng những lời dạy của Hồi giáo không phải là những mạc khải mới,nhưng đa phần được lấy từ Kinh Thánh, phần lớn là Cựu Ước. Ông gọi chúng là một dị giáo (không chấp nhận toan bộ những lời dạy,nhưng chỉ một phần mà thôi; người dị giáo là một người chọn lựa phần những lời dạy mà người đó đồng ý và bác bỏ phần còn lại) và do vậy là một tôn giáo giả. Hồi giáo rất tiêu cực đối với Kitô giáo, vì nó phủ nhận Tội Nguyên Tổ và do vậy phủ nhận cần có một Đấng Cứu Chuộc và Cứu Độ.Nó phủ nhận rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nagng bằng với Chúa Cha. Muhammad dạy rằng Thiên Chúa là một (như niềm tin Cựu Ước), chứ không phải ba ngôi trong một và rằng Kitô giáo làm sai lạc khái niệm về Thiên Chúa, Đấng không thềể nào có một con đẻ. Lời dạy của ông rất đơn giản,dễ hiểu. Không có chức linh mục,hàng giáo phẩn hoặc các bí tích. Một người có thể có nhiều vợ và rất dễ để ly dị một người vợ khi không còn yêu mến nữa, chỉ bằng việc viết một tờ giấy ly dị. Đó là một thế giới nam nhân, rất hấp dẫn với nam giới. Belloc nói rằng Hồi giáo sẽ đứng lên lần nữa, vì tư chính bản chất của nó, nó phải bành trướng. Nó phải tiếp tục bành trướng và đem các dân về dưới niềm tin vào Đấng Sllah với Muhammad là tiên tri chính và cuối cùng của Người, vì đó lá y muốn của Đấng Sllah và mệnh lệnh mà Muhammad đã nhận lãnh từ Người.

Khi chúng ta nghĩ về dân số thế giới ngày nay và nhận thấy rằng khoảng 20% là người theo đạo Hồi, nay khoảng 1,25 tỷ, ta thấy đáng báo động. Hồi giáo đã vượt qua Kitô giáo, vốn có lẽ vào khoảng trên dưới một tỷ nếu tính nững tín hữu trung thành và tích cực. Nghiên cứu lịch sử cho ta biết rằng Hồi giáo qua các thế kỷ từ ngay khi bắt đầu, theo phương pháp của Muhammad, sử dụng sự thâm nhập, sức mạnh và bạo lực để hoàn tất mục tiêu của nó. Có thể thay đổi chính bản chất của Hồi giáo và có được những quốc gia theo đạo Hồi trở thành những nền dân chỉ hơn là thần quyền chăng? Đó là câu hỏi dành cho chúng ta ngày nay, nhất là trong các quốc gia Iraq và Afghanistan. Có chăng khả năng thành công ở Trung Đông xảy ra điều đó? Nhìn vào lịch sử, đó là một việc làm khó thành công.

Chúng ta hãy quay lại Luật Sharia của Hồi giáo, vốn xuất phát từ Coran và các truyền thống đạo Hồi. Những gì chiếm ưu thế chắc chắn không phải là luật yêu thương và thương xót như được Chúa Kitô giải thích trong Tân Ước,mà là một luật không khoan dung tương tự như những lời dạy trong Cựu Ước mà ta tìm thấy trong các sách Giảng Viên, Dân Số và Đệ Nhị Luật. Trong Hồi giáo ngày nay, chung ta nghe về những vụ chém giết, chặt chân tay vì tội trộm cắp và những tội phạm khác, xử ném đá đến chết vì tội bất trung và ngoại tình, chặt đầu, v..v..Những luật nầy có vẻ dã man và cổ xưa. Chúng ta có thể tìm thấy những hình phạt nầy trong Cựu Ước chăng? Chắc chắn là không có trong Tân Ước.

Trong đạo Hồi, khái niệm Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người không tồn tại. Chúa chỉ yêu thương những ai theo đạo Hổi, vì chỉ có họ mới làm theo thánh ý Người. Luật Cựu Ước n1oi những điều tương tự :” Đừng làm theo những tập tục của các quốc gia mà Ta kéo ra khỏi đường các ngươi đi, vì tất cả những điều chúng đã làm khiến ta đầy lòng chán ghét chúng” (Lv 20,23)

Một trong những điều khó chấp nhận và khó hiểu nhất trong Cựu Ước là sự tính hung ác của người Do Thái tring việc tiêu diệt sự chống đối khi họ vào được Đất Hứa. Họ được ra lệnh (bởi Thiên Chúa?) phải giết mọi người, đàn ông, đàn bà và con trẻ,chẳng hạn trong Sách Joduê 6, 20-21, khi chiếm Jericho :

Khi tù và rúc lên, dân chúng bắt đầu reo hò. Sau đó họ nghe hiệu lệnh, họ cất cao một tiếng reo hò khủng khiếp. Tường sụp đổ và dân chúng xông vào thành phố nầy trong một cuộc tấn công trực diện và chiếm thành. Họ tuân theo lênh cấm bằbg việc chém giết tất cả những tạo vật sống trong thành phố, đàn ông, đàn bà, người trẻ và người già, cũng như thú có sừng, chiên cừu, lừa ngựa.

 

Câu hỏi đặt ra là : Có phải Cựu Ước là nơi Muhammd đã có linh hứng và sự tán thành với việc giết người vô tội? Có phải chính từ đó ma có Jihad (Thánh chiến)?

Ngày nay, những tay khủng bố và những người đánh bom liều chết,vốn thấy mình là tử đạo trong việc sát hại những người vô tội, cho là họ được miễn tội, vì họ nghĩ họ làm theo ý Thiên Chúa, giống như người Do Thái hẳn cũng đã cho là vậy. Người Do Thái có những giới răn của Chúa, một trong các giới răn đó là “chớ giết người”. Rất khó để có thể dung hoà những việc giết chíc nầy vớ các giới răn. Có thể họ cho là được miễn trừ khỏi luật nầy vì những tình huống đòi hỏi sự thanh luyện những kẻ không tin.

Môsê cho phép sát hại một người xấu,chẳng hạn một người nói lời phạm thượng.

Đức Chúa phán cùng ông Môsê,”Hãy đưa đứa phạm thượng ra ngoài trai và khi tất cả những người đã nghe nó, đã đặt tay lên nó, hãy để cộng đồng xử án ném đá nó” (Lv 24,14)

 

Nhưng Môsê có cho phép sát hại một người vô tội chăng? Đó là những gì chúng ta tìm thấy trong sách Lêvi : “ Bất cứ ai lấy mạng sống của bất kỳ sinh linh nào, sẽ bị xử tội chết” (Lv 24,17)

Tính khắt khe của luật Sharia đạo Hồi phản ảnh luật của người Do Thái giáo nhận lãnh từ Môsê. Trong Cựu Ước, nhiều tội bị phạt bằng hình phạt xử ném đá đến chết. Chẳng hạn trong sách Đệ Nhị Luậ 22,20 : “Nếu lời buộc tội nầy là đúng (ngoại tình) và chứng cứ trinh khiết của cô gái không được chứng minh, họ sẽ mang cô gái nầy đến trước cửa nhà thân phụ cô và ở đó những người dân thị trấn cô sống sẽ ném đá cô cho đến chết”.

Trong Sách Đệ Nhị Luật 21, 18 – 21, hình phạy đối với một đứa con bất trị là bị ném đá:
Nếu một người có một đừa con ngỗ nghịch và ương bướng không nghe lời cha mẹ nó, ngay cả dù họ trừng phạt nó…thì các đồng hương của nó sẽ ném đà nó đến chết. Như vậy các ngươi sẽ tẩy sạch sự dữ khỏi giữa các ngươi. Điểu nầy nghe chẳng giống như một vụ giết người vì danh dự trong Hồi giáo đó ư?

Có nhiều ví dụ trong luật Cựu Ước có vẻ như các tín đồ Hồi giáo bắt chước, chẳng hạn việc chặt chân tay vì đã làm một sự dữ nào đó (x. Đnl 25, 11 – 12). Mợt ví dụ khác là việc người Hồi giáo dễ dàng ly dị vợ (theo luật Sharia hiện tại có thể có 4 vợ). Trong Đnl 24,1, chúng ta đọc thấy:

Khi một người nam sau khi kết hôn với một người nữ và ăn nằm với người nữ đó, về sau không hài lòng về cô ta vì anh ta thấy ở nơi cô một điểu gì đó không đoan trang và do vậy anh ta viết ra một tờ thư ly dị và trao nó cho cô ta, theo đó đuổi cô ta khỏi nhà mình”.

Tân Ước rất khác. Chúa Giêsu không chỉ đến để làm trọn Luật Cũ,mà còn sửa lại nó. Chẳng hạn Người nói: Các ngươi đã nghe nói: mặt đền mắt,răng đền răng (Lv 24,19).Còn Thầy bảo các con: đừng chống lại kẻ là sự dữ.

Hoặc : Các con đã nghe nói : Hãy yêu người lân cận và ghét kẻ thù;còn Thầy,Thầy bảo các con : hãy yêu kẻ thù của các con và hãy cầu nguyện cho những người bách hại các con”.

Trong Phúc âm Thánh Gioan 8, những người Do Tháu muốn Chúa Giêsu tán thành việc xử ném đá một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình vì họ nói đó là luật Môsê (x. Đnl 22, 13 – 24). Như chúng ta biết, Chúa Giêsu không chiều theo,nhưng tha thứ cho chị và nói với chị đừng phạm tội nữa.

Chúa Giêsu đã sửa tập tục ly dị. Trong Matthêu 19, người Do Thái hỏi Chúa Giêsu liệu ly dị có được cho phép vì bất kỳ lý do gì không. Khi Chúa Giêsu nói không, họ nói rằng Môsê đã cho phép điều đó và nếu như thế, thì tốt hơn là đừng kết hôn…Chúa Giêsu trả lời – đó là vì lòng chai dạ đá của họ,mà Môsê đã cho phép làm điều đó,nhưng không phải như thế từ khởi nguyên,khi Cha Ta dựng nên họ có nam có nữ và cả hai trở thành một xác thịt.

Tôi cho rằng có nhiều lý do vì sao Muhammad chuộng lời dạy Cựu Ước hơn là lời dạy Tân Ước. Một lý do vì sao Hồi giáo trở thành được chấp nhận nhiều đến vậy và lan nhanh đến thế, là vì nó phục vụ cho sự yếu đuối của con người. Sự thống trị của nam giới không chỉ được phép,mà còn được luật pháp biện hộ và bênh vực…Cũng như phụ nữ Do Thái không được cho phép trong một số khu vực trong đền thờ chỉ dành cho nam giới, cũng như thế trong đền thờ Hồi giáo, phnụ nữ không được phép vào. Họ phải cầu nguyện tại nhà. Nữ giới cũng phải mang burka, che thân thể và mặt sao để không quyến rũ lòng thèm khát của những người đàn ông khác. Nữ giới bị kìm nén và bị coi làm kém hơn nam giới.

Khi Muhammad tự tuyên bố là người sau sùng và vĩ đại nhất trong tất cả các tiên tri, đó là một hành động thiên tài. Ông chiếm tiên cơ trên Kitô giáo, cản trở nó, nghĩa là chận đứng sự lan rộng của Kitô giáo. Hồi giáo trở thành lời nói cuối cùng, mạnh hơn Kitô giáo. Tiểu Á, đã từng là cái nôi của Kitô giáo dưới sự giảng dạy của Thánh Phaolô và về sau bởi sự thiết lập đế chế Byzantin, chỉ trong một thời gian rất ngắn trở thành hầu hết theo đạo Hồi. Khi Hời giáo tiếp quản vào thế kỷ thứ 7, thì đó là hồi chuông báo tử cho Trung Đông và Bắc Phi. Trong những vùng đó, Kitô giáo trên thực tế không còn tồn tại nữa. Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi, người theo đạo Hồi là những người không thể nào cải đạo được. Những kẻ bỏ đạo, bị coi là phản bội và phải bị phạt tội chết.

Thánh Gioan viết trong thư thứ nhất của Ngài ( I ga 2,22) “Bất cứ ai nói rằng Chúa Giêsu không phải là Đấng Kitô…là phản Kitô”. Hồi giáo có phải là phản Kitô không? Có phải người đã hiện ra với Muhammad là “thiên thần ánh sáng” đã được Thánh Phaolô nói đến trong thư thứ 2 gửi tín hữu Côrintô (II Cor 13),người hiện ra như là thần lành,nhưng không phải? Chúa Giêsu nói Ta là Đường,là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Ta” (Ga 14,6). Có phải việc thành lập Hồi giáo là công việc của thần dữ, kẻ cổ vũ niềm tin nơi Thiên Chúa miễn là ngăn chận quần chúng nhận biết Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ? Phải chăng đó là một trong những chiến thắng lớn lao nhất của y ?

Những câu hỏi tôi đã đặt ra quả là những câu hỏi táo bạo. Trả lời có với bất kỳ câu nào trong số đó trong thời đại chúng ta ngày nay, hẳn sẽ không đúng về mặt chính trị. Nhưng thật là một chướng ngại vật dường bao cho việc thi hành lời Chúa Kitô – Hãy đi giảng dạy muốn dân tất cả những gì Thầy đã nói với anh em…và rửa tội cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II,trong đối thoại với tín đồ Hồi giáo, hy vọng họ sẽ để cho có tự do tôn giáo,nhưng trong hầu hết các nước theo đạo Hồi, đã không như thế. Người theo đạo Hồi chẳng những không nghiên cứu hoặc đọc Kinh Thánh,mà còn coi việc rao giảng Kinh Thánh là một tội ác. Có lẽ bài tiểu luận nầy sẽ giúp giải thích các tín đồ Hồi giáo đến từ đâu. Đại đa số sinh ra trong niềm tin của họ và cho là họ có chân lý.

Những gì chúng ta đang nói tới,là nguồn gốc và bản chất của Hồi giáo, để giúp chúng ta hiểu những gì đang diễn ra ngày nay. Cái gì có thể làm họ thay đổi? Vừa qua, tôi đã đọc hết một cuốn sách do một người theo đạo ,Mosabe Hassan Yousef, viết,có tựa đề Son of Hamas (Đứa Con Trai của Hamas – xuất bản đầu năm 2010). Thân phụ của Mosabe là một trong những người sáng lập tổ chức khủng bố nầy, Hamas. Mosabe can dự sâu trong chủ nghĩa khủng bố ở Palestine,nhưng may mắn là ông đã được một số người từ Mỹ mới tham dự một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh và ông đã nhận lời mời. Sau khi khám phá Chúa Giêsu dạy yêu thương cả kẻ thù, ông đã trở lại đạo và đã được rửa tội. Ông đã phải trốn khỏi Palestine nếu không muốn bị chính dân ông kết án tử. Thật may là ông đã tìm được nơi cư ngụ ở Hoa Kỳ. Từ Hoa Kỳ, ông viết một bức thư dài 6 trang cho thân phụ Ông,mà ông hết sức ngưỡng mộ. Đây là những lời của Mosabe : Tôi gửi cho ông một bức thư dài 6 trang. Tôi nói với ông rằng ông cần biết bao khám phá bản tính đích thực của Thiên Chúa mà ông vẫn luôn yêu mến,nhưng lại chưa từng biết” (trg 244). Mosabe hiểu rằng ông và tất cả những tín đồ đạo Hồi là những tù nhân cho một sự hiểu biết sai về bản tính thật sự của Thiên Chúa.

Tôi muốn kết thúc bài tiểu luận nầy với một trích dẫn từ cuốn sách của Mosabe vốn nói lên tất cả : Sứ điệp của Chúa Giêsu – hãy yêu kẻ thù của các con – là những gì cuối cùng đã giải phóng tôi. Không còn quan trọng ai là bạn hữu hoặc ai là kẻ thù của tôi nữa. Tôi được cho là phải yêu thương họ tất cả. Và tôi có thể có một tương quan yêu thương với một Thiên Chúa, Đấng sẽ giúp tôi yêu thương tha nhân. Có được loại tương quan nầy với Thiên Chúa không chỉ là nguồn tự do của tôi,mà còn là chìa khoá cho cuộc sống mới của tôi (trg 249).

Như vậy ngày nay thái độ của chúng ta là gì đối với người theo đạo Hồi.Chúng ta không thể để cho họ tiếp tục jihad (thánh chiến). Nhưng như Chúa Giêsu đã nói, chúng ta vẫn phải yêu mến họ và cầu nguyện cho họ, nhất là vì họ có thể khám phá ra tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Vì Chúa Giêsu đã nói : “Ta là ánh sáng thế gian. Ai theo Ta sẽ không bước đi trong tối tăm,nhưng sẽ có ành sáng sự sống” (Ga 8,12).

Nguyên tác : The Origins of Islam and its Nature

Fr. Marvin Deutsch, M.M.

BTGH chuyển ngữ

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.