Sinh hoạt mục vụ gia đình của Gia Ðình Nazareth thuộc Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange qua trang nhà sau hơn một năm sinh hoạt đã “đến được” khắp cùng bờ cõi từ Mỹ sang Âu và Á, từ Úc sang Phi Châu và Ðại Dương Châu, đâu đâu cũng có người vào thăm trang nhà, đọc.
Có ít nhất 12.390 người đã vào truy cập các bài vở của Nazareth, trong đó đông đảo nhất là Việt Nam. Thống kê tính đến hôm nay, Chúa Nhật 4 tháng 10 năm 2009 như sau:
Tên các quốc gia / lần truy cập
Việt Nam: 6441
Hoa Kỳ : 4090
Không rõ xuất xứ : 941
Úc Châu: 941
Ðức: 150
Canada: 119
Nhật Bản: 81
Pháp: 79
Na Uy: 45
Ðan Mạch: 44
Ðài Loan: 36
Ý: 24
Anh: 20
Bỉ: 20
Thụy Sỹ: 18
Ðại Hàn: 16
Phi Luật Tân: 13
Singapo: 9
Cộng Hòa Tiệp Khắc: 9
Áo: 6
Tân Tây Lan: 6
Vatican: 5
Mã Lai 5
Hồng Kông: 5
Thụy Ðiển 5
Thái Lan: 3
Nga: 3
Paraguay: 3
Trung Hoa: 3
Nhìn vào con số thống kê, chúng ta thấy nhu cầu truyền thông hiện tại là nhu cầu cấp thiết; đặc biệt, trong lãnh vực gia đình và đời sống hôn nhân. Nhưng đây lại là những vấn đề hết sức tế nhị và gai góc. Nó không chỉ là vấn nạn cá nhân, nhưng đã vươn tới lãnh vực quốc gia và quốc tế. Nạn hành hung trong gia đình. Buôn bán tình dục và nô lệ trẻ em. Lối sống cổ hủ của phụ huynh. Con cái bị bỏ rới quên lãng. Sự thờ ơ và vô trách nhiệm của phụ huynh trong vấn đề giáo dục con cái. Từ đó dẫn đến hiện tượng ly thân, ly dị, phá thai, đồng tính và hệ quả của nó là con cái hư hỏng, gia đình không còn nền tảng, và những tệ đoan xã hội đâm chồi nẩy lộc.
Ðối với Giáo Hội, qua nhiều văn thư, nhiều giáo huấn đã từng đề cập đến vấn nạn này. Và trong chiều hướng tâm lý, giáo dục nhiều nhà tâm lý, giáo dục, và những người có trách nhiệm về tinh thần đã lên tiếng. Nhưng dường như đó chỉ là “tiếng kêu trong sa mạc” (Mat 3:2). Tiếng nói của văn hóa sự sống đang bị lấn át bởi tiếng nói của văn hóa sự chết. Trong nền văn minh hiện nay, con người đang đi theo chiều hướng “tương đối”, như Ðức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã nhận xét. Họ không phải là vô thần, cũng chẳng phải là hữu thần. Họ không chối bỏ Thiên Chúa, nhưng cũng không từ bỏ Satan. Họ không duy lý, duy vật, hiện sinh, nhưng đúng ra hễ cái gì, suy nghĩ gì, chủ thuyết gì làm mơn trớn được cảm tình họ, đem lại cho họ cái thỏa mãn cá nhận, ích kỷ là họ theo.
Áp dụng vào đời sống hôn nhân gia đình, thì họ chẳng yêu mà cũng chẳng ghét. Họ chẳng bỏ vợ hay chồng mà cũng chẳng ngần ngại nhận thêm. Họ sống trong tình yêu mà như đùa dỡn tự ái và ích kỷ của mình. Họ không tỏ ra thơ dại, mà cũng chẳng hành xử theo một người trưởng thành. Họ không phân biệt giữ tình yêu và tình dục, giữa cảm giác cá nhân và những biểu lộ tình yêu cách chân thật. Ðiều này được chứng minh cho thấy 41% các cặp ly dị lần thứ nhất. 60% các cặp ly dị lần thứ 2, và 71% các cặp ly dị lần thứ ba. Tóm lại, có ít nhất hơn 50% các cặp vợ chồng đã ly dị ít nhất là một lần. Nhưng càng ly dị thì người ta càng quen ly dị. Tại Việt Nam, thống kê không cho biết rõ mỗi năm con số ly dị là bao nhiêu phần trăm, nhưng chỉ cho biết tổng quát là năm 2006 có gấp 3 lần các cuộc ly dị so với năm 2000. Ða số các cặp vợ chồng này ở lứa tuổi 18 đến 30.
Ði vào chi tiết thường được quan niệm như những căn cứ gây ra ly dị, người ta cứ tưởng rằng tiền là yếu tố quan trọng dẫn đến đổ vỡ, nhưng thật ra, thiếu chung thủy mới là lý do hàng đầu đưa đến chuyện đổ vỡ và ly dị. Nhưng lý do chính, có thể là con người hôm nay tuy ở vào thời đại văn minh tột bực, nhưng lại rất thiếu sót trong lãnh vực học hỏi và chuẩn bị cho mình một đời sống hôn nhân gia đình lành mạnh, và đây cũng chính là sứ mạng của Gia Ðình Nazareth. Trong trang nhà Nazareth, độc giả có thể tìm gặp những suy tư thần học, những gương sống chứng nhân, cũng như những khảo cứu giá trị về tôn giáo, hôn nhân, gia đình, giáo dục và xã hội. Tóm lại chúng tôi muốn cùng đồng hành với quí vị và các bạn trong ơn gọi và cuộc sống hôn nhân gia đình. Qua bổ phận, trách nhiệm của người làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, và làm con cháu. Vậy mời bạn hãy tiếp tục đọc, suy nghĩ, cầu nguyện, sống với những gì mình được thôi thúc, và nếu có hoàn cảnh viết cho trang nhà.
Views: 0