Uncategorized

Mùa Giáng Sinh đến với những nguời nghèo, khổ

“Xin cho lòng chúng con như máng cỏ tỏa nồng hơi ấm…
Cho con đuợc ủi an ai khóc than, ai khó khăn
Để Chúa đến trong cuộc đời…” (N.S.)

 

“Xin cho lòng chúng con như máng cỏ tỏa nồng hơi ấm…
Cho con đuợc ủi an ai khóc than, ai khó khăn
Để Chúa đến trong cuộc đời…” (N.S.)

 

Chí còn mấy hôm: “Lại một Noel nữa…trở về:”! Cả Saigon nhộn nhịp tưng bừng với bao nhiêu đèn hoa trang trí rực rỡ, bao nhiêu là “hang đá” mọc lên khắp nơi đủ lọai, đủ kiểu với kim tuyến lấp lánh, đèn màu lung linh, nhưng biểu tuợng rõ ràng nhất của “hang đá” là khó nghèo! Vậy có ai nhớ đến những nguời khó nghèo trong mùa Giáng sinh này không ? Thưa có ! tôi biết có rất nhiều đòan từ thiện đây đó khắp nơi đang âm thần làm công việc chia xẻ giúp đỡ những nguời đang giống hòan cảnh Chúa khi xưa sinh ra : nghèo khó bần hàn. Nhờ mối liên lạc truớc từ bên Mỹ, tôi may mắn đuợc tham gia với đòan Y Tế của hội Nhân Đức do Bác Sĩ Thái Phong làm truởng đòan đi thăm những nguời nghèo khổ.

 

Đây là lần đầu tiên tôi đi với đòan, nên vẫn còn một chút ngại ngùng, vì chưa hề quen biết với ai cả!. Anh Hải nguời liên lạc có lẽ thông cảm cho tâm trạng này, nên đã sắp xếp cho tôi 2 chỗ, để tôi có thể rủ bà chị cùng đi.Đến điểm hẹn truớc 2 giờ chiều thứ bảy 21/12, tôi thấy nhiều nguời đã có mặt. Khởi hành vào giờ này vì buổi sáng các bác sĩ còn phải làm việc, chiều thứ 7 xin về sớm rồi chạy thẳng tới điểm hẹn để lên đuờng. Khi xe sắp chuyển bánh, mọi nguời lên xe, bỗng nhiên Loan (1 hs cũ lớp 11 SNA của tôi) xuất hiện. Em nhận ra tôi truớc và tròn mắt ngạc nhiên hỏi:

 

– Ủa, ngọn gió nào thổi cô từ bên Mỹ về có mặt trên chuyến xe này??
– Ngọn gió từ thiện, thuơng nguời nghèo…

 

Tôi mừng rỡ vì có thêm nguời quen đi cùng, Loan lại là nguời lo “hậu cần” cho đòan nên ai cũng biết và thân tình với hết mọi nguời, một số em trong xe gọi Loan là cô ( vì em là cô giáo).Khi nghe Loan giới thịệu tôi là cô giáo cũ của Loan, một số bèn thắc mắc: Vậy “cô của cô” gọi là gì? Chẳng lẽ gọi Bà hay gọi “Cố” Ôi !nghe tiếng “Bà” thấy gìa nua, nghe tiếng “cố” thấy sợ quá, giống như sắp “quá cố” đến nơi rồi! Thôi thì vẫn cứ gọi là Cô đi cho tiện. Từ đó không khí trên xe trỏ nên cởi mở và thân tình hơn! Tạ ơn Chúa!
Anh Hải nguời liên lạc với tôi, vừa là tài xế, vừa đuợc đòan phong chức “Cán bộ đuờng lối” vì anh thông thạo “mọi đuờng đi lối lại” và lái xe rất giỏi và khéo biết cách tránh kẹt xe rất tài tình! Nói theo ngôn ngữ mà tôi mới biết trong chyến đi Hà nội vứa rồi, anh Hải xứng đáng đuợc khen là “Lái Lụa”, vì nghe từ “Lụa” là ta đã hình dung ra đuợc sự mềm mại , luồn lách khéo léo, an toàn trong tình trạng kẹt xe trầm trọng ở Viêt Nam hiện nay! Mở đầu chuyến đi B.S. Phong giới thiệu thành phần tham gia gồm có 29 nguời, hơn ½ là các bác sĩ với các chuyên khoa khác nhau, 5 duợc sĩ và phần còn lai đuợc giao công tác bấm thuốc. Địa điểm đầu tiên đòan sẽ đến là Mái ấm Marttino – Gia Kiệm – Đồng Nai. Sau đó đòan đi tới ăn tối và ngủ trọ ở nhà thờ giáo xứ Tà Lài.Sáng sớm hôm sau sẽ đến công tác ở một khu dân tộc thiểu số thuộc xã Tà Lài (đây là điểm công tác chính).BS Phong phát cho mỗi nguời một tờ giấy ghi lại cảm nghĩ của chính mình khi đến công tác ở Mái ấm Marttino, để mọi nguời đọc qua cho biết về nơi mình sắp đến công tác chiều nay :

 

“Mái ấm Marttino”

 

Nơi Hạnh Phúc cuối cùng của những con nguời bị quỷ sứ cuớp mất phần hồn.

 

“ Mái ấm là nơi tá túc của bệnh nhân tâm thần( gia đình bỏ rơi, lang thang và không có khả năng điều trị bệnh). trẻ mồ côi,các cô gái trẻ lỡ có thai ngòai ý muốn, nguời già không nơi nuơng tựa…

 

Dành hẳn một buổi chiều cho mái ấm Marttino, tâm sự với nhân viên tình nguyện ở đây, chúng tôi càng khâm phục sự hy sinh và lòng bác ái của họ. Riêng “chủ sị”- thầy Hòang, thuyết minh về hòan cảnh từng mảnh đời bất hạnh ở đây, mới biết “Mái ấm” là nơi hạnh phúc cuối cùng của họ…Mỗi nguời một hòan cảnh, nguời bị bẩm sinh do sốc, nguời do tai nạn, thuơng tật trong chiến tranh…là những tác động qúa mức chịu đựng từ gia đình, xả hội.

 

Ai muốn như thế? Trăm ngàn nỗi khổ, cái khổ nào hơn nguời bị cô lập với con nguời. lại khổ hơn khi bị gia đình bỏ rơi. Trong lúc tỉnh họ lại gào lên như điên dại. Ở đất nuớc ta có bao nhiêu trại như vậy ?…Thỉnh thỏang có vài đòan từ thiện đến thăm, quà cáp cũng chỉ như muối bỏ biển,để có thực phẩm cho tất cả nguời ở đây, thầy Hòang phải tổ chức nuôi heo gà, trồng rau, củ; còn gạo thì đi xin mọi nơi! Chúng tôi cố gắng duy trì cung cấp thuốc, lấy an ủi làm chính: “tinh thần còn hơn vật chất”, dù sao họ cũng là con nguời, đến để săn sóc, bấm móng tay, trò chuyện khám bệnh..

 

Một số bịnh nhân tâm thần nhìn có vẽ hờ hững, vô cảm, nhưng nếu để họ ra đuờng phố, bao nhiêu nguời sẽ là nạn nhân của họ? ( Ở bên Mỹ thành phần này đã “ngốn” biết bao nhiêu là tiền trong ngân sách của chính phủ…) Chính vì nghĩ như thế, tôi thực sự khâm phục thầy Hòang và các tình nguyện viên tại Marttino, đã hy sinh gánh chịu tất cả vào mình, cho xả hội đuợc yên ổn,để nguời tâm thần bỏ rơi có chỗ nuơng nhờ. Sống giữa cuộc đời đông vui, giữa những nguời bình thuờng đã có bao nhiêu vấn đề nảy sinh. Huống chi đây lại là sống giữa những nguời đau yếu bệnh tật, bị bỏ rơi , những nguời không biết làm chủ chính suy nghĩ của mình…Qủy sứ đã cuớp đi phần hồn của họ, chỉ còn thân xác đành gửi vào “mái ấm” này đây. Nơi mà thầy Hòang và các tình nguyện viên vẫn ngày đêm đồng hành với họ bằng tất cả trách nhiệm và tình thuơng…”

 

Đọc xong gần 4 trang giấy mô tả về “Mái ấm” Marttino, tôi thấy lòng mình xúc động truớc sự hy sinh cao quý của thầy Hòang và các nhân viên thiện nguyện ở đây. Có lẽ họ đang noi gương vị thánh bổn mạng Marttino của Mái Âm, mà họ đã dùng để đặt tên,Nguời đã từng thuơng yêu lo lắng cho tất cả bệnh nhân già nua đau yếu, thậm chí đến cả lòai vật ngài cũng thuơng yêu che chở. Bên cạnh đó tôi cũng cảm phục các thành viên trong đòan, đa số các em còn trẻ, một số các em rất trẻ, thọat nhìn cứ tuởng là sinh viên, chứ có ai nghĩ các em là những bác sĩ, duợc sĩ đầy từ tâm!. Trong khi Saigòn nô nức đón ngày Giáng sinh đã gần kề, giới trẻ lo dạo phố, ruớc đèn với bao thứ vui chơi hấp dẫn mời mọc..Vậy mà các em khá giả, thuộc thành phần trí thức, có dư điều kiện để tham gia vui chơi, nhưng các em đã không màng tới và chọn con đuờng đi tìm niềm vui bằng cách đến với những nguời cùng khổ, những mãnh đời bất hạnh vì “Cho thì có phúc hơn là Nhận”. Các em đã hy sinh một cuối tuần vui tuơi nhộn nhịp vì Noel sắp tới, để quan tâm và phục vụ những nguời kém may mắn trong cuộc sống…

 

Khi đến Mái ấm Marttino, các em phụ nhau khiêng những thùng thuốc, thùng dụng cụ, thùng đựng máy siêu âm tim, các bao quần áo rất lớn…vào bên trong và nhanh chóng tự giác bắt tay ngay vào việc, không một lời nhắc nhở. Chỉ trong một thóang các em đã lôi từ trong ba lô mang theo, vội khóac lên nguời chiếc áo blouse trắng ,đeo ống nghe và biến vào các phòng của Mái ấm để ân cần hỏi han, khám bệnh cho những cụ già, những nguời yếu sức không còn đi đuợc. Một số khác chia nhau ngồi ở các bàn để các bệnh nhân khác tới khám bệnh. Nhóm Duợc sĩ sọan thuốc ra để khi bệnh nhân có toa là có thể đến lấy thuốc ngay, rồi đến nhóm bấm thuốc cũng chuẩn bị để làm việc…

 

Có một cô gái trẻ sau khi khám bệnh xong, cứ đến cuời toe hỏi thăm:
– Bác sĩ ơi!, có thuốc trị bệnh thất tình không? Cho em xin thuốc với!
– Hồi nảy em khám bác sĩ nữ rồi, bây giờ phải cho em khám bác sĩ nam mới đuợc.Em thấy bác sĩ đẹp trai quá, em muốn khám bác sĩ..

 

Cô ta cứ trở đi, trở lại khiếu nại nhiều lần cho tới khi các nhân viên mái ấm làm “căng” lên, cô mới chịu rút lui. Tội nghiệp cô gái trông xinh đẹp sáng sủa, nụ cuời tuơi tắn đã “Vì đâu nên nỗi?” có thể là nạn nhân thất tình như lời cô ta “tự thú” hay là bị “Sở khanh” gạt gẫm rồi bỏ rơi? Nhiều nguời già yếu đi cà khoẹo, có nguời lảnh thuốc rồi ngơ ngơ ngẫn ngẫn không biết thuốc để làm gì?. Các nhân viên mái ấm phải giữ lại để mỗi ngày phát cho họ uống sau!

 

Trên thềm nhà dọc lối đi, tôi thấy các lọai rau ngót, rau salad, rau cải muối dưa…Phía sau là những chuồng gà, chuồng heo mùi hôi nồng nặc, điều kiện vệ sinh thật tệ, nhưng các bác sĩ vẫn không ngần ngại đến với họ, không găng tay, không che mặt, để các bệnh nhân cảm thấy gần gủi và đuợc tôn trọng. Đúng là những tấm lòng vàng ! Sau này có bác sĩ đã chia xẻ: khi đến khám bệnh trong phòng, vừa ngồi xuống giuờng đã thấy 2,3 con rệp bò trên chiếu, vội đứng dây để khám tiếp. Các bác sĩ ở Mỹ về thấy cảnh này chắc “chạy mất dép”, nhưng nếu ai cũng từ chối đến với họ thì đời họ đã bất hạnh lại càng bất hạnh hơn, đã bị bỏ rơi lại càng bị bỏ rơi hơn. Đức Thánh cha Phanxicô là một tấm guơng sáng !Ngài đã yêu thuơng và không ngại ngần tíếp xúc gần gũi với những nguời cùng khổ bệnh tật! Chúa Hài đồng giáng sinh ra đời để chia xẻ phận làm nguời nhiều đau khổ của chúng ta, nhưng nghèo và khổ vẫn còn là món nợ của chúng ta mãi mãi! Có lẽ các em đã đại diện cho xã hội trả dùm món nợ yêu thuơng cho những nguời nghèo và khổ đáng thuơng ở đây. Xin cám ơn các em thật nhiều!

 

Sau hai giờ làm việc, đòan đã khám bệnh và cho thuốc hơn 210 bệnh nhân. Các em xúm lại dọn dẹp và khiêng những thùng thuốc và dụng cụ ra xe !Trời đã bắt đầu tối, mọi nguời ra xe để tiếp tục hành trình đi Tà Lài. Đuờng đi Đà Lạt tối và quanh co, nhất là đọan rẽ vào Tà Lài, càng đi, càng có vẽ đi vào “vùng sâu, vùng xa”, may là có bác tài “lái lụa”, nhưng mọi nguời có vẽ chưa yên tâm! Duợc sĩ Thêm bèn lấy Iphone tra google tìm đuờng và đoan chắc là đòan đã đi “đúng huớng” cho mọi nguời yên tâm! Có lẽ đòan đã đi “đúng huớng’ về Tà Lài, cũng như đã đi “đúng huớng” về mặt tâm linh, khi trong đêm tối vẫn miệt mài tìm đuờng đến với những nguời nghèo khổ, như “một ánh sao” Giáng sinh chiếu rọi đến những mảnh đời tăm tối, một chút chia xẻ, một chút ủi an…!.Khi thấy bảng chỉ đuờng đến rừng Nam cát Phuong, đòan biết chắc là đã sắp tới giáo xứ Tà Lài.

 

Tôi thật không ngờ một nơi “vùng sâu, vùng xa” thế này mà lại có một thánh đuờng “quá đẹp”! Khuôn viên thánh đuờng quá rộng nên tha hồ làm hang đá đủ kiểu, bên trái, bên phải, có cái do con nguời tạo dựng nên, có cái dựa trên những hòn đá to thiên nhiên mà dựng hang đá. Buớc lên 20 bậc tam cấp, thấy thánh đuờng to, đẹp và mọi nguời đang làm một sân khấu lộ thiên ngay truớc thánh đuờng và chung quanh lại 3,4 hang đá nữa: to, nhỏ, mini..đủ kiểu. Đòan đuợc cha Vũ sắp xếp cho ăn tối rồi về phòng nghỉ ngơi, mai có sức đi tiếp. Cả chục nguời nữ dồn vô 1 phòng, chỉ có 1 giuờng, các em tự đi kiếm chiếu, kiếm mền trãi đuới đất ngủ tạm. Mọi nguời nhuờng nhịn chờ đợi để sử dụng chung một toilet trong phòng. Có lẽ các em đã quen đi làm từ thiện nên không nghe một tiếng kêu ca, một câu than phiền hay đòi hỏi gì cả! Tôi lấy đó làm bài học để tập sống đơn sơ, giản dị, chấp nhận mọi hòan cảnh để sống thích nghi! Đi làm từ thiện cũng là một cách rèn luyện con nguời khá tốt!

 

Tiếng chuông nhà thờ đổ vang lúc sáng sớm đã đánh thức tôi dậy, không như ở Mỹ hiếm khi nghe đuợc tiếng chuông nhà thờ, còn ở Việt Nam thì tha hồ nghe tiếng chuông vang vọng khắp nơi, tiếng chuông thúc giục ta đến với Chúa, tiếng chuông nhắc nhở ta đến với tha nhân theo lời Chúa dạy! Tôi sửa sọan nhanh rồi ra nhà thờ, trời khá lạnh, mặc thêm chiếc áo gió vào cho ấm, tôi đi bộ quanh nhà thờ vì còn sớm, mới chuông hiệp nhất Giáo dân bắt đầu tuôn đến nhà thờ trong trang phục lịch sự, đẹp mắt (Nữ: áo dài đẹp, Nam: áo somi tay dài, bỏ trong thùng có dây nịt),tôi thấy giáo dân ở Việt Nam (ở tất cả các nơi tôi đã đi qua) rất trân trọng khi đến nhà Chúa qua trang phục, đến sớm truớc giờ lễ, dự lễ nghiêm túc từ đầu đến cuối. sự trân trọng này càng về gần thành phố văn minh càng giảm dần và sang đến …Mỹ thì lại càng giảm nhiều hơn!!

 

Sau khi ăn sáng, chúng tôi ra xe lên đuờng công tác. Xe chở tới cầu treo Tà Lài thì dừng lại, vì cầu cấm không cho xe hơi qua, chỉ xe 2 bánh mới đuợc qua. Đòan phải xuống đi bộ qua cầu, và đi thêm khỏang 3,4 km nữa để tới nơi công tác, nhà nguyện xã Tà Lài, nằm ngay bìa rừng Nam cát Phuơng, Qua cầu có tấm bảng ghi “khu định cư, định canh cho dân tộc thiểu số…”. Nếu chỉ đi bộ không thì dễ, đằng này còn bao nhiêu ruơng, thùng vừa thuốc, vừa dụng cụ y tế.., các em vui vẻ chia nhau khuân, vác, bưng, bê (kể cả nữ).

 

Cầu treo Tà Lài bắt ngang sông La Ngà, khung cảnh rất thơ mộng, đứng trên cầu ngắm cảnh rừng núi chung quanh thật đẹp và trữ tình, nhưng tôi nghĩ những nguời đang đi qua cầu còn “đẹp và tình” hơn,đó là tình yêu thuơng, tình nhân lọai..Đi phía sau nhìn đòan nguời trẻ khuân vác những thùng to trên vai, khách qua đừờng cứ ngỡ họ là những nguời chuyên khuân vác, đâu ai ngờ đó là các bác sỉ trẻ Từ tâm đang “khuân vác” tình thuơng và sự chăm sóc đến cho đồng bào sắc tộc đang cần đến họ. Vùa đi các em, vừa đùa giỡn vui vẻ với nhau cho một ngày mới tốt đẹp bắt đầu:

 

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta còn ngày nữa để yêu thuơng”

 

.Đòan đến hơi sớm, vì trong nhà nguyện thánh lễ chưa xong, trong khi chờ đọi tôi vô nhà nguyện để dự lễ. “Hang đá” là một nhà Rông thu nhỏ làm bằng tre nứa, mái lợp gianh..rất dễ thuơng và đầy tính sắc tộc…Tôi ngạc nhiên khi nghe cha Vũ và mọi nguời đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng sắc tộc, kể cả những lời thưa đáp trong thánh lễ. Kết lễ mọi nguời hát bài hát Giáng sinh bằng tiếng dân tộc mà nghe sao điệu nhạc rất quen, tôi lẫm nhẫm, ư..ử hát theo rồi dần phát hiện ra đó là bài hát “Để Chúa đến” rất nổi tiếng hiện nay;

 

“Để Chúa đến trong cuộc đời, để Chúa đến mang ơn trời
Nguồn Hạnh Phúc cho mọi nguời. Mùa cứu rỗi cho mọi nơi”

 

Thánh lễ xong, đòan đã chuẩn bị sẳn sàng ở một phòng rộng lớn gần nhà nguỵên để phục vụ. Các em cho biết phòng này mới xây rộng rãi, có chỗ ngồi đàng hòang. Những lần truớc ở phòng nhỏ bên kia, chật và tối, duợc sĩ phải ngồi duới đất để lấy thuốc…Mọi nguời bắt đầu lục tục kéo đến khá đông. Họ đã nhận đuợc giấy mời đến khám bệnh của cha Vũ, cha đã thông báo và gủi giấy mời truớc cả tuần cho những ai có nhu cầu khám và chữa bệnh, không phân biệt tôn giáo. Cha chỉ đứng ra liên lạc và cho muợn địa diểm. Tôi thấy có bà già mà 2 tai bị căng dài với lổ giữa tai thật to, nói tiếng Việt bập bẹ. Có nguời đứng bên cạnh chờ lấy thuốc mà gọi tên 2,3 lần vẫn không biết, đến khi có nguời đứng gần nhắc thì mới biết đó là tên mình. Ngòai thuốc mỗi nguời còn đuợc phát thêm 1 cục xà bông để rửa tay thuờng xuyên cho sạch! Khởi đầu thấy tên trong danh sách đuọc phân công “bấm thuốc”. tôi không hiểu đó là gì? Thôi kệ để học sau từ từ…Bác sĩ khám bệnh cho toa, duợc sĩ lấy thuốc cho vô rỗ, nguời bấm thuốc sẽ dựa vào toa và thuốc mà điền vô mẫu nhỏ in sẳn huớng dẫn bịnh nhân uống thuốc ( S,T,C mấy viên 1 lần) rồi “bấm” vào vĩ thuốc. Sau đó cho toa và tất cả thuốc vào bịch nylon nhỏ, gọi tên bịnh nhân phát thuốc.Chúng tôi làm việc liên tay không nghỉ, không kịp uống nứoc, nhưng bịnh nhân vẫn phải chờ đợi lâu vì quá đông. Lúc này tôi thấy công việc “bấm thuốc” cũng cần thiết và quan trọng không kém! Đúng là “mỗi nguời một việc”! Tội nghiệp nhất là nhóm duợc sĩ phải đứng để làm việc cho nhanh, chúng tôi làm việc có ghế ngồi mà cũng bị mỏi lưng, huống hồ gì các em đứng suốt buổi sáng. Nhìn nhóm “áo trắng” tất bật, lui cui kiếm thuốc theo toa, tôi cảm tuởng như đó là hình ảnh các “thiên thần áo trắng”đang mang tình thuơng đến cho mọi nguời.

 

Một bà già mù, khiếu nại sao đợi lâu chưa có thuốc để về còn bán vé số tiếp! Tôi đứng dậy hỏi thăm tên, bà bèn chìa vé số ra mời mua luôn! Đúng là “hành nghề” mọi lúc, mọi nơi! Tôi cuời dắt tay bà ra ngòai, dúi vào túi bà một só tiền, bà giữ chặt túi lại sợ mất, rồi cảm động than thở:

 

– Tui khổ lắm cô ơi! Già rồi có 1 thân,1 mình phải đi bán vé số nuôi thân..
– Bà có con không ?
– Có 2 đứa, tụi nó có gia đình con cái nheo nhóc tùm lum, cũng khổ lắm, tụi nó ở xa lắm

 

Rồi như đuợc dịp trút bầu tâm sự,bà kể lể về đôi mắt mù lòa của mình, một con bị lông quặm không có tiền chữa riết đui luôn! Thôi còn 1 con xài đỡ, ai dè rồi nó cũng bịnh cuờm nuớc, nghèo quá, đợi có tiền “hổ trợ” rối có bác sĩ về mổ, nhưng vì lâu quá, BS nói “5 ăn, 5 thua chịu mổ không?” Tui chịu luôn, mổ xong khi có kết quả BS nói: “5 thua rồi bà ơi!”, nhưng thôi cũng đỡ vì bây giờ mù nhưng nó hết nhức rồi, truớc nó nhức dữ lắm cô ơi!

 

Cảnh đời nguời dân ở đây, cái nghèo, cái khổ như quấn lấy nhau thành một vòng lẩn quẩn không thóat ra đuợc. Có em gái mới 18 tuổi đã “địu” 2 đứa con nheo nhóc! Có bà dắt theo một bầy con “lúp xúp”, đen nhẽm, ốm nhách, đợi lấy 1 lần 4,5 gói thuốc cho cả mẹ và bầy con… Ở Mỹ cũng có nguời đói thiếu ăn, bịnh họan rồi chết, nhưng đa số chết vì ăn nhiều quá, nên béo phì sinh ra đủ bệnh:cao mỡ, cao máu, cao đuờng..rồi cũng chết. Hiện nay bệnh “mập phì” là phổ biến và đáng lo nhất ở Mỹ, thành thử không có ăn cũng khổ mà ăn quá nhiều lại càng khổ hơn. Đúng “Đời là bể khổ”, nhưng đời cũng có nhiều điều tốt đẹp, nhiều tâm hồn bác ái đáng trân trọng ( tiêu biểu như Bill Gate).

 

Đa số dân ở đây đều mang họ Kà (Kà Rổ, Kà Tững, Kà xịu…nhưng đừng Kà Khịa là đuợc rồi!)không biết có liên quan họ hàng gì với hủ tục “Kà Răng Căng Tai” không ? có những cái tên nhìn hòai không biết đọc làm sao? nhưng thỉnh thỏang có những cái tên rất đẹp : Kà thị My Na, tôi  tò mò muốn nhìn “nguời mang tên đẹp”, thì ra đó là một bé gái 9 tháng, mắt nhắm tít, miệng ngậm chặt vú mẹ, bé đang ngủ vùi vì sốt…Mẹ bé là một cô gái sắc tộc có nét duyên kể lể: Nó bịnh như vầy mấy tháng rồi nóng, ho, chảy mũi..đợi tới bữa nay mới gặp đuợc bác sĩ để có thuốc cho nó uống..

 

Gần 12 giờ trưa, bịnh nhân bắt đầu thưa dần,nhưng vẫn còn lai rai một số đến trễ..mọi nguời có thể đứng dậy,vuơn vai, đi tới đi lui, trở lưng cho đở mỏi, truớc khi làm việc tiếp. Khi bệnh nhân cuối cùng ra về ( khỏang 550 nguời), mọi nguời bắt đầu mở hai bịch bắp đem theo từ sáng ra chia nhau. Có lẽ đang đói nên ai ăn cũng khen ngon! BS Hưng ưu ái lột một trái bắp đưa mời tôi và nói:

 

– Đây là bắp của quê huơng, cô ăn vào sẽ thấy ngon tuyệt vời

 

Cám ơn BS Hưng, đúng là bắp quê huơng ngon thiệt, nhất lại là ở nơi “đồng rẫy” này, chắc là organic và an tòan hơn ở thành phố nhiều nên tôi ăn 2 trái mà thấy còn chưa đã!, nhưng có nguời nhắc”Ăn cho đỡ đói lòng”, còn để bụng về ăn cơm nữa. Mọi nguời vừa gặm bắp, vừa cuời đùa, vừa dọn dẹp thuốc men, dụng cụ để ra về,Tôi thấy các em làm việc từ thiện một cách nhẹ nhàng, hồn nhiên như hơi thở của cuộc sống như một điều cần làm, phải làm. Thế thôi!.

 

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng,
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi..” (TCS)

 

Phải ! chỉ “để gió cuốn đi” tỏa hơi mát tới những nguời dân nghèo khổ, nơi mà các em thăm viếng!.Cám ơn các em đã cho tôi cơ hội đuợc tham gia công tác từ thiện với các em, để tôi cảm thấy “một mùa giáng sinh 2013” có ý nghĩa hơn trên quê huơng thân yêu của mình! Cám ơn các em đã cho tôi một cái nhìn mới về tuổi trẻ và xả hội Việt Nam Truớc đây qua những hình ảnh và thông tin trên Internet, tôi có cảm tuởng Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ ham vui chơi, ăn diện theo thời trang, nhảy nhót, đua đòi quần này áo nọ, khoe giàu, khoe sang…những con nguời ích kỷ chỉ biết nghĩ tới mình, một xả hội vô cảm, không còn tình nguời ( câu chuyện nguời lái xe tải bị lật xe đổ bia xuống đuờng, và nguời dân chung quanh chạy đến không phải để giúp đỡ anh, mà là “hôi của” thi nhau cuớp số bia đó truớc mắt anh, dù anh đã van xin năn nỉ..có nguời còn đem cả xe bagác ra để chở đuợc nhiều..!!!) Cám ơn các em đã cho tôi cái nhìn tích cực và một hy vọng về một xả hội rồi ra sẽ tốt đẹp hơn vì vẫn còn những con nguời như các em!

 

Truớc đây tôi vẫn tâm đắc với lời hát của TCS:
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Đường đến anh em, đuờng đến bạn bè..”

 

Nay qua các em tôi khám phá ra một ý tuởng mới, thay vì mỗi ngày tôi chọn một niềm vui cho tôi, tôi sẽ chọn mang một niềm vui đến cho anh em, bạn bè, những nguời cùng khổ…dù đôi khi nó chỉ là một niềm vui nhỏ qua sự hiện diện, cuộc thăm viếng, lời an ủi, việc đở nâng tinh thần khi cần thiết..tuy nhỏ nhưng có lúc nó quan trọng mà tiền bạc không mang lại đuợc ! Những điều này thì ai dù giàu, nghèo cũng đều có thể làm đuợc miễn là ta có tấm lòng:

 

“Một tình thuơng cho cuộc sống đang chờ đợi ta…
Đừng đùa vui khi đói khát vẫn còn…
Đừng ngồi yên nghe tiếng khóc quanh mình
Đừng ngồi yên trên nhung gấm vô tình, hỡi bạn thân..” ( Bài ca Tuổi Trẻ LHH)

 

 

Viết để tặng đòan y tế Từ Thiện (Hội Nhân Đức)
            Saigòn 24/12/ 2013

             
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.