Uncategorized

Ly Dị – Bi hài kịch của tình yêu (3)

Tiến sĩ tâm lý Trần Mỹ Duyệt khi nói về sự rạn nứt hôn nhân trong các Khóa Nazareth đã từng nói: “Mọi bất hòa nảy sinh giữa vợ chồng đến từ sự khác biệt về tâm lý và tâm sinh lý”.

Phải chăng chúng ta thấy giữa “Nam” và “Nữ” là hai thế cực khác nhau nên chuyện hòa hợp không thể có được khi hai người yêu nhau muốn sống cùng nhau?

Tiến sĩ tâm lý Trần Mỹ Duyệt khi nói về sự rạn nứt hôn nhân trong các Khóa Nazareth đã từng nói: “Mọi bất hòa nảy sinh giữa vợ chồng đến từ sự khác biệt về tâm lý và tâm sinh lý”.

Phải chăng chúng ta thấy giữa “Nam” và “Nữ” là hai thế cực khác nhau nên chuyện hòa hợp không thể có được khi hai người yêu nhau muốn sống cùng nhau?

Phải chăng có sự tồn tại sự khắc khẩu giữa vợ chồng? hay cung mệnh phu thê khắc nhau?

Xin thưa rằng không!

Vợ chồng không thông hiểu và bất hòa cùng nhau là do sự khác biệt về “thể lý, tâm lý, và tâm sinh lý” giữa người nam và người nữ. Đây là một môn logic đầy khoa học mà việc tìm hiểu sự khác biệt về tâm lý, thể lý, và sinh lý giữa nam và nữ trước và sau hôn nhân đòi hỏi sự học hỏi và trao dồi nghiêm túc giữa vợ, và chồng và đồng thời có sự tham vấn kịp thời từ các chuyên gia khi có sự rạn nứt bắt đầu.

Chị M. H cho biết, đã hơn 20 năm nay phải chịu đựng một ông chồng mà ở nhà thì coi vợ như nô lệ, nhưng trước mặt khách thì bao giờ cũng lên giọng khoe rằng mình là người đàn ông tốt nhất, chăm vợ nhất, thương vợ nhất. “Ông ấy phó mặc cho tôi tất cả mọi thứ, từ kiếm tiền, chăm sóc con cái cho đến đối nội đối ngoại. Thế nhưng, cứ hễ có khách là ông ấy bốc phét khoe kể, nào là “tôi là thằng đàn ông thương vợ nhất quả đất, sắm cho vợ từ cái quần xì-líp”, nào là “tôi làm được đồng nào là đưa vợ hết đồng ấy.” Tôi ghét đến không còn nể nan được nữa.…

Các ông chồng vì mặt mũi, sĩ diện, cái tôi hay gia trưởng đàn ông Việt Nam mà không chịu làm hòa, lắng nghe chân thành những suy tư, giận hờn từ phía người phối ngẫu và nhận mọi sai xót và lỗi lầm phần mình thì “bi hài kịch” tất yếu sẽ xảy ra trong gia đình. Đối với các ông, nói thẳng và phê bình về các tật xấu của các ông hay bêu xấu các ông là chuyện không được phép. Nhưng các ông đâu biết rằng khi đưa nhau ra tòa đấu tố nhau để “li dị” thì việc làm hòa trước đó của vợ mình càng thêm quý biết bao!

Nhiều ông chồng lại luôn cố ra vẻ ta đây là người đàn ông hoàn hảo, là người chồng “tốt nhất quả đất” trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại, khiến các bà vợ nhìn chồng cứ như nhìn người… ngoài hành tinh vậy. Nhiều người chồng lại cứ tự hỏi sao vợ mình không dịu dàng thùy mị nết na, mà lại cứ chanh chua cục cằn. Vậy thì, trước khi trách các bà vợ tại sao hay cáu kỉnh và khó chịu, các ông chồng đã bao giờ tự vấn lương tâm và trách nhiệm phần mình chưa?

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Jerry Gilles, Giảng viên Đại học Harvard khi nghiên cứu về vai trò người vợ trong những gia đình gặp người chồng hay cau có, gắt gỏng nhận xét:  “Đa số đàn ông lập gia đình từ 5 đến 10 năm đều thay đổi tính nết, trở thành người khó tính, hay gắt gỏng và dễ nổi nóng.”  Trong giai đoạn này, người vợ nếu không nhanh nhạy thích ứng với hoàn cảnh, đối phó một cách tế nhị là gia đình sẽ rất dễ bị đổ vỡ. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, xung đột gia đình là điều tất yếu phải xảy ra, nhưng người vợ phải biết cách chấm dứt chiến tranh lạnh trước khi nó trở thành xung đột lớn. Nghĩa là người vợ phải chủ động tìm cách hoà giải, phải hiểu một điều là khi chồng gây gổ chẳng qua do họ phải làm việc quá mệt, gặp những trắc trở, thất bại trong công việc. Điều đó đòi hỏi người vợ phải thật bình tĩnh, kiềm chế không đổ dầu thêm vào lửa, khơi gợi chồng nói ra được những điều bực bội, ấm ức trong lòng. Chính sự cảm thông của người vợ sẽ làm cho không khí gia đình bớt căng thẳng. Người vợ dù bực bội đến đâu, mặt mũi cũng luôn nên tươi tỉnh, luôn tạo cơ hội cho chồng có dịp tâm sự, nói ra những dồn nén trong lòng. Phải làm cho cơn thịnh nộ của chồng từ từ xẹp xuống, còn chồng nóng mà vợ cũng nóng thì hết thuốc chữa. Phương châm “một sự nhịn, chín sự lành” là nguyên tắc vàng để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

“Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì…”

Còn các bà vợ thì sao? vì ham tiền, ích kỷ, tư lợi cá nhân không biết lắng nghe và nhìn về hạnh phúc chung của gia đình cũng là những nguyên nhân đẫn đến sự đổ vỡ khó tránh khỏi. Các bà vợ trong quan hệ vợ chồng thường gặp các lỗi là các bà hay nhắc lại chuyện cũ để trách móc chồng (forgive and not forget.) Trong mọi thảo luận hay cãi lẫy giữa vợ chồng thường hay nói nhiều. Giành lấy quyền hành trong gia đình làm mất thế đứng của chồng trong lòng con cái. Tính nết thất thường đến từ tâm sinh lý. Tỏ ra ngưỡng mộ người khác và hay so sánh chồng mình với người khác.

Các bà hay đòi hỏi ở chồng và luôn luôn lúc nào cũng hỏi:

Tại sao đàn ông có lúc lại ngớ ngẩn?
Tại sao các ông lại liếc mắt với một phụ nữ khác?
Tại sao các anh ấy không thích trò chuyện?
Tại sao đàn ông không bao giờ trả lời một số câu hỏi?
Tại sao đàn ông ghét đi mua sắm?
Tại sao anh ta có thể nói “Anh yêu em” trong khi chẳng hiểu gì về đối phương?
Tại sao các ông ấy sống thiếu trách nhiệm? Ăn nói thô lỗ và sống thiếu tế nhị?

“ Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông.”

“Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người.”

Chúng ta chiêm niệm được rằng, dù đẹp hay xấu, giàu có hay sang hèn ra sao, dù người đó học vấn có uyên thâm thế nào, đức cao, vọng trọng hơn mọi người bao nhiêu; hay cho dù những cặp đó mới vừa lấy nhau, hãy đã ở với nhau đã 5, 10, 20, 30 hay 40 mươi năm thì cũng sẽ không tránh được sự bất ổn trong gia đình và hạnh phúc vuột khỏi tầm tay khi cả hai không chú tâm hàn gắn sự “bất hòa” trong gia đình mà sự bất hòa đó đến từ sự khác biệt về “tâm sinh Lý” mà thôi.

Giống như phụ nữ, đàn ông cũng muốn được đánh giá cao vì những cố gắng của mình. Các nghiên cứu gần đây về gia đình cho thấy những cặp đôi hạnh phúc thường xuyên ngợi khen nhau. Chỉ một câu cảm ơn đơn giản là cách dễ dàng khiến các đức ông chồng cảm thấy mình được coi trọng và thích thú với công việc cho dù là việc nhà giúp các bà vợ.

Các bà vợ thường cam nhằm rằng dù đã nhiều lần nhắc chồng sửa thứ này thứ kia trong nhà, các ông vẫn nghe tai này, ra tai kia. Các ông chồng cho rằng vợ như thế là vô lý. Tất cả những gì các ông nghe thấy là “chiếc bóng đèn này cần được sửa”, chứ không rõ là “khi nào” cần được sửa. Họ chắc chắn sẽ thay cho các bà chiếc bóng mới khi họ rảnh và nhớ ra việc. Nếu các bà vợ muốn chồng nhanh chóng làm việc gì đó giúp mình, đừng quên đòi hỏi phải kèm theo thời gian cụ thể hơn.

Vậy khi tiếng nói chung, và sự làm hòa bất thành giữa hai vợ chồng thì việc ly hôn nên xét đến khi cuộc sống vợ chồng không còn cảm xúc của tình yêu với nhau. Khi cha mẹ chia tay chỉ nên hiểu rằng cha mẹ không hợp, không hạnh phúc thì không sống cùng nhau nhưng tình cảm dành cho con cái vẫn đủ đầy. Con vẫn có cha, có mẹ – chỉ là cha mẹ không ở cùng nhà mà thôi và đây là vấn nạn về gia đình sau li hôn.

 

(còn tiếp)

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.