Uncategorized

Ly Dị – Bi hài kịch của tình yêu (2)

Trong thời gian khủng hoảng về tình cảm hay “nguội lạnh” về quan hệ vợ chồng, thì quyết định ly dị có thể trở thành một “dấu hiệu cảnh tỉnh” cho các cặp yêu nhau.

Trong thời gian khủng hoảng về tình cảm hay “nguội lạnh” về quan hệ vợ chồng, thì quyết định ly dị có thể trở thành một “dấu hiệu cảnh tỉnh” cho các cặp yêu nhau.

Đó là  khi các cặp vợ chồng đang có các cuộc tranh cãi nối tiếp nhau và không thể giải quyết được bởi vì cả hai không còn sự tôn trọng và nhường nhịn tương xứng. Việc mỗi người nghĩ đến có một khoảng không giữa hai người sẽ giúp cả hai dừng lại những cảm giác hiện có thì ly thân là điều tất yếu. Ngược lại, nếu không có ly thân thì rất có khả năng những cuộc cãi vã, cảm giác chán ghét sẽ trở thành một “thói quen” và những cư xử “khiếm nhã” và  “coi thương” nhau là không thể tránh khỏi. Điều này sẽ khiến mọi chuyện chỉ càng ngày càng tồi tệ và những căn bệnh cho cả hai sẽ xuất hiện như mất ngũ bởi lo âu (anxiety), trầm cảm (depression), cao máu (high blood pressure) …sẽ đẩy từng người và cả gia đình vào những lối hẹp không lối thoát và tình cảm dành cho nhau sẽ mất đi không thể cứu vãn kịp.

Một số nhầm lẫn thường gặp của các cặp vợ chồng khi nghĩ rằng ly thân là cách giải quyết tốt nhất:

Trước nhất, các cặp vợ chồng không tập trung vào những gì họ muốn trong giai đoạn ly thân để giải quyết những bất đồng trong quan hệ vợ chồng. Những mục tiêu chính làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai người không được lập ra. Trách nhiệm và niềm tin của cả hai trong những biểu hiện, suy nghĩ và cư xử với nhau trong giai đoạn ly dị.

Một thí dụ nếu cả hai người ly thân với lý do “Không hợp nhau”  và phần lớn sự không hợp ấy chính là việc không tương hợp về đời sống tình dục. Nếu họ thật sự tập trung giải quyết những bất đồng trong quan hệ vợ chồng, sự rạn nứt tình cảm, thì khoảng không giữa hai người sẽ được giải quyết. Với phụ nữ, đời sống tình dục mang ý nghĩa sâu xa hơn đàn ông. Phụ nữ cho rằng đàn ông lúc nào cũng nghĩ đến tình dục còn phụ nữ thì lúc nào cũng nghĩ đến tình yêu. Thật ra sự khát khao tình dục của đàn ông chỉ là khao khát bề ngoài, còn khao khát tình dục của phụ nữ là những khao khát bên trong, thâm trầm hơn, sâu xa hơn, thuộc lĩnh vực tâm hồn nhiều hơn.

Cảm hứng tình dục đến với đàn ông rất nhanh còn với phụ nữ thì chậm hơn, nó phải được khởi nguồn từ những yếu tố nội tâm. Nếu buổi sáng vợ chồng cãi nhau thì đêm đó và có thể nhiều đêm tiếp theo người vợ sẽ không hề có cảm hứng tình dục. Các ông chồng trẻ thường nghĩ rằng đó là do vợ cố ý gây “chiến tranh lạnh”. Sự thật thì không phải như vậy. Người vợ thấy hoàn toàn bị mất hứng thú chứ không phải là họ cố ý “cấm vận” để phạt chồng.

Đa số đàn ông cần tình dục nhiều hơn đàn bà. Đó là sự khác nhau căn bản về đời sống sinh lí giữa hai giới. Không có một thống kê nào cho thấy cần bao nhiêu lần giao hoan là đủ. Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông thì một tuần một lần là tốt: “Thất nhật đáo lai phòng”. Nhưng đa số đàn ông cho như vậy là quá ít. Còn với phụ nữ thì số lượng không quan trọng mà quan trọng nhất là chất lượng.

Không ít những ông chồng bỏ nhà đi tìm thú vui nhục dục vì bị vợ gây “chiến tranh lạnh”. Đây là điều các cô vợ trẻ nên biết. Phái đẹp nên biết rằng chuyện chăn gối không phải là một tặng phẩm chỉ dành riêng cho chồng khi nào anh ta thật ngoan. Nếu các bạn coi chuyện phòng the như một món quà hối lộ thì cầm chắc là bạn đã đẩy chồng ra khỏi nhà để đến với những mối tình mới.

Đời sống tình dục có thể là một bản năng tự nhiên, nhưng không phải tự nhiên theo nghĩa ngẫu nhiên, đòi hỏi khoái cảm riêng cho mình, hoặc đôi khi thô bạo như thú vật. Con người gần với con vật nhất ở điểm này. Song trong cuộc sống phòng the, con người cũng khác xa con vật nhất ở tình yêu, sự tôn trọng nhau, môi trường tình dục. Các gia đình trẻ cần hiểu đặc điểm về đời sống sinh lí và sự khác biệt của hai giới để tìm đến sự tương hợp trong đời sống hôn nhân.

T. và chị N. cho biết: Thời gian để anh chị tìm hiểu về nhau quá ngắn ngủi, gặp gỡ chuyện trò quá ít nên không thể hiểu rõ về tính cách của nhau. Khi cưới nhau về những mâu thuẫn cứ ngày một tăng lên, giữa hai người không có tiếng nói chung. Anh là người bảo thủ, sống thiếu trách nhiệm với vợ con, rượu chè, cờ bạc và đặc biệt là hay đánh đập chị… Dù đã nhiều lần tha thứ cho anh với mong muốn anh thay đổi nhưng cuối cùng chị đã không tìm thấy ở anh một sự thay đổi nào.

Thứ hai, một số cặp vợ chồng tin rằng việc ly thân sẽ giúp các cuộc cãi vã biến mất, hay mâu thuẫn giữa hai bên gia đình nội, ngoại sẽ chấm dứt và sau đó họ chỉ cần một trong hai đề nghị quay lại thì mọi việc sẽ ổn, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Các cặp vợ chồng chỉ có thể tìm cách để kiểm soát và giải quyết các vấn đề nhứt nhói chứ bản thân việc ly thân không hề giúp bạn điều đó mà còn đẩy cả hai vào những trường hợp phức tạp khác như thiếu chung thủy, coi khinh, sự nghi ngờ và lạm dụng bạo lực…

Đàn ông sau nhiều năm chung sống với “hôn nhân” thường không có nhiều thay đổi. Trong khi đó, ở phụ nữ sự thay đổi khá rõ rệt và cũng khá nhiều do sinh nở, hay do chu kỳ kinh nguyệt không đều… Một điểm đặc biệt nữa đó là phụ nữ thường là những người gây ra những xung đột nhưng cũng chính họ là người có khả năng giải quyết vấn đề một cách tốt hơn nam giới.

Không ai trong chúng ta chấp nhận người đầu ấp tay gối “phản bội” mình cả và đây là yếu tố cao nhất dẫn đến sự ly dị và chiếm 55% các cuộc đỗ vỡ gia đình do tổ chức National Fatherhood  Initiative khảo cứu. Đàn ông ngoại tình dẫn đến ly hôn thấp hơn phụ nữ ngoại tình dẫn đến ly hôn. Phụ nữ có thể dễ dàng bỏ qua sự không chung thủy của người đàn ông nhưng ngược lại người đàn ông rất khó chấp nhận sự phản bội của phụ nữ. Khi người phụ nữ ngoại tình họ đã hình dung ra trước hậu quả của nó với gia đình, do vậy họ sẽ dễ chấp nhận việc ly hôn dễ dàng hơn người đàn ông.

Ngay sau khi quyết định về hưu, anh M đã chủ động làm đơn ly hôn với người vợ đã theo anh gần như suốt cả cuộc đời, đã sinh cho anh ba đứa con và nuôi nấng chúng đến ngày trưởng thành. Lý do anh chồng xin ly hôn là đời sống vợ chồng không hòa hợp, những cuộc cãi vã xảy ra thường xuyên và ngày càng nhiều, lúc trẻ cũng cãi, về già lại càng cãi hăng. Đặc biệt, quan hệ của nàng dâu với gia đình bên chồng ngày càng xấu. Thế nhưng, sự thực của câu chuyện là do trước đó rất lâu, khi còn đương làm việc, M đã chung sống và có con với cô tiếp viên bia ôm. Khi người vợ nghe đồn thổi, hỏi chuyện thì anh ta chối bay chối biến. Nhưng gần đến ngày về hưu, anh đột nhiên công nhận mối quan hệ này trong cuộc họp gia đình và yêu cầu vợ phải chấp nhận gia đình mới của mình. Oan nghiệt hơn, gia đình chồng từ lâu đã biết chuyện và chính mẹ chồng còn đi hỏi cưới vợ lẽ cho con trai. Do 4 mẹ con người vợ cả không chấp nhận, anh chồng đã gửi lá đơn ly hôn tới Tòa. Không những mất chồng, mất cha, mấy mẹ con họ còn phải chia năm xẻ bảy cả căn nhà họ đã sống và góp công tạo lập mấy chục năm với kẻ thứ ba. Thật là một chuyện khó tin, đau lòng nhưng lại hoàn toàn có thật.

 

Thứ ba là một loại ly thân hoàn toàn không giúp được cho bất kỳ cuộc hôn nhân nào, đó là “ly thân vô định”, tức là một trong hai người quyết định ly thân mà không biết sẽ có ngày nào quay trở lại với nhau cho dù giữa hai không có những xung đột trầm trọng.

 

Ly thân dù có kết thúc với việc hai người trở lại với nhau hay tiếp tục tiến tới ly dị thì nó cũng sẽ cho chúng ta được nhiều bài học. Trong thời gian này, cảm giác “nghẹt thở” hay “lãnh đạm” của hai người sẽ biến mất vì đã có khoảng cách an toàn, bên cạnh đó bạn cũng sẽ học cách hiểu được rằng mình có giỏi tự xoay xở hay không (một số người vợ hay chồng rất sợ việc phải ở một mình –  một điểm lợi nếu họ nhận ra điều đó). Thời gian này bạn cũng sẽ nhìn lại vào mối quan hệ của mình rõ ràng hơn và khách quan hơn trong lúc ly thân. Tình yêu cho nhau có còn như buổi ban đâu không; có cần “retreat” lại không? Sự tự mạnh dạn nhận lỗi và quyết tâm sửa chữa với sự giúp đỡ và dộng viên lẫn nhau. Chính vì thế, hãy nhìn ly thân như một cơ hội để thay đổi và phát triển cuộc hôn nhân, cho người vợ (chồng) của mình và cho bản thân mình nữa.

 

(còn tiếp)

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.