Uncategorized

Luôn kết hiệp với Chúa trong mọi lúc mọi nơi

Nhiều lúc chúng ta vội vã lấy thức ăn rồi chạy đi. Các hành khách ở phi trường chung quanh tôi đang vội vàng như thế. Ngay cả khi có hai hay ba người cùng đi với nhau, họ vội vã hình như không có thì giờ nói chuyện với nhau. Họ vừa đi vừa ăn để có nghị lực chạy.

Nhiều lúc chúng ta vội vã lấy thức ăn rồi chạy đi. Các hành khách ở phi trường chung quanh tôi đang vội vàng như thế. Ngay cả khi có hai hay ba người cùng đi với nhau, họ vội vã hình như không có thì giờ nói chuyện với nhau. Họ vừa đi vừa ăn để có nghị lực chạy.

Có những bữa ăn có ý nghĩa hơn như: chúng ta mỗi một người quen ra tiệm ăn để thương thuyết vấn đề mua bán, hoặc nữa chúng ta gặp một người chúng ta thích rồi mời người đó ra tiệm ăn, hay nấu một món ăn người đó thích. Rồi ăn uống chậm rãi để có thể biết người đó hơn. Trong những trường hợp đó hình như câu chuyện trong bữa ăn có ý nghĩa nhiều hơn.

Chúa Giêsu và các môn đệ kéo dài bữa ăn đặc biệt, và những lời nói trong bữa ăn đó có rất nhiều ý nghĩa. Chúa Giêsu chắc biết các môn đệ,và hiểu các ông biết Ngài. Các ông cùng đi với Chúa Giêsu suốt ba năm trời, và họ nghĩ họ sẽ có tương lai rực rỡ với Chúa Giêsu. Nhưng bữa ăn Chúa Giêsu sắp đặt cho các môn đệ không phải là bữa ăn nơi chỗ nghỉ chân trên đường đi. Bữa ăn đó có rất nhiều ý nghĩa vì Ngài sẽ dạy bảo các ông nhiều hơn về Ngài, và Ngài là ai đối với họ. Các hành động xẩy ra sau bữa ăn sẽ nói rõ thực tế hơn điều gì Chúa Giêsu nói và làm nơi bàn ăn.

Bữa ăn đó là bữa ăn lễ Vượt Qua, mừng ngày người Do thái vượt khỏi ách nô lệ qua tự do. Bữa ăn đó để tạ ơn Thiên Chúa đã làm cho họ trong đời sống họ. Bài đọc trong sách Xuất Hành không những mừng việc Thiên Chúa đã giải thoát người Do thái khỏi ách nô lệ, mà còn nhắc họ một cách sâu đậm hơn việc họ từ nơi bóng tối âm u đến ánh sáng, từ tội lỗi sang ơn thánh sủng. Ông Môsê  lấy máu vật tế lễ rảy trên dân chúng để kết thúc giao ước với họ.

Giao ước này nói rõ hai điều cam kết: Thiên Chúa lãnh nhận dân chúng và đáp lại dân chúng có trách nhiệm với Thiên Chúa. Toàn dân đồng thanh đáp lại hai lần: “Mọi lời Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành”, “Tất cả những lời Đức Chúa, chúng tôi sẽ nghe theo và thi hành”. Lời giao ước giữa hai bên được chấp nhận qua máu vật tế lễ “Này là máu của giao ước đã kết vỏ́i các ngươi, thể theo mọi lời ấy.”

Trong phúc âm hai điều trong lời giao ước có ý nghĩa mới: việc đó chứng tỏ Thiên Chúa giao ước với chúng ta, và chúng ta đáp lại. Phúc âm cho chúng ta một bữa ăn với ý nghĩa sâu đậm hơn về những người theo Chúa Giêsu. Trong bữa ăn Chúa Giêsu dùng những thức tầm thường làm dấu chỉ Ngài giao ước với chúng ta. Bánh và rượu, Mình và Máu thánh Ngài đổ ra cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta tất cả thân hình Ngài, và bởi đó chúng ta chia sẻ một mối tương quan mới với Thiên Chúa qua Chúa Kitô trong bữa ăn này.

Chúng ta gọi bữa ăn này là “bữa ăn tế lễ” và chúng ta nghĩ đến Chúa Giêsu tế lễ và hiến dâng mình cho tội lỗi chúng ta. Nhưng, việc tế lễ còn được xem như một người đã hiến dâng điều gì để giúp ích cho người khác. Chúng ta hy sinh một vật gì để người khác được hưởng. Bởi thế, hiến dâng có thể xem như một cử chỉ phục vụ người khác. Chúa Giêsu hiến dâng đời sống Ngài để chúng ta có thể chia sẻ với Ngài. Đó là phúc âm của giao ước: điều Ngài ban cho chúng ta, và kết quả là chúng ta có thể thi hành trách nhiệm của chúng ta trong giao ước, và làm như Chúa Giêsu là sống đời sống phục vụ kẻ khác. 

Bánh được bẻ ra và chia sẻ, rược được đổ ra và uống. “Đây là mình Thầy cho anh em ăn… Đây là máu Thầy đổ ra cho anh em uống…”. Điều Chúa Giêsu làm cho chúng ta trong phép Thánh Thể là điều chúng ta phải làm cho kẻ khác. Bánh bẻ ra và rượu đổ ra giúp chúng ta có thể hiến dâng đời sống và đổ máu chúng ta cho kẻ khác. Phép Thánh Thể cũng là việc nhắc chúng ta là chúng ta đã thất bại phần chúng ta trong giao ước.

Chúng ta đang tiếp tục, nhưng chưa sẵn sàng hy sinh phục vụ và hiến dâng đỏ̀i sống chúng ta cho kẻ khác, chưa vui lòng nhận những hy sinh nhỏ hằng ngày của người môn đệ. Nhưng, phép Thánh Thể chữa lành và giúp chúng ta sống đời sống ấy. Phép Thánh Thể nhắc lại hy vọng của chúng ta để giúp chúng ta không sống buông thả, hy sinh đời sống chúng ta theo đường lối của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu hy sinh đời sống Ngài để người khác được sống. Bữa tiệc này giúp chúng ta có thể đáp lại với Thiên Chúa như người Do thái đã làm: “Mọi lời Đức Chúa đã phán, chúng tôi sẽ nghe theo và thi hành. Có lẽ lời đáp của chúng ta  là “Mọi điều Thiên Chúa đã nói và làm, chúng tôi sẽ thi hành – với sự giúp đỡ của Thiên Chúa ".

Chúng ta cũng như những hành khách ở phi trường vội vã ăn trên đường đi. Thức ăn sẽ cho họ có nghị lực và giúp họ đi đến thành phố khác để thăm bạn bè hay để thương thuyết về các thương vụ. Tôi tự hỏi bao nhiêu người trở về với gia đình thân thương của họ?.  Nỏi tiệc Thánh Thể này, chúng ta đến để xin lương thực cho chúng ta có đủ nghị lực, và giúp chúng ta tiếp tục chặng đường đi. Lương thực Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sẽ đổi mới đời sống Ngài trong chúng ta  để chúng ta không buông thả hay do dự trên đường đi mà Ngài đã soạn cho chúng ta. Trong tiệc Thánh Thể hôm nay Chúa Giêsu cũng nói “Thầy bảo thật anh em, chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày ấy, ngày Thầy được uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu có ý nói đến sự chết của Ngài. Nhưng, Ngài cũng nói đến bữa tiệc trong tương lai cùng chia sẽ với chúng ta khi Nước của Thiên Chúa được khai trương và thực hiện, và bữa ăn hôm nay là hình ảnh tượng trưng. Đến lúc đó, chúng ta sẽ ăn “bữa tiệc” đầy đủ và thanh bình với nhau. Bởi thế, cũng như các hành khách ở phi trường cùng đi về nhà qua một hành trình mệt mỏi. Và Mình, Máu Thánh Chúa Kitô sẽ đưa chúng ta đến nơi đến chốn bình an.

 

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.