Uncategorized

Lòng Tự Trọng (3)

Ban Biên tập Forbes trong cuộc phỏng vấn Tổng Thống Donal Trump vừa qua dài 50 phút có hỏi: 

 

-Ông chưa bao giờ có ông chủ. Bây giờ, tổng thống có một ông chủ đó là dân tộc Mỹ. Vậy có gì thay đổi?

Tổng thống Donald Trump đáp:

Ban Biên tập Forbes trong cuộc phỏng vấn Tổng Thống Donal Trump vừa qua dài 50 phút có hỏi: 

 

-Ông chưa bao giờ có ông chủ. Bây giờ, tổng thống có một ông chủ đó là dân tộc Mỹ. Vậy có gì thay đổi?

Tổng thống Donald Trump đáp:

-Tôi có 330 triệu ông chủ, nhưng chẳng sao vì tôi luôn luôn làm điều đúng. Một chính trị gia lo làm điều đúng với chính sách. Tôi lo làm điều đúng cho đất nước.

Có thể Hoa Kỳ lâu nay bị hiếp đáp, bị bôi nhọ, bị lấn lướt mãi chỉ vì cái danh hảo “siêu cường” hay “đại ca” hoặc “quốc gia giàu có” mà đã đi lệch tâm điểm của mọi điều đúng đắn, lòng tự trọng về quốc gia của mình, dân tộc mình khi lèo lái con thuyền “tự do” cho cả thế giới. Nhưng thực chất, siêu cường hay giàu có chỉ là có trách nhiệm bảo vệ, duy trì nền an ninh và pháp luật quốc tế để mọi quốc gia giao thương với nhau trong điều kiện bình đẳng, biết tự trọng và bảo đảm quyền lợi của nhau.

Hoa Kỳ lập quốc từ năm 1776, một nước theo thể chế “tự do, dân chủ”, và là người lèo lái con thuyền “tự do” trên toàn thế giới với bao nhiêu cống hiến, đầy sáng tạo và nhân văn. Nơi đây “đất lành, chim đậu”, nơi của cơ hội và của lòng tự trọng ngự trị, nơi nhân tài phát triển và là nơi tôn trọng “sản phẩm trí tuệ”.

Nếu ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, rồi thực phẩm độc hại, tẩm hóa chất gây ung thư coi như chuyện bình thường. Nhiều người bán hàng quảng cáo quên luôn cả lòng tự trọng là hàng “Fake F1”, giống y như hàng thật về phẩm chất và kiểu dáng, lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Tự cho là xã hội “đỉnh cao của trí tuệ”, nơi có khoảng trên 31 ngành hàng trong nước bị làm giả (theo Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam) bắt đầu biết phát hiện áp dụng các loại công nghệ vào chống hàng giả, vậy tại sao ở Mỹ lại không có tình trạng này diễn ra?

Ở nước Mỹ hầu hết mọi người đều tin tưởng lẫn nhau, khiến cho “sự tin tưởng” dường như trở thành một “quy tắc” quan trọng ở đất nước này và trở thành lòng “tự trọng” của dân tộc. Người mất đi thành tín, không có lòng tự trọng, người ấy sẽ biến thành một kẻ lừa gạt. Nếu một công ty, một xí nghiệp, hay một sản phẩm mất đi thành tín, không có lòng tự trọng thì sẽ sản xuất ra những sản phẩm giả, kém chất lượng. Một xã hội mất đi thành tín, thì khắp nơi sẽ đều có tiểu nhân, gian manh, xảo trá lừa gạt mọi người. Người Mỹ coi trọng chữ tín, lòng tự trọng bởi vì họ hiểu được rằng giữ chữ tín là nền tảng để một xã hội sống an bình, có công bằng để người giữ chữ tín có chỗ đứng trong xã hội.

Một khi người ta đã tin mình như vậy mà mình lại đi nói dối hoặc không biết tự trọng với người ta thì quả là chuyện đáng xấu hổ. Chính vì thế ở Mỹ ít hàng giả, hàng nhái là bởi rủi ro quá cao, mức tiền bị phạt do vi phạm pháp luật quá lớn. Người tiêu dùng nếu mua phải hàng giả, trả lại có thể khiếu nại, khởi kiện, người bán hàng nhẹ thì sẽ phải bồi thường tiền, nặng thì có thể bị đi tù. Đặc biệt là với những loại hàng hóa như thực phẩm hay dược phẩm vì chữ tín và lòng tự trọng còn bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Rõ ràng là khi bán hàng giả, thực phẩm độc hại tại Mỹ, cái giá phải trả quá lớn cho sự không trung tín vì không có lòng tự trọng là có thể bị tịch thu tài sản, và bị vào tù.

Wall Street hôm 24/7 đã đưa ra danh sách 9 loại hàng bị làm giả nhiều nhất gây tổn thất cho nước Mỹ và cho các sản phẩm “trí tuệ” tại nước Mỹ. Theo đó, đứng đầu danh sách là ví và túi xách.

Theo CBP, loại hàng giả có giá trị và số lượng nhiều nhất vào Mỹ bao gồm: túi xách, ví, đồng hồ, trang sức và đồ điện tử tiêu dùng. Giá trị của hàng giả bị thu giữ trong năm 2013 đã lên đến 1,7 tỷ USD, tăng 38,1% so với năm 2012. Ngoài ra, trong năm 2013, có đến 400 triệu USD giá trị hàng giả đến từ Hồng Kông, Trung Quốc trong tổng số 1,7 tỉ USD hàng giả bị thu giữ.

Với tình trạng hàng giả, hàng nhái quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, tín dụng của Mỹ nên Mỹ đã áp dụng rất nhiều biện pháp công nghệ tiên tiến vào chống hàng giả. Chẳng hạn như các công nghệ chống hàng giả vô hình, sử dụng đất hiếm, mã số mã vạch hay các ứng dụng phát hiện hàng trả trên smartphone, …

Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã ký một hiệp định chống vị phạm bản quyền tác giả và các quyền sở hữu trí tuệ. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật bản Koichiro Gemba chủ sự lễ ký kết hiệp định tại Tokyo. Hoa Kỳ, Australia, Canada, Liên hiệp Châu Âu, Nhật Bản, Mexico, Morocco, New Zealand, Singapore, Nam Triều Tiên và Thụy Sĩ đã thương thuyết thỏa thuận dưới tên là ACTA.

Không ai muốn mình bị người khác coi thường, hay nước mình bị các quốc gia khác coi thường. Nhưng người khác chỉ coi thường bạn khi bạn để họ có được cơ hội ấy. Bản thân chúng ta phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình thì người ta mới coi trọng mình.

Trên diễn đàn của người Việt tại Nhật (FB) đang truyền tải thông tin về một câu chuyện kể lại do một người giữ vai trò phiên dịch cho buổi xét hỏi đó:

“Khoảng 8h30 tối ngày 2/5, tại Osaka lại xảy ra vụ ăn trộm do người Việt Nam. Mình có làm ở đó lúc ý, người ta gọi mình lên phiên dịch hộ nên mình mới biết được, thực ra là bạn đó có biết tiếng chứ không phải không biết gì cả nhưng cố tình giả vờ không biết.

Có hai người đi cùng với nhau nhưng chỉ bắt được một người. Lúc vào cửa hàng, hai người lấy đồ bỏ vào balo, nhân viên tình cờ bắt được có nhắc họ bỏ đồ vào giỏ hàng để sau còn thanh toán nhưng hai người đó không làm theo. Hai người đó cứ thế tiếp tục và nhân viên gọi thì hai người đó chạy, 1 người chạy thoát còn 1 người bị bắt.

“Sau đó khi mình lên phiên dịch thì được biết là họ đã ăn trộm mỹ phẩm với giá 10 man (1 Man = 10,000 yen) , người chạy thoát cầm theo hết cả đồ, giá trị có thể hơn. Cảnh sát bắt người đó xuống rút tiền để đền thì thấy trong tài khoản có 13 man…”

Cảnh sát lấy điện thoại của bạn đó xem ảnh, thì thấy toàn đồ mỹ phẩm và những đồ bạn đó vừa lấy, rồi còn thấy một tờ giấy tính toán tiền có ghi tên sản phẩm vừa lấy rồi có một cái ảnh chụp gửi đồ lên Tokyo… Mình hỏi bạn ý nói thật đi, đã lấy trộm mấy lần rồi, bạn ý bảo ăn trộm 2 lần rồi, lần trước cũng ở đây… Người Nhật hỏi mình tại sao Việt Nam mày ăn trộm lắm thế, mình chẳng biết trả lời làm sao, chỉ biết cúi đầu im lặng.”

Ở Nhật Bản nếu chúng ta đi du lịch, rất dễ dàng bắt gặp các biển cảnh báo “cấm người Việt ăn cắp” với “cờ đỏ sao vàng” lấp lánh, và thật đáng buồn là những tấm biển cảnh báo này ngày một nhiều hơn. Thế nhưng không ít người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, hay du học, học tập trở về từ Nhật Bản vẫn thản nhiên khoe chiến tích ăn cắp của mình tại Nhật Bản mà không bị bắt.

Thật bất ngờ khi status về câu chuyện trên được đưa ra, hàng trăm người Việt Nam ở Nhật đã vào bình luận, phần đông những bình luận là chỉ trích những kẻ ăn cắp và kêu gọi nhiều người Việt xấu xí hãy dừng việc bôi nhọ hình ảnh người Việt và đất nước trong mắt bạn bè quốc tế bằng những hành động xấu hổ này, thiếu tự trọng này.

Tuy nhiên, cũng không bất ngờ và choáng váng khi cũng khá nhiều người khác vào bình luận thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi ăn cắp, rằng việc ai đó ăn cắp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cộng đồng và những bạn chỉ trích hành vi ăn cắp cũng không phải hay ho gì hơn.

“Đồng tiền cả thôi việc gì mà phải phỉ báng người ta, ảnh hưởng đến bát cơm phiên dịch của bạn à. Hoàn cảnh đưa đẩy thì mới phải làm thế, làm như các bạn có giá lắm không bằng…nói thì nghĩ tí đi” (P.T)

Truyền thông Nhật đã đưa tin nhan nhản về những vụ việc người Việt Nam ăn cắp tại Nhật, thế nhưng mức độ của vấn nạn ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật đã đến mức mà cuối năm 2014, Japan Today phải dành riêng cả một bài báo dài đăng trên trang nhất để nói về vấn đề này, số lượng người trộm cắp mang quốc tịch Việt Nam “vinh dự” chiếm đến hơn 20%.

Coi ra rằng muốn xã hội phát triển theo chiều hướng tốt không cần phải tiêu diệt tất cả cái cũ, rồi áp dụng “trăm năm trồng người” để xây dựng cái xã hội hoàn toàn mới không giống ai như Việt Nam. Chúng ta chỉ cần giáo dục con người coi trong tự do, dân chủ với chữ tín, và lòng tự trọng. Một xã hội biết tôn trọng quyền lợi của mình và quyền lợi của mọi người, tôn trọng sự công bằng và luật pháp, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ về “lòng tự trọng” vì nó được xây dựng trên nền tảng sự tôn trọng, sự thành tín thì các mối quan hệ sẽ vững bền hơn, xã hồi bền vững hơn và các quốc gia như gần nhau và hiểu nhau hơn vì cùng chung một niềm tin.

Ngoan Nguyễn
Orange County tháng 10 ngày 17 năm 2017

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.