Uncategorized

Liên Hiệp Quốc: “Sứ Vụ Thường Trực của Đức Maria như Đại Sứ Hòa Bình”

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Auza nhân dịp Đức Thánh Cha hành hương tại Fatima
Rôma: Ngày 15 tháng 5, 2017

Sự can thiệp của Đức Tổng Giám Mục Auza nhân dịp Đức Thánh Cha hành hương tại Fatima
Rôma: Ngày 15 tháng 5, 2017

Tại Fatima, “Đức Trinh Nữ Maria đã thực sự hiện đến như một đại sứ hòa bình”, khi Mẹ kêu gọi ba mục đồng Lucia, Jacinta và Phanxicô tham gia vào “sứ mệnh thường xuyên của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.” Đây là điều Đức Cha Auza quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã khẳng định ngày 12 tháng 5, 2017.

Đến từ Hoa Kỳ, ngay trước ngày kỷ niệm Đệ Bách Chu Niên Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (ngày 13 tháng 5), 600 người đã tham gia vào một chương trình kỷ niệm do Ủy ban của Tòa Thánh và Ủy ban Bồ Đào Nha tổ chức với chủ đề “Đệ Bách Chu Niên Fatima và sự kiên trì liên tục của sứ điệp Đức Mẹ cho hòa bình.”

Trong việc can thiệp này, Đức Cha Auza đã kêu gọi mọi người hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ cho nền hòa bình tại Syria, Hàn Quốc, Nam Soudan, Somalia, Yemen, Cộng Hòa Trung Phi, Dân Chủ Cộng Hòa Congo, Ukraine, để chấm dứt các khủng bố, đàn áp tôn giáo, bách hại các sắc dân thiểu số và chủng tộc, chấm dứt các cuộc đàn áp độc tài, các vụ buôn lậu ma túy và tội ác có tổ chức, các vụ buôn người và các hình thức nô lệ tân thời khác.

Đức Cha đã nhấn mạnh về “sứ vụ thường trực” của Đức Trinh Nữ Maria, và đã nói như sau tại Fatima: “Đức Maria đã thực sự đến như một sứ giả hòa bình với lời kêu gọi ba đứa trẻ mục đồng là thành viên chính của Ủy Ban này theo ngôn ngữ của Liên Hiệp Quốc, là Ủy Ban Thường Trực của Mẹ bên cạnh tất cả các quốc gia.”

Theo lời vị khâm sứ của Tòa Thánh, chúng ta có thể rút tỉa những bài học hòan vũ cho các biến cố tại Fatima. Bài học đầu tiên là “nhu cầu về các sự hoán cải”, đặc biệt là việc tiếp đón những người nghèo khó: “là điều kiện thiết yếu cho hòa bình”. Không có sự hoán cải này thì “hòa bình chỉ là một ảo vọng.”

Bài học thứ hai có liên quan đến sự kiện “hòa bình phải khởi sự từ con tim”: “Nếu tâm hồn không được bình an thì, theo Đức Cha Auza, sẽ hết sức khó khăn cho những người kiến tạo hòa bình, những người xây dựng và canh giữ hòa bình. Con người phải được hoán cải.”

Bài học thứ ba có tính cách hòan vũ là cầu nguyện, như “một khí cụ bình an” để biến đổi “những người cầu nguyện” và cả “thế giới bên ngoài” nữa. Đức khâm sứ Tòa Thánh đã giải thích: “trong công tác hòa bình, trước khi hành động, trước hết phải cầu nguyện và hy sinh.”

Cuối cùng, bài học thứ tư là “sự cần thiết phải lôi kéo được tất cả mọi người tham gia vào các nỗ lực xây dựng hòa bình.” Để cho sứ điệp của Mẹ có hiệu quả, Mẹ đã không gửi các sứ điệp đến các quốc trưởng, các nhà ngoại giao, các lãnh tụ các tôn giáo, nhưng đến ba đứa trẻ. Đức Cha Auza nhấn mạnh: “Để hoạt động cho hòa bình, tất cả mọi người đều có phận sự tham gia, “ngay cả những ai bị thế gian coi là vô giá trị, không có thế lực hay quá trẻ.”

Bùi Hữu Thư

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.