Uncategorized

Khủng hoảng Niềm Tin (1)

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tân tiến nhất thế giới, nơi mà con người ta có thể hiểu được nhau và có thể giết nhau không khoảng cách… Đây là kỷ nguyên của xa lộ thông tin và kỷ nguyên của hạt nhân. Đà tiến bộ như vũ bão của loài người đã đi kèm với sự khủng hoảng về niềm tin của một thế hệ mới nảy sinh cho thế giới ngày nay.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tân tiến nhất thế giới, nơi mà con người ta có thể hiểu được nhau và có thể giết nhau không khoảng cách… Đây là kỷ nguyên của xa lộ thông tin và kỷ nguyên của hạt nhân. Đà tiến bộ như vũ bão của loài người đã đi kèm với sự khủng hoảng về niềm tin của một thế hệ mới nảy sinh cho thế giới ngày nay. Thế hệ mới này hụt hẫng về một lý tưởng và một niềm tin và từ sư hụt hẫng về lý tưởng này đã dẫn đến sự thiếu sót trong mục đích sống và thờ ơ với các giá trị về con người và xã hội. Chúng đã bị bào mòn niềm tin vào một xã hội chủ nghĩa dị hợm của thế kỷ vừa qua. Chúng cũng đã quá mơ tưởng và đi đến thất vọng về sự tự do và công bằng của một xã hội hiện đại, để rồi niềm tin tạo nên lý tưởng mất dần đi sức mạnh và như một mục tiêu cụ thể để hiện thực hoá những giấc mơ đó, và những hoài bão đó đã như không còn tồn tại. Càng ngày người ta càng thấy nhiều hơn giới trẻ sa lầy vào những cuộc vui quên ngày tháng, không lý tưởng. Người trẻ dường như đang sống vội, sống để hưởng thụ nhiều hơn và tự cho mình thái độ hài lòng với cuộc sống…cho dù cuộc sống đó không có mục tiêu, đầy lừa dối và tội ác. Sức mạnh tinh thần: Chúng ta thấy năng lực là động lực giúp con người vươn tới tầm cao của những ước mơ. Nó như là một giá trị biểu lộ cho cuộc sống muôn màu mà Thượng Đế trao ban cho con người với sự diễn đạt mà mỗi người, mỗi vẽ. Năng lực của một con người nói chung nó bao gồm cả về thể lực và trí lực. Thể lực giúp cho con người hoat động và trí lực giúp con người suy tư. Khi nói đến sức mạnh tinh thần, chúng ta nhấn mạnh đến yếu tố của lý trí trong mỗi con người. Điều đó cho thấy, chính niềm tin vào cuộc sống mới là tài sản vô giá nhất. Nếu đánh mất niềm tin thì như chúng ta đã đánh mất một kho tàng của cuộc sống vậy, và như ai đó đã từng ví von rằng : “ Chết mà biết thở” hay “ngửi Oxy cho qua ngày”. 1/. Milo C. Jone, người vùng Fort Atkinson, bang Wisconsin, là một nông dân nghèo khổ. Khi mắc phải chứng bệnh bại liệt quái ác, ông phát hiện ra rằng sức mạnh của ý trí mới là điều to lớn hơn cả sức mạnh của cơ thể. Ý tưởng sản xuất món xúc xích thịt lợn của ông đã giúp ông nhanh chóng trở nên giàu có ngay tại trang trại mà trước đây chỉ là một mảnh đất nghèo nàn chỉ đủ kiếm sống. Đó chính là những ngày khởi đầu của loạt sản phẩm mang tên Jone Farm mà ngày nay trở thành một thương hiệu gia đình nổi tiếng ở Mỹ. 2/. Pat Farmer một chính trị đang thênh thang trong đà danh vọng nhưng vì niềm tin và đam mê của mình, Ông bán ngôi nhà cùng chiếc xe duy nhất để lấy vốn làm lộ phí cho một cuộc chạy đua đường dài chỉ có ông là người duy nhất. Lúc đó, chẳng ai tin ông có thể chạy bộ từ Bắc cực đến Nam cực với 21 ngàn cây số trong vòng 10 tháng, 13 ngày, cùng vô số gian lao do thời tiết, con người và dã thú… “Vì sao tôi chạy? Tôi chạy vì tôi cần cống hiến cho nhân loại.Tôi chạy từ cực này tới cực kia của tôi không phải vì mục đích trở thành một kẻ tử vì đạo hay một anh hùng. Cha mẹ tôi và người vợ quá cố của tôi là một tấm gương sáng cho tôi; họ luôn giúp đỡ người khác. Có lẽ tôi làm điều này xuất phát từ cảm giác tội lỗi, vì đang sống một cuộc sống nhiều đặc quyền đặc lợi, trong một đất nước nhiều đặc quyền đặc lợi, hay vì những tội lỗi mà tôi đã phạm.” Pat Farmer tự viết về mình trong cuốn tự truyện “Pole to Pole – One Man, 20 Million Steps”. 3/. Miền Middle West ở cuối thế kỷ trước có một trận cuồng phong tàn phá khắp vùng Minisota và Rochester và từ đó thế giới được nghe biết đến tên của hai anh em nhà Mayo và phương thuốc đã giúp y học trị được vài thứ bệnh thần kinh. Hai ông đã tìm được một thứ thuốc tiêm vô mạch máu, làm thay sự tuần hoàn và do đó óc được bình tĩnh lại. Bà mẹ bề trên Alfred, ở tu viện Saint Francois thấy ba cha con Mayo tận tâm đi băng bó, mổ xẻ các nạn nhân trên những nền nhà hoang tàn như vậy, cảm động hứa sẽ cất một dưỡng đường nếu họ chịu đứng ra trông nom. Cả Ba cha con họ bằng lòng và khi khánh thành dưỡng đường Mayo năm 1889 thì bác sĩ Mayo đã bảy chục tuổi mà hai người con chưa làm trong nhà thương nào cả. Vậy mà ngày nay ông William Mayo người anh cả được coi là nhà chuyên môn giỏi nhất về bệnh ung thư. Cả hai anh em đều nổi tiếng về khoa giải phẫu mà người nào cũng khen người kia là hơn mình. Hai ông mổ xẻ rất nhanh, tới dưỡng đường bảy giờ sáng và mổ xẻ không ngừng tay mỗi ngày bốn giờ cho từ mười lăm đến ba mươi bệnh nhân. Vậy mà hai ông vẫn tiếp tục học hoài để cải thiện phương pháp và tuyên bố rằng còn phải học thêm nhiều. Cả thành phố Rochester sống nhờ dưỡng đường Mayo và cho dưỡng đường Mayo. Xe hơi, xe ô tô buýt, mọi loại xe đều không bóp kèn trong thành phố đó. Hai ông không nghĩ đến tiền mà đã gây được một gia sản khổng lồ. Hai ông không nghĩ đến danh vọng mà thành những nhà giải phẫu nổi danh nhất Hoa Kỳ. Năng lực và sự hy sinh đã giúp hai ông kết nối tình người…niềm tin đã khiến ước mơ của hai ông như được chấp cánh. Những bài học và sự thành công ở những mẩu chuyện trên được xây dựng từ sức mạnh của tinh thần hay sức mạnh của niềm tin, nó là những kinh nghiệm quí báu cho mỗi một con người chúng ta khi chúng ta bước vào cuộc sống chỉ với hình hài của cha mẹ và hai bàn tay không. Con người ngày nay sống bằng các tư duy của các máy móc thông minh hiện đại làm việc thay cho con người như máy điện toán, Smart Phone …nên con người chưa thể tận dụng hết tư duy hay phát huy lợi ích của sức mạnh tinh thần để xây dựng nên một niềm tin. Nhân loại hôm nay lại lo lắng thái quá về cái ăn, cái ở, tình cảm, tiền bạc và danh vọng. Con người không biết dùng thì giờ để tính toán cho công việc sắp tới, ích lợi nhiều hơn là ưu phiền về cuộc sống, danh vọng và lỗi lầm khiến cho thần kinh căng thẳng và cơ thể suy nhược. Dale Carnegie người mà suốt những thập niên qua cả thế giới đều biết đến đã chọn tiêu đề cho quyển sách nổi tiếng của ông là “Quẳng gánh lo đi và vui sống” nhằm giúp mọi người hiểu và tìm vui trong an bình của cuộc sống hơn là những muộn phiền mà đánh mất đi niềm tin vào cuộc sống. Không một ai khiến ta phải lo lắng, và không một ai có thể khiến ta phải giận dữ hay phải lo sợ nếu không được sự “chấp nhận” và “cho phép” từ phía chúng ta. Trạng thái tinh thần của chúng ta chính là công cụ giúp ta cân bằng cuộc sống cũng như những mối quan hệ với mọi người xung quanh và thăng hoa trong mọi tình huống cuộc đời. Bất kể ước mơ nào chúng ta tin tưởng rằng ta sẽ đạt được, chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực. Thượng Đế sáng tạo đã ban tặng cho ta một đặc quyền bất khả xâm phạm; đó là quyền kiểm soát suy nghĩ, trí tuệ của mình với mọi hình thức và trạng thái tinh thần chúng ta mong muốn. Trạng thái tinh thần sẽ khơi dậy động cơ hướng đến những tình huống, sự vật và con người mà chúng ta thường xuyên nghĩ đến. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao có nhiều người thường hay gặp thất bại trong cuộc sống như cơ cực, đau yếu về thể chất lẫn tinh thần và sự nghèo đói bởi chúng thường là những gì họ quan tâm đến hay lo lắng thái quá. Không ít những cặp vợ chồng yêu nhau, lấy nhau từ hai bàn tay trắng. Trong mọi đắng cay ngọt bùi, khó khăn hay gian khổ họ cùng nhau xây dựng và vun đắp cho gia đình và con cái thì tình nghĩa đâu có ít. Thế mà khi có tiền, thêm đà danh vọng người chồng còn ruồng rẫy vợ theo người trẻ đẹp hơn hay đua đòi theo lối sống giàu sang mà quên đi tình “ tấm mẳn”…cuộc sống lo lắng muộn phiền và niềm tin sẽ lạc lối “mộng” từ đây vì không còn “cả hai là một” nữa. Một câu chuyện kể rằng: “Anh kia có tật lo lắng rất thái quá, dần dần thành bệnh. Chuyện gì không đáng cũng cứ lo. Ngày nọ cưới vợ, anh mừng nhưng lo, không biết vợ có thai được chăng? Lo đến mất ăn mất ngủ. Năm sau, vợ mang thai, anh lại lo hơn, không biết vợ có sanh được chăng? Lại một phen mất ngủ. Rủi thay, vợ anh chuyển bụng lúc mới hơn tám tháng, đứa bé sanh non cân nặng 1, 9 Kg. Anh lo lắng quá, sợ không nuôi được đứa bé. Gặp ai anh cũng hỏi: “Sanh thiếu tháng như thế, liệu có nuôi được không?” Và dù ai cũng trấn an, nhưng anh chẳng an tâm chút nào. Tình cờ gặp người bạn cũ, anh đem chuyện ra hỏi. Người bạn biết tánh anh hay lo, vừa an ủi vừa dẫn chứng để anh yên lòng: – Có gì đâu mà lo với lắng! Bà nội tôi sanh ra cha tôi cũng là sanh non, mới hơn bảy tháng đã sanh rồi! Anh chàng lo lắng kia vội hỏi dồn một cách nghiêm trang rằng: – Thế à! Rồi có nuôi được đứa nhỏ không?… Sự lo lắng, muộn phiện làm lu mờ niềm tin . Nó khiến chúng ta chăm chú vào những rắc rối cuộc đời mà quên đi sức mạnh tinh thần tạo cho chúng ta niềm tin vào cuộc sống. Nó làm suy giảm niềm tin, cướp mất của chúng ta những kinh nghiệm quí báu mà chỉ có đời sống bằng niềm tin hay đức tin mới có thể mang lại. Những người càng quá lo lắng và mất niềm tin thái quá, sanh ra trầm cảm (Anxiety) lằm bằm và hay phản loạn…

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.