Uncategorized

Khi hai nên một : Thư mục vụ về hôn nhân (3)

5. Luật dân sự phải phản ánh luật tự nhiên không?

 

5. Luật dân sự phải phản ánh luật tự nhiên không?

 

Luật dân sự phải phản ánh luật tự nhiên trong chừng mực trật tự công cho phép. Tín hữu hiểu rắng luật tự nhiên là “một sự tham dự vào sự khôn ngoan và lòng nhân hậu của Thiên Chúa do con người được hình thành theo hình ảnh Đấng tạo dựng của mình. Nó diễn tả phẩm giá của con người và tạo thành  nền tảng của cac quyền và nghĩa vụ căn bản của con người”. Những người nam và những người nữ thiên chí khác sẽ nhận ra nhu cầu thể hiên trong luật chân lý được viết trong tâm hồn họ. Cùng lúc, bất cứ luật nào do con người làm ra (luật tích cực) phải – như tất cả mọi luật – là “một sự trình bày phối hợp lý do vì lợi ích chung được làm ra bởi một người lo cho cộng đồng và điều đó được ban hành”. Để một luật như thế được đúng đắn,nó phải phục vụ lợi ích chung và phải không vượt quá thẩm quyền hợp pháp của các tác giả con người. Theo lời nhận xét xa xưa :” Luật mà không đung thì không phải là luật chút nào”, không thẩm qiyền con người nào có thể tuyên bố những gì  xấu xa về mặt luân lý đạo đức là tốt về mặt luâb lý đạo đức )ví dụ: nạo phá thai,an tử,các hành vi đồng tính).

 

Đúng là luật ràng buộc trong lương tâm,”chính là vì nó là luật chỉ khi nào đúng và được công bố bởi thẩm quyền hợp pháp, không phải vì đa số trong nước có thể là tiêu chuẩn lương tâm”. Nhà nước như thế có bổn phận giúp thiện ích của gia đình:

 

… Nhà nước trở thành trái với đạo lý và đọc đoán,nếu nó cố vi phạm các quyền của gia đình để trở thành chủ nhân tâm hồn con người. Chính vì con người được cấu thành một con người, được làm ra cho Chúa và cho một đời sống trên cả thời gian,trước khi được tạo thành một phần của cộng đồng chinh trị. Mục đích vì đó mà gia đình hiện hữu,là để sinh sản và nuôi dạy những con người và chuẩn bị họ hoàn tất hoàn toàn vận mệnh của mình. Và nếu nhà nước cũng có một chưc năng giáo dục…thì chức năng nầy là để giúp cho gia đình chu toàn sứ mệnh của mình và bổ sung đầy đủ sứ mệnh nầy….

 

Hôn nhân vợ chồng có một lịch sử lâu đời như là một hiện tượng tự nhiên và một thực tại được bảo vệ trong luật pháp. Nó có những khía cạnh văn hoá,triết lý,tâm lý và tôn giáo vốn ăn sâu hơn là thực thể chinh trị. Bất cứ mưu toan nào nhằm thay đổi các định nghĩa của hôn nhân ở cấp độ chính trị,đều tượng trưng một vói quá xa khả năng và thẩm quyền của các nhà chính trị và qua đó là khả năng và thẩm quyền của luật pháp dân sự tích cực. Dù những tình huống cảm tính và kinh tế chính xác đã thay đổi, hôn nhân đã phục vụ hạnh phúc của các vợ chồng và con cái và do vậy của mọi xã hội,bằng nhiều cách qua các thờ đại. Ngay cả dưới luật pháp ngoại đạo thờ La Mã cổ, hôn nhân cũng được định nghĩa là “một sự kết hợp của đàn ông và đàn bà”.

 

Hôn nhân,hiểu thật đúng đắn, cung cấp cho khả năng và  sự bảo vệ con cái. Không có quyền gì sinh một đứa con từ phía cha mẹ,song một đưa bé lại có quyền đến trong thế gian in modo humano (bằng cách thế nhân loại), nghĩa là qua sự giao hợp tình dục tự nhiên giữa một người nam và một người nu84 kết hôn với nhau cùng cam kết nuôi dạy con cái bên trong gia đình. Không thể nào tôn trọng quyền nấy trong một giao ước đồng tính trong đó sự giao hợp tình dục, trong ý nghĩa gốc và trong những hàm ý của nó,đều là không thể được.

 

Như đã nhắc trên đây, số liệu xã hội học xác nhận giá trị xã hội đặc biệt của hôn nhân truyền thống. Luật dân sự phải chủ yếu quan tâm đến việc thúc đẩy công ích của xã hội. Các vợ chồng cũng như con cái triển nở trpng một môi trường hôn nhân lành mạnh. Lịh sử của chúng ta, như một thử nghiệm trong sự tự do được sắp xếp, lệ thuộc vào luật dân sự của chúng ta vốn ăn rễ trong chân lý về con người được biết qua luật tự nhiên.  Những thất bại của chúng ta với tích cách con người,đã đến khi chúng ta không biết tới hoặc làm ngơ những sự thật hiển nhiên về lẽ phải. Chúng ta đã làm như thế khi cho phép chế độ nô lệ và chậm chạp trong việc bênh vực,bảo vệ và thúc đẩy các quyền phụ nữ và và thiểu số. Hài hước hơn nữa là một số người thúc đẩy việc tái định nghĩa triệt để hôn nhân làm như thế trong khi tuyên bố “các quyên dân sự” khi để hoàn thành các mục tiêu mà họ phải ngầm huỷ hoại, lờ đi hoặc phỉ nhận chính căn bản của mọi quyền dân sự của chúng ta, Luật đạo đức luân lý dựa trên bản tính và phẩm giá của chúng ta : LUẬT TỰ NHIÊN.

 

6. Tín hữu Công giáo phải bênh vực giáo huấn truyền thống về hôn nhân nơi công cộng không?

 

Tôi viết với tư cách TGM giáo phận Newark vối trách nhiệm giảng dạy chân lý về đức tin,gồm cả chân lý về hôn nhân, như Thánh Phaolô đã nhắc nhở Timôtê:

 

Hãy rao giảng Lời. Hãy khẩn thiết trong mọi lúc,hãy thuyết phục,khiển trách và cổ vũ, chớ bao giờ thôi kiên nhẫn và giảng dạy. Vì sẽ đến thời người ta không nghe đạo lành,mà đi nghe những lới nói vui tai và quay lưng không nghe theo chân lý mà chỉ vẫn vơ trong những chuyện hoang đường (2 Tm 4,24).

Đây là trách nhiệm và ơn gọi của tôi như là mục tử của giáo hội địa phương nầy. Như Thánh Phaolô đã viết ở một nơi khác :”Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (I Co 9,16). Nhưng tôi cũng viết với tư cách một công dân của đất nước Hoa Kỳ với những nhiệm vụ giúp thúc đẩy công ích đích thực cho mọi người. Cả điều nầy nữa cũng là một phần của lời dạy Phúc Âm, vì nó tuôn trào trực tiếp từ huấn lệnh của Đức Chúa để yêu thương người lân cận như chính chúng ta. Huấn lệnh nầy mặc lấy hình thức cụ thể trong học thuyết xã hội của Giáo Hội. Cùng với những cam kết bảp vệ sự sống và [hục vụ người nghèo của chúng ta, việc bảo vệ và thúc đẩy gia đình phải là nguyên tắc chủ đạo cám kết xã hội của chúng ta.

Bên cạnh ý nghĩa được trao về mặt lịch sử cho hôn nhân kể cả trong phạm vi thế tục,Gioáo Hội,khi cũng công nhận các yếu tố ấy,còn nhìn thấy một điều gì hơn thế nữa trong hôn nhân Kitô giáo: đó cũng là một bí tích trong đó là dấu chỉ tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người. Các vợ chồng Kitô hữu,do vậy, là những dấu chỉ  tình yêu tự hiến của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cách mà họ hy sinh tính mạng trong tình yêu và trong phục vụ nhau, làm chứng Chúa Kitô yêu thương chúng ta một cách nhân từ khoan dung thế nào. Với việc hình thành những cộng đoàn đời sống và yêu thương, họ phản ảnh Tình Yêu Ba Ngôi của Thiên Chúa. Chân phước Gioan-Phaolô II mô tả điều nầy trong Familiaris Consortio :

 

Thiên Chúa đã tạo dựng con ngưởi theo hình ảnh của Người và giống như Người : khi đưa con người vào sự hiện hữu qua tình yêu, Thiên Chúa đồng thời cũng đòi con người yêu thương.

 

Thiên Chúa là tình yêu và Người sống trong chính Người một mầu nhiệm hiệp thông yêu thương ngôi vị. Bằng việc tạo dựng loài người theo hình ảnh Người và không ngừng giữ loài người tồn tại. Thiên Chúa khắc ghi trong tính nhân loại của người nam và người nữ ơn gọi nầy và từ đó,khắc ghi nơi họ khả năng và trách nhiệm yêu thương và hiệp thông. Tình yêu do đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của mỗi con người.

 

Như một tinh thần mặc lấy xác thịt, nghĩa là một linh hồn thể hiện chính mình trong một thân thể và một thân thể ẩn chứa bên trong nó một tinh thần bất tử, con người được kêu gọi yêu thương trong toàn bộ thống nhất của mình. Tình yêu bao gồm thân thể con người và cơ thể được làm chung phần với tình yêu thiêng liêng.

Mạc khải Kitô giáo nhìn nhận hai cách đặc thù để thực hiện ơn gọi con người tới tình yêu trong tính toàn vẹn của nó : hôn nhân và trinh khiết hoặc là sống độc thân. Một trong hai điều nầy,trong hình thức của riêng nó, là sự thúc đẩy của chân lý sâu xa nhầt của con người, của hữu thể “được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa” của con người.

Vì vậy tình dục,qua đó người nam và người nữ trao ban cho nhau qua những hành vi riêng biệt và chỉ dành riêng cho vợ chồng, không hề là một điều gì đó đơn thuần dinh học,mà liên quan đến hữu thể sâu xa của con người. Nó chỉ được thực hiện theo cách thật sự là của con người,nếu nó là một phần trọn vẹn của tình yêu,qua đó một người nam và một người nữ cam kết hoàn toàn thuộc về nhau cho đến chết. Sự quên mình hoàn toàn về thể lý sẽ là một lời dối trá,nếu đó không phải là dấu chỉ và hoa trái của một sự trao hiếb hòn toàn nhân vị,trong đó toàn thể con người,gồm cả chiều kích thế tục,có mặt : Nếu con người nầy giữ lại một điều gì hoặc để dành khả năng quyết định thế khác trong tương lai,thì do chính sự việc nẩy,anh ta hoặc chị ta không trao ban hoàn toàn.

Sự hoàn toàn [trao ban] nầy,vốn được tình yêu vợ chổng đòi buộc, vũng tương ứng với những đòi hỏi sự sinh đẻ có trách nhiệm. Sự sinh sản nầy được hướng vào sự sinh ra hữu thể loài người và như thế do bản chất của nó, nó vượt trên trật tự thuẩn sinh học và liên quan tới một loạt toàn bộ những giá trị con người. Để có sự tăng trưởng hài hoà của các giá trị nầy, cần thiềt phải có sự đóng góp bền bỉ và thống nhất của cả hai cha mẹ.

 

“Nơi chốn” duy nhất nầy – trong đó sự tự hiến nầy trong toàn bộ sự thật của nó được thành có thể,- chinh là hôn nhân, giao ước tình yêu vợ chồng được chọn lựa một cách tự do và có ý thức,qua đó người nam và người nữ chấp nhận sự chia sẻ cuộc sống và tình yêu như lòng Chúa mong muốn, vốn chỉ trong ánh sáng nầy mới biểu lộ ý nghĩa thật sự của nó. Cơ chế hôn nhân không phải là  một sự can thiệp thái do xã hội hoặc thẩm quyền, cũng không phải sự áp đặt ngoại tại của một hình thức. Đúng hơn,đó là một yêu cầu của giao ước tình yêu vợ chồng vốn được khẳng định một cách công khai là độc nhất và dành riêng để sống trung thành trọn vẹn với kế hoạch của Thiên Chúa,Đấng Tạo Hoá. Sự tự do của một con người, chẳng những không bị giới hạn bởi lòng trung thành này, mà còn được bảo đảm chống lại mọi hình thức chủ nghĩa chủ quan và thuyết tương đối và được làm cho thành một người được chung phần vào sự khôn ngoan sáng tạo. Trong khi sống độc thân làm chứng cho tình yêu phổ quát của Thiên Chúa đối với mọi người, hôn nhân cũng làm chứng cho sự hiệp thông tình yêu và sự sống vốn là Thiên Chúa.

 

Tuy nhiên, sự lương thiện đòi hỏi chúng ta nhìn nhận rằng tình trạng hiện nay của hôn nhân trong Giáo Hội chúng ta và trong xã hội chúng ta thường hành động như một khẩu lệnh.Điều nầy có nghĩa là nhiều thanh thiếu niên ngày nay đã không cảm thấy được  tính lâu bền và chung thủy trong các quan hệ gia đình chung quanh họ. Điều nầy cản trở sự đánh giá của họ về chân lý hôn nhân và khiến họ khó mà có được những cam kết nghiêm túc và lâu bền vượt qua sự vị kỷ vì lợi ích của những người khác và vì công ích. Ý nghĩa nhầt, bên trong môi trường hôn nhân, sự gia tăng ấn tượng về con số và về tính chầt có thể chầp nhận về mặt xã hội các vụ ly dị (và gần đây hơn nữa,là ly dị “không quy lỗi cho bên nào”) đã phát sinh một thế hệ vốn chỉ biết hôn nhân như một tình trạng không ổn định dành cho hạnh phúc íck kỷ cá nhân của một mình các vợ chồng, rất hạn chế về trách nhiệm với con cái – ngược hẳn với cam kết lâu bền và vốn là định nghĩa của hôn nhân. Liên quan gần gũi với điều nầy,là việc sử dụng tràn lan ngừa tránh thai trong các quan hệ tình dục khiến cho tuổi trẻ ngày nay gặp khó khăn trong việc hiểu thấu ý nghĩa nội tại thực chất và quan hệ giữa hoạt động tình dục và sinh sản vốn đã luôn là một trong các ý nghĩa nền tảng của hôn nhân,kể cả trong phạm vi thế tục. Khi các cặp vợ chồng chọn ngừa tránh thai, họ kìm giữ lại phần của chính hõ (khả năng sinh sản) và từ chối chấp nhận người kia trong sụ toàn vẹn của mình. điều nầy cản trở dấu chỉ việc trao hiến luôn dính liền với hành vi vợ chồng.

 

Sự lất lướt của các ý thức hệ sai lạc về bản tính của chúng ta ảnh hưởng tới việc chúng ta nghĩ thế nào về thân thể của chúng ta. Các ý thức hệ nầy đã làm cho thân thể bị giảm giá trị,khi coi thân thể như tách biệt khỏi căn tính của người đó. Căn tính dường như chỉ còn lại tâm trí và ý chí và thân thể bị coi như một phần của trật tự tạo dựng thấp kém hơn. Với một số người, hoạt động tình dục được hiểu đơn thuần là một nguồn lạc thú hoặc giải trí hoặc như một cách để thoả mãn một cơn thèm giống như cơn đói hoặc cơn khát. Ý nghĩa sâu xa hơn của nó như một sự hợp nhất nên một huyết nhục của các bên ký kết giao ước bị đánh mất. Sự đánh mất ý thức sự chung thuỷ và lâu bền bên trong hôn nhân và sự đánh mất  sự quan trọng cốt lỏi của con cái bên trong hôn nhân ( qua ngừa tránh thai và nạo phá thai) nhằm tìm lạc thú, đã góp phần vào những lập luận ủng hộ “hôn nhân đồng tính”. Tệ hại hơn nữa, nó huỷ hoại hạnh phúc của nhiều trẻ em và góp phần vào rất nhiều những vấn nạn xã hội làm ảnh hưởng đến công ích.

 

Một trong những việc làm tốt nhất chúng ta có thể cung cấp cho Giáo Hội chúng ta và xã hội chúng ta là cam kết hoặc tái cam kết sống chung thuỷ và yêu thương các cam kết hôn nhân của riêng chúng ta và cuộc sống độc thân vì Nước Trời. Con cái chúng ta và tổ quốc chúng ta cần gương sáng của nhiều người,nhiều người tín hữu chu toàn ơn gọi của mình một cách vui tươi và quên mình.Cách riêng, Tôi xin tất cả mọi người tiếp tục các nỗ lực để thành những gia đình tập chú vào con cái,nơi mà lợi ích con cái đến trước sự nghiệp hoặc “sự thành toàn cá nhân”. Tôi kêu gọi các văn phìng TGP và các giáo xứ cũng như các trường học của chúng ta tiếp tỵc những cố gắng để phục vụ các gia đình. Ngoài ra,tôi kêu mời mọi chính trị gia Công giáo đang phục vụ công ích và mọi người nam và nữ thiện tâm thiện chí hãy bênh vực bảo vệ chân lý về hôn nhân,chống lai những kẻ đang cố gắng phân chiết hoặc thay đổi triệt để ý nghĩa của hôn nhân. Các công dân Công giáo phải thực thi quyền của họ được lắng nghe trong khu vực công cộng qua việc bảo vệ hôn nhân. Chúng ta phải thực thi quyền bỏ phiếu của chúng ta trong việc bảo vệ hôn nhân và sự sống. Đó là trách nhiệm của chúng ta với tư cách những công dân và những tín hữu.

 

7. Kết luận.

 

Bất kể các luật đã hoặc có thể được ban hành liên quan đến hôn nhân đồng tính trong những quyền xét xử nhất định, phải nói rằng bằng định nghĩa luân lý đạo đức và trên thực tế những hôn nhân như thế không hiện hữu; những kết hợp như vậy không phải là những hôn nhân thật sự. Để đánh đồng “hôn nhân đồng tính” với hôn nhân như nó vẫn được hiểu theo truyền thống, sẽ làm hai rất lớn những cơ chế hôn nhân và gia đình. Sự công nhận về mặt pháp lý những kết hợp như vậy sẽ làm nẩy sinh những “quyền” có tham vọng mai sau và các luật vốn sẽ gây hại lớn lao, sẽ đặc biệt hết sức làm hại cho những quyền và nhu cầu của các trẻ em,nhưng còn làm hại đến tự do tôn giáo và quyền lương tâm.

Một số người có thể hỏi : làm thế nào sự nhìn nhận hôn nhân đồng tính lại có thể làm hại đến những kiểu kết hợp khác hoặc gây hại cho công ích? – Trước hết,phải nhận định rõ ràng rằng mọi quy trình xã hội phá hoại luật tự nhiên, đều tiêu biểu những điều giả dối về nhân tính của chúng ta và bóp méo sự hiểu buết của chúng ta về cái gì là thiện và đúng và từ đó, xuyên tạc khả năng sống cho phù hợp của chúng ta. Luật bầy dạy. Thay đổi định nghĩa của hôn nhân dạy rằng hôn nhân về cơ bản là về sự ban thưởng về cảm xúc và thể lý, chứ không phải là kết hợp nên một huyết nhục và con cái. Nó cũng sẽ có thể cất giữ trong luật một cách không tối ưu trong việc nuôi dạy con cái  và huỷ hoại nghiêm trọng tự do tôn giáo và chân lý đạo đức. Điểm cuối cùng nầy cần có lời giải thích sau. Nếu xã hội chúng ta cất giữ trong luật một quyền ‘dân sự” kết hôn một ai đó cùng giới tính với mình, thì bất cứ người nào hay nhóm nào nghĩ thế khác, cũng sẽ gặp bất lợi thiệt thòi trong luật và trên thực tế. Chúng ta đã nghe các giới chức nhà nước và các tổ chức mới nhắc tới những người trong chúng ta giữ quan điểm hôn nhân như “những người cố chấp, mù quáng. […] Bao lâu nữa nhà nước sẽ cho phép các giáo xứ,các trương học hoặc phụ huynh các em được dạy con cái họ rằng hoạt động đồng tính là nghịch với luật tự nhuên,nếu hôn nhân đồng tính là một quyền dân sự? Đã xảy ra ở Canada và trong các quốc gia dân chủ khác các luật “có lối nói đầy hận thù” được sử dụng để quấy rối hoặc kể cả bắt giữ các giáo sĩ giãng dạy thông điệp Kinh Thánh về hôn nhân.

Đây không phải là lúc gieo hoang mang sợ hãi,nhưng la lúc để làm sáng tỏ tư duy và sự đúng đắn của hành động. Đừng lầm lẫn về điều nầy : những hành động theo pháp luật vừa qua chống lại Giáo Hội vq những nhóm đức tin khác ở quôc gia nầy [Hoa Kỳ.ND] và trên khắp thế giới đã chứng tỏ cho thấy rõ ràng rằng tự do của Giáo Hội như một cơ chế (gồm cả các trường học,đại học,bệnh viện,trung tâm tư vấn và các tổ chức phục vụ xã hội khác của chúng ta) và các tín hữu Công giáo với tư cách là các cá nhân, sẽ bị tước đi đáng kể bởi bất kỳ sự tái định nghĩa hôn nhân nào sẽ bãi bỏ sự hiểu biết hôn nhân vốn đã được chấp nhận từ trước cả khi đất nước chúng ta được thành lập. Cũng gặp nguy cơ tương tự là các quyền của các Kitô hữu Chính Thống Đông phương, các tín đồ phái Phúc Âm và Tin Lành khác, các tín đồ Do Thái giáo,Hồi giáo,…

Mọi người phải vâng theo các mệnh lệnh của lương tâm,nhưng lương tâm chúng ta phải được đào tạo. Trong thế giơi chúng ta ngày nay, một phân tích thế tục về các vấn đề khác nhau thường là lan tràn khắp, trong khi các tín hữu lại thường không được dạy dỗ thoả đáng trong các giáo huấn về đức tin. Tất cả mọi tín hữu có bổn phận phải tìm cách để hiểu và chia sẻ với con cái họ và những kẻ họ chăm sóc sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô và kế hoạch cứu độ của Người. Kế hoạch nầy được làm cho ăn khớp trong và qua các hành động và các quyết định đặc biệt của đời sống luân lý đạo đức cá nhân của chúng ta và cuộc sống chung với nhau của chúng ta với tư cách Dân Chúa chuẩn bị đời này cho sự sống vĩnh cửu với Chúa Kitô. Một phần kế hoạch nầy là kế hoạch của Thiên Chúa đối với hôn nhân và gia đình. Lời giáo huấn mục vụ nầy đã được đưa ra cho tín hữu của Hội Thánh ở TGP Newark như là kim chỉ nam trong việc đào tạo đúng đắn lương tâm và như một nguồn suy tư cho tất cả mọi người thành tâm thiện chí.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.