Uncategorized

Khi hai nên một : Thư mục vụ về hôn nhân (2)

(tiếp theo)

4. Bình đẳng và công bằng không đòi buộc quốc gia công nhận các kết hợp đồng tính là hôn nhân.

 

(tiếp theo)

4. Bình đẳng và công bằng không đòi buộc quốc gia công nhận các kết hợp đồng tính là hôn nhân.

 

Rõ ràng là Giáo Hội Công giáo không cho rằng những kết hợp đồng tính có thể là hôn nhân. Tuy vậy, chính phủ không phải là Giáo Hội và hệ thống hiến pháp của chúng ta đòi hỏi sự đối xử bình đẳng với hết mọi người và cấm chỉ sự thiết lập nầy của tôn giáo. Một số người lập luận rẳng bình đẳng và công bằng do vậy đòi hỏi sự thừa nhận hợp pháp những quan hệ đồng tình là hôn nhân.

 

Lập luận nầy sẽ mạnh hơn nếu sự chống đối của Giáo Hội chỉ căn cứ trên các niềm tin và tín điều tôn giáo và các quan hệ đồng tính trong tất cả mọi phương diện đều tương đương với quan hệ vợ chồng vốn được biểu thị về mặt lịch sử bằng chữ “hôn nhân”. Không cái nào trong các tuyên bố nầy là đúng. Có những lý lẽ về luật tự nhiên tuyệt vời để hiểu hôn nhân là sự kết hợp phối ngẫu của người chồng và người vợ mà không cần tới những tiền đề tôn giáo. Những lý lẽ nầy chứng minh cho thấy rằng các quan hệ đồng tình trong bất cứ mức độ hay phạm vi có ý nghĩa nào lại có thể được gọi là hôn nhân.

 

Hôn nhân là một giao ước qua đó một người nam và một người nữ long trọng thề hứa với nhau, một cách độc quyền, đến suốt đời. Trong những hành vi thể hiện duy nhất và nhắc lại cam kết ấy,họ làm thành một kết hợp một huyết nhục mà tự bản chất nó được nên trọn vẹn bởi –  và thích hợp với – việc sinh và nuôi dạy con cái. Sự kết hợp thành một huyết nhục nầy tuỳ thuộc vào sự liên kết bổ sung của các giới tính. Chỉ có một người nam và một người nữ mới có thể cùng nhau tham gia vào giai đoạn đầu tiên nầy của một tiến trình sinh học hợp nhất : tiến trình nầy nhờ nó mà một sự sống mớ đến trong trần gian. Tất nhiên, giai đoạn đầu tiên nầy (về hành vi) của tiến trình sinh sản có thể hoặc không thể dẫn đến con cái (tuỳ thuộc vào những điều kiện không do hành vi của sự sinh sản có xảy ra hay không),nhưng trong nhiều hệ thống luật pháp dân sự (cũng như trong Giáo luật) nó được xem như thành sự hôn nhân. Vì nó làm nên vợ chống,giống như những phần lành mạnh của một thân thể duy nhất,được kết hợp bằng sự phối hợp hướng tới một mục đích sinh học duy nhất : làm cho họ nên một huyết nhục mà thôi. Cả khi không có con cái, thì những kết hợp như vậy có thể làm cho HAI NGƯỜI NÊN MỘT HUYẾT NHỤC trong bối cảnh của cam kết vĩnh viễn và dành trọn cho nhau. Hôn nhân như thế là có thể có – và tự nó là tốt lành cho các phối ngẫu – kể cả khi nó không sinh ra con cái. Nhưng chính sự định hướng của nó cho việc sinh ra và nuôi dạy con cái làm cho hôn nhân trở thành mối quan ngại sống còn cho nhà nước. Và mối liên kết như thế với gia đỉnh giúp giải thích những nét đặc trưng căn bản của hôn nhân như là sự vĩnh viễn và dự dành riêng trọn cho nhau.

 

Các cặp đồng tính không thể kết hợp nên một huyết nhục trong tiến trình sinh học hợp nhất của việc sinh sản (hoặc bất cứ tiến trình nào khác). Tức là, quan hệ của họ không bao hàm sự kết hợp các cơ quan cơ thể hoặc một quan hệ vốn có với việc sinh ra và nuôi dạy con cái; vì thế cũng không có cam kết vĩnh viễn và dành riêng cho nhau. May mắn lắm thì hai người nam hoặc hai người nữ mới có được một kết hợp về tâm hồn và tâm trí. Vì những lý do nầy, ngoài ra, không còn lý do quan trọng nào hơn để nhà nước công nhận các quan hệ của họ hơn là những loại tình bạn hoặc quan hệ sâu xa khác.

 

Một cách khác để nhìn thấy điều nầy là nhìn vào bản chất toàn diện của hôn nhân. Hôn nhân kết hợp vợ chồng nên một trong tâm hồn,tâm trí và thân thể. Vì con người là những hữu thể có thân xác, một sự kết hợp toàn diện những con người (vốn là chính yếu với hôn nhân như là một quà tặng tuyệt đối mà các phối ngẫu trao cho nhau) bao hàm sự kết hợp cơ thể. Điều nầy giúp giải thích hai điều quan trọng : 1). Hôn nhân trên nguyên tắc khác với những hình thức quan hệ khác như thế nào, bao gồm cả những tình bạn bình thường, bất kể gần gũi và sâu đậm ra sao  2). Tại sao hôn nhân là một sự kết hợp tình dục một cách gắn liền,chứ không chỉ là một cách ngẫu nhiên. Nhưng kết hợp đòi buộc một ích lợi chung; và kết hợp thể xác đòi buộc một ích lợi chung sinh học. Hai người nam hoặc hai ngưởi nữ không thể cùng nhau đến trong bất cứ cách cơ thể nào hướng tới một lợi ích sinh học riêng rẽ. Họ có thể tìm kiếm khoái cảm tình dục  với nhau, song khoái cảm chỉ là một lợi ích, khi nó được thực hiện trong một điều gì đó tốt đẹp một cách độc lập. Như một nhận xét ngẫu nhiên, hãy lưu ý rằng công trình triết học “Thần học Thân Thể” của Chân phước Gioan Phaolô II chỉ ra chân lý nầy. Ở đó Đức Gioan-Phaolô nhấn mạnh và làm cho ăn khớp sự hoà hợp nguyên thuỷ của những hữu thể con ngưởi và sự hoà hợp tồi hậu nầy mà mọi sự được lôi kéo tới. Người dạy rằng sự giao hợp – hoà hợp của nam và nữ – chỉ ra sự hoà hợp ban sơ nầy, thêm vào việc biểu thị quan hệ hôn nhân giữa Thiên Chúa và Dân Người và giữa Chúa Kitô – chàng rể – và Giáo Hội, Cô Dâu của Người. Dựa vào công trình nầy. giáo sư Livio Melina viết rằng các quan hệ tỉnh dục giữa những người cùng giới tínhh “đoản mạch” (cản trở) sự liên kết bổ sung nầy và vì thế không có kết quả :

 

Trước tiên, hành vi đồng tính thiếu ý nghĩa mang tính hợp nhất ấy,trong đó “một sự ban tặng chình mình đích thực” có thể  diễn ra… Do thiếu sự liên kết bổ sung, mỗi một trong hai đối tác vẫn bị khoá chặt trong chình mình và trải nghiệm sự tiếp xúc của mình với thân thể người khác chỉ như một cơ hội để hưởng thụ ích kỷ…..Kế đến, rõ ràng rằng hành vi đồng tính nầy cũng thiếu sự mở ra cho ý nghĩa sinh sản của tình dục con người…mà không có nó thì hành vi tình dục có nguy cơ quay lại trên chính nó, bằng sự tập trung vào tìm kiếm khoái cảm tình dục một mình và theo nghĩa đen làm cho chính nó không có khả năng sinh đẻ…

 

Chỉ có một người nam và một người nữ mới có thể thiết lập một kết hợp nên một huyết nhục đúng thật qua sự cam kết của họ với nhau và sự liên kết bổ sung cơ thể của nhau.

 

Đây là một cách khác để giải thích. Có nhiều hoạt động thân thể mà người ta làm chung nhau : thưởng thức các bửa ăn, chơi thể thao, lao động chân tay,v..v.. Bạn hữu,đồng đội,đồng nghiệp và những người khác tham gia vào tất cả những sinh hoạt nầy và nhiều sinh hoạt khác. Nhưng mọi người nhận ra rằng hôn nhân bao hàm một phần hợp thành tình dục,mà những kinh nghiệm thể lý khác không có được. Một người anh em trai và một người chị em gái hoặc một người chú bác và người cháu gái của ông bị ngăn cấm không được kết hôn là vì quan hệ hôn nhân với sinh hoạt tình dục và luật đồng huyết thống. Ngay cả những kẻ đề xuất sửa đổi triệt để định nghĩa hôn nhân cũng sẽ không tán thành việc cho phép hai anh em trai hoặc hai chị em gái hoặc một ông chú bác và cháu trai của ông kết hôn với nhau. Cái gì giải thích sự kết nồi nầy – được cả những kẻ muốn định nghĩa lại hôn nhân thừa nhận – giữa hôn nhân và sinh hoạt tình dục?

 

Mỗi cá nhân là một cơ thể hoàn chỉnh,bởi vì mọi chức năng thân thể bảo lưu một chức năng : sinh sản. Xét về mặt sinh học, sinh sản đòi buộc sự phối kết bằng một cách đặc biệt hai con người bổ sung cho nhau về tình dục để hình thành một sự kết hợp đích thực mà chức năng sinh học của nó là sinh sản.Sự phối kết nầy có thể hoặc không thể dẫn tới việc thụ thai,nhưng chỉ qua nó mà một cặp vợ chồng thực hiện chức năng như một đơn vị xét về mặt sinh học; chỉ những hành vi như thế mới mang đôi vợ chồng nầy tới một kết hợp nên một huyết nhục thật sự. Các hành vi hôn vợ chồng – và chỉ những hành vi nầy mà thôi – chu toàn các điều kiện của sinh sản và từ đó mà thành sự một quan hệ hôn nhân.(Như luật dân sự và giáo luật đều thừa nhận, các hành vi của các phối ngẫu vốn thực hiện đầy đủ giai đoạn đầu tiên của tiến trình sinh sản,làm hôn nhân thành sự dù các nhân tố không có tính hành vi cuối cùng có dẫn tới việc thụ thai hay không về sau). Do thân thể (gồm cả chiều kích tình dục của nó) là một phần của thực tại cơ thể của con người chứ không chỉ là ông cụ không phải cơ thể, nên hành vi vợ chồng kết hợp nên một những con người như là vợ chồng – làm cho họ thật sự,chứ không chỉ bằng phép ẩn dụ,nên một huyết nhục – dù quà tặng một đứa con có đến như một kết quả hay không.

 

Theo truyền thống. để một đôi kết hôn hiệu lực, họ phải có khả năng thực hiện những hành vi như vậy. Một người trước khi kết hôn mà đã hoàn toàn không có khả năng sinh hoạt tình dục ( ví dụ : một người bị bất lực vĩnh viễn) thì không đủ tiêu chuẩn để kết hôn theo luật dân sự hoặc theo giáo luật. Trong nhiều vụ xét xử, thì bất lực trước khi kết hôn vẫn là lý do cho một sự huỷ hôn.

 

Bởi vì các cặp đồng tính không thể thiết lập sự hiệp nhất nên một huyết nhục của hôn nhân – họ không thể tham gia vào các hành vi sinh sản – họ không thể kết hôn trong bất cứ nghĩa có ý nghĩa nào của từ nầy. Hôn nhân không chỉ là quan hệ bạn tình tình dục lãng mạn. Đó là, ngay khi được lập nên, một kết hợp nên một huyết nhục. Và đó là vì một yếu tố chính trong hôn nhân đích thực là khả năng tham gia vào các loại hành vi sinh sản và thường dẫn tới con cái mà nhà nước có một quan tâm sống còn trong việc công nhận và thúc đẩy các hôn nhân.

 

Nhà nước không và không nên kiểm soát các hội hữu nghị bình thường hoặc các tổ chức thiện nguyện của chúng ta,vì dù chúng quan trọng, chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chung chính trị và những phạm vi đã được cơ cấu. Tuy vậy, mọi người,kể cả nhà nước, cũng có một quan tâm sống còn trong việc bảo đảm một môi trường tốt nhất có thể cho việc sinh đẻ,nuôi nấng,dạy dỗ thế hệ kế tiếp. Bằng chứng khoa học xã hội ngày càng mạnh mẽ xác nhận những gì Giáo Hội Công Giáo đã giảng dạy hai thiên niên kỷ : rằng môi trường tốt nhất có thể cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em chúng là sự hiện diện và tham gia của hai cha mẹ ruột trong một gia đình nguyên vẹn. Ví dụ, Child Trends (Khuynh Hướng Trẻ em), một viện nghiên cứu không phe phái (nhưng thường liên kết với những phe theo chủ nghĩa tự do về mặt chính trị),đã kết luận :

 

Nghiên cứu chứng minh rõ ràng rằng cơ cấu gia đình có tầm quan trọng đối với trẻ em và cơ cấu gia đình giúp trẻ em nhiều nhất,chính là một gia đình do hai cha mẹ ruột trong một hôn nhân ít xung khắc,cầm đầu. Trẻ em trong các gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, trẻ em sinh ra từ các bà mẹ không kết hôn và trẻ em trong các gia đình có cha dượng hoặc mẹ kế hoặc những quan hệ sống chung [không hôn thú. ND], đối mặt với những nguy cơ cao hơn với những kết quả nghèo nàn…Vì vậy có giá trị cho trẻ em trong việc cổ vũ hôn nhân mạnh mẽ,ổn định giữa các cha mẹ đẻ…”. Không phải đơn thuần sự hiện diện của hai cha mẹ,…mà chính sự hiện diện của hai cha mẹ đẻ dường như mới khuyến khích sự phát triển của trẻ em.

 

Điểm nầy đã được xác nhận gần đây hơn trong một nghiên cứu do Mark Regnerus tại Khoa Xã Hội Học và Trung tâm Nghiên cứu Dân Số thuộc đại học Texas ở Austin, thực hiện. Nghiên cứu nầy điều tra các chiều kích xã hội,tình cảm và quan hệ của những người trưởng thành trẻ được nuôi dạy trong những cơ cấu gia đình khác nhau, đã xác nhận rằng những trẻ em được nuôi dạy bởi cha mẹ ruột kết hôn với nhau làm ăn sinh sống tốt hơn lá những trẻ em được nuôi dạy trong những sắp xếp thoả thuận khác,gồm cả những trẻ em đã cho biết đang được nuôi dạy bởi một người có quan hệ đồng tính. Nghiên cứu nầy kết luận:

 

Trẻ em có cần một bà mẹ và một ông bố kết hôn để xoay xở tốt khi trưởng thành chăng? Không, nếu chúng ta quan sát nhiều báo cáo có tính giai thoại mà tất cả người dân Mỹ quen thuộc. Ngoài ra, có nhiều trường hợp  trong NFSS ( Nghiên cứu Cơ Cấu Gia Đình mới = New Family Structure Study) trong đó những người trả lời đã chứng tỏ kiên cường và chiếm ưu thế khi trưởng thành bất chấp nhiều thời kỳ chuyển tiếp, dù đó là cái chết,ly dị,những bạn tình thêm vào hoặc thay đổi khác nhau hoặc tái hôn. Nhưng NFSS cũng tiết lộ rõ ràng rằng các trẻ em tỏ ra có khả năng nhiều nhất để thành công tốt khi trưởng thành – trong nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận và qua nhiều lãnh vực – khi chúng trải qua toàn bô thời niên thiếu với bà mẹ và ông bố kết hôn với nhau của chúng, và đặc biệt khi cha mẹ chúng vẫn là vợ chồng cho tới ngày nay. Đến mức độ mà việc chia sẻ những gia đình có bà mẹ/ông bố đẻ nguyên vẹn tiếp tục co lại ở Hoa Kỳ, như nó đang có, điều nầy báo hiệu những thách thức đang tăng bên trong các gia đình, nhưng cũng làm tăng lên sự lệ thuộc vào các tổ chức y tế công, sự trợ giúp công của lên bang và tiểu bang, các nguồn vật lý trị liệu, các chương trình sử dụng tài sản và hệ thống tư pháp hình sự.

 

Dĩ nhiên, các dữ liêu xã hội học có giới hạn và sự thật về bản chất hôn nhân không lệ thuộc vào những nghiên cứu như thế. Tuy nhiên, có một nhận thức đang tăng về sự giúp ích độc nhất mà gia đình sinh học nguyên vẹn được xây dựng trên sự cam kết của một bà mẹ và một ông bố trả lại cho thiên ích chung. Nói như vậy không có nghĩa là lăng nhục những người ở trong các kiểu gia đình khác hoặc lờ đi những hy sinh họ làm vì con cái họ.Tôi công nhận và ca ngợi những người đấu tranh anh dũng để nuôi dạy những trẻ em tốt lành và thánh thiện trong các bối cảnh khác, gồm cả các cha mẹ độc thân, cha mẹ nuôi. Các nỗ lực của các vị, thường là anh hùng,giúp đỡ hết thảy chúng tôi. Tuy nhiên, hy vọng cho con cháu chúng ta vẫn là tiêu chuẩn sẽ ngày càng là một gia đình sinh học nguyên vẹn.

 

Những hôn nhân thật sự,những kết hợp nên một huyết nhục được xếp đặt cho đời sống gia đình, khác về chủng loại với những hình thức quan hệ khác và đem lại một nối kết đặc biệt cho thiện ích chung. Chính vì thế mà luật hôn nhân truyền thống vừa đúng lại vừa chủ yếu. Định nghĩa lai hôn nhân để làm cho sự kết hợp bổ sun g tình dục  chỉ còn tuỳ ý, sẽ làm hại đến cả bản chất thật sự của hôn nhân lẫn thiện ích chung.

 

(còn tiếp một kỳ)

 

Cảm thông :

Kết hợp đồng tính là vấn nạn lớn ngày nay : thông cảm nhưng không thể đồng tình với một hành vi ứng xử như thế, ngày càng được nhiều chính phủ thừa nhận về mặt luật pháp, khi nại đến tự do và quyền con người. Trong bài nói chuyện khá dài nầy,Đức TGM John Joseph Myers nói rất chi tiết về hôn nhân, để vừa so sánh vừa bác bỏ nhận thức sai lầm giữa bản chất hôn nhân tự nhiên đích thực và các loại hình kết hợp khác. Đồng thời đưa ra những lập luận thần học,triết học và khoa học sâu sắc ,vững vàng, không thể phản bác về hôn nhân, trả lời đầy thuyế phục cho những người đang sống hoặc ủng hộ các kết hợp đồng tính. Nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của bài nói chuyện nầy, TU ES PETRUS xin chia làm ba kỳ để Quý Vị dễ theo dõi, chắc chắn sẽ cần dùng tới trong mục vụ và giảng dạy,nhất là cho giới trẻ

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.