ROMA — Việc hôn nhân không thành không nhất thiết ám chỉ đến tính vô hiệu hóa của hôn nhân. Đó là lý do tại sao mà việc hiểu biết và diễn dịch đúng đắn về các quy định của giáo luật, thậm chí là ngay cả trong Giáo Hội, là một điều hết sức quan trọng, Cha Miguel Ángel Ortiz, một chuyên gia về lãnh vực này, đã cho biết như vậy trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit. Cha Ortiz là một giáo sư chuyên về luật hôn nhân của Giáo Hội và cũng là điều phối viên nghiên cứu tại Trường Giáo Luật thuộc trường Đại Học Thánh Giá. Ngài có nhiệm vụ tổ chức khóa bồi dưỡng mới đây cho các chuyên gia luật tại các tòa án của Giáo Hội. Khóa học được tổ chức tại trường Đại Học ở Rôma, và đã quy tụ hơn 200 chuyên gia, gồm các thẩm phán, những người biện hộ cho các cặp hôn nhân và các luật sư đến từ 33 quốc gia.
Hỏi (H): Thưa Cha, đâu là mục đích của tiến trình vô hiệu hóa hôn nhân?
Cha Ortiz (T): Thưa, mục đích của những tiến trình này không những là để nhận dạng ra người “có trách nhiệm” cuối cùng cho sự tan vở trong hôn nhân, như đã được thực hiện trong một vụ kiện dân sự, mà còn là để thiết lập nên, qua một vụ cụ thể nào đó, là liệu có hay không có một sự vô hiệu hóa về chính cuộc hôn nhân đó hay không.
Và mục đích này phải trải qua một tiến trình với cấu trúc rất chính xác và chặt chẽ đó là: hành động xét xử của tòa đối với một hay cả hai chồng lẫn vợ; việc bào chữa của bên kia nếu sự việc chưa được trình bày trước tòa; việc mô tả lại sự việc để cần được xem xét; việc thu thập và thảo luận về các bằng chứng; và sau cùng là quyết định của vị thẩm phán.
Để vội vã quyết định về sự thật khách quan, hết vụ này tới vụ khác, và trong sức người có thể, thì việc cả vợ lẫn chồng cũng như là người biện hộ về sự gắn kết giữa hai người phải thật sự có dịp giáp mặt với nhau, là một điều rất cần thiết, có nghĩa là, mọi tiến trình đó phải đúng như là một tiến trình tòa án thật sự.
Trước khi đưa ra một phán quyết chính thức về việc vô hiệu hóa của mối dây liên kết vợ chồng, Giáo Hội đòi hỏi một thủ tục chặt chẻ cần phải được đem ra áp dụng, để vị thẩm phán của Giáo Hội, với sự hiểu biết sâu sắc về mặt luân lý và dựa trên những bằng chứng đã thâu thập được, để từ đó có thể đi đến một quyết định dựa trên sự thật từ các bằng chứng.
(H): Có rất nhiều người nói rằng số các vụ vô hiệu hóa hôn nhân trong thực tế thì thấp hơn số các vụ hôn nhân tan vỡ, với điều kiện rằng những vụ hôn nhân tan vỡ đó có thể được tuyên bố như là vô hiệu. Và một số người nghĩ rằng tiến trình như vậy có thể trở thành một giải pháp cho những ai đã ly dị được tái hôn và được tái chấp nhận qua việc dự phần vào Bí Tích Thánh Thể. Thế thưa Cha, Cha có nghĩ rằng pháp chế hiện tại cần phải nên xem xét lại không?
(T): Thưa, có hai vấn đề cần phải được làm rõ ràng ở đây, đó là: việc tuyên bố tính vô hiệu hóa của hôn nhân và việc cuối cùng được chấp nhận cho dự phần vào các phép bí tích của những người đã ly dị về mặt dân sự và đã tái hôn. Thì hai vấn đề đó, rõ ràng là khác nhau hoàn toàn, cả về mặt thần học lẫn mục vụ.
Vì chỉ đặc biệt chuyên về những khía cạnh của giáo luật, tôi nhớ lại những gì mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói qua bài diễn văn của Ngài cho Tòa Án ở Rôma vào năm 1987 rằng: sự thất bại của hôn nhân tự bản thân nó vẫn chưa đủ chứng cớ để có thể vô hiệu hóa.
Vào năm 2002, theo Quyển Niên Giám Thống Kê của Giáo Hội, có tới 56,236 tiến trình bình thường của hôn nhân được tuyên bố ngay là vô hiệu. Thì trong những vụ đó, có tới 46,092 vụ, nhận được lời phán quyết quả quyết.
Việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu có lẽ chỉ là giải pháp rất nhỏ cho một số vụ hôn nhân thất bại mà thôi. Vấn đề không phải quyết định có hay không có luật lệ hiện hành để được xem xét lại mà là khiến cho quy phạm về vấn đề đó được biết đến và được diễn dịch một cách chính xác và đầy đủ ở khía cạnh của tòa án, cũng như trong nội bộ Giáo Hội.
Hơn nữa, tôi nghĩ rằng việc không nên xem các tiến trình về vô hiệu hóa là để nhằm “làm bành trướng sự việc” để qua đó, mọi người có thể bắt chước theo những nguyên tắc trong tình huống cụ thể của mình, là điều cần thiết. Xét về mặt mục vụ, thật là sai lầm khi nói với một người nào đó rằng hôn nhân của họ chưa bao giờ tồn tại, nếu như vị thẩm phán không hoàn toàn chắc chắn về sự vô hiệu của nó.
Nhân tiện có liên quan đến việc chăm sóc mục vụ, tôi cũng nhớ lại những từ ngữ khác mà Đức Thánh Cha đã nói với Tòa Án ở Rôma vào năm 1990 rằng: “Một vị thẩm phán phải luôn luôn lúc nào cũng đề phòng lại sự rủi ro, nguy hiểm của lòng trắc ẩn giả dối nhằm làm thoái hóa đến tính đa cảm, và nên hiện diện với tư cách là một người mục vụ mà thôi. Những con đường nào mà xa rời khỏi công lý và sự thật rồi sẽ kết cục trong việc dẫn mọi người xa rời khỏi Thiên Chúa, thay vì phải khuất phục kết quả trái ngược vốn phản ánh đúng được sự thật.”
(H): Theo ý kiến của Cha, thì đâu là những thứ tự ưu tiên trong lãnh vực này?
(T): Thưa, ưu tiên, theo ý tôi, chính là cải thiện về việc giáo dục mọi người, đặc biệt là đối với những cặp đang chuẩn bị để đính hôn, cũng như là việc đào tào các luật sư trong các tòa án của Giáo Hội. Tất cả họ cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc, rõ ràng về các thủ tục, để tránh đưa cho mọi người cái ảo tưởng là vô ích, hoặc mất thời gian; và vội vàng kết luận tính vô hiệu hóa của hôn nhân mà không xét đến mục đích và tính nghiêm trọng của nó.
Và mọi người cũng cần phải nhớ rằng việc phục vụ cho các linh hồn không có việc “bắt buộc” phải đưa ra những lời phán quyết về tính vô hiệu hóa, nhưng là để cố gắng tìm ra với một thái độ chính trực, ngay thẳng đâu chính là sự thật về việc hôn nhân của cả hai người.
Vào lúc này đâu, theo sự suy đoán của tôi, từ ngữ “bãi bỏ, hủy bỏ, vô hiệu hóa” (annulment) phải nên tuyệt đối tránh càng nhiều càng tốt vì nó rất là khó hiểu và mơ hồ.
Theo học thuyết của Giáo Hội, chẳng có bên nào trong vụ kiện lẫn vị thẩm phán của tòa án Giáo Hội có thể tự quyết định theo ý mình về mối liên hệ hôn nhân, ngay cả khi sự vụ đã được thiết lập ra một cách có hiệu quả.
Trông có vẽ hiển nhiên, mặc dầu nó rất là quan trọng, vẫn thường khi có ai đó tìm ra được các quan điểm của sự việc vốn không thể nào có thể tìm ra được theo quan điểm đương đại của quần chúng.
Views: 0