Uncategorized

Hôn nhân giữa lòng thế giới

– Nước Mỹ bên bờ vực đối đầu về tự do tôn giáo
– Các Giám Mục Malta nói thẳng chống lại thụ tinh ống nghiệm (nhân tạo)
– Hội thảo về giáo dục giới trẻ trong công lý và hoà bình
– Đức Thánh Cha tôn phong vị Thánh người Mỹ bản xứ đầu tiên
– Việt Nam sẽ là quốc gia Châu Á đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính?

 

– Nước Mỹ bên bờ vực đối đầu về tự do tôn giáo
– Các Giám Mục Malta nói thẳng chống lại thụ tinh ống nghiệm (nhân tạo)
– Hội thảo về giáo dục giới trẻ trong công lý và hoà bình
– Đức Thánh Cha tôn phong vị Thánh người Mỹ bản xứ đầu tiên
– Việt Nam sẽ là quốc gia Châu Á đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính?

 

+ (CWN 27/07) Nước Mỹ bên bờ vực đối đầu về tự do tôn giáo

 

Tron diễn văn ngày 26/07 với Viện Napa ở California, Đức TGM Charles Chaput giáo phận Philadelphia đã đưa ra một lời kêu gọi khẩn cấp cho các tín hưu Công giáo nhằm hành động bảo vệ truyền thống tự do tôn giáo Mỹ. Vị TGM nầy đặt câu hỏi liệu nước Mỹ đã “vượt qua giới hạn” về các vấn đề tự do tôn giáo, đạt tới một điểm mà sự đối đầu chính trị la không tránh nỗi chưa. Không trực tiếp trả lời câu gỏi nầy, Ngài thách thức các thính giả tự trả lời lấy. Các tín hửu Công giáo luôn tỏ cho thấy một tình yêu sâu sắc với đất nước Hoa Kỳ và hàng giáo phẩm đã hoàn toàn ủng hộ đất nước, Đức TGM Chaput nói.” Vì vậy nếu như các GM Hoa Kỳ thấy mình chống đối, theo một cách căn bản, với tinh thần của đất nước chúng ta, thì lỗi sẽ không do phía các GM chúng ta. Nó sẽ nằm ở phía các nhà lãnh đạo chính trị và văn hoá đã biến đất nước chúng ta thành một cái gì đó mà nó chưa bao giờ từng muốn là như thế”. Về cuối bài diễn văn, Vị TGM tóm tắt các quan ngại của Ngài bằng cách nói rằng “ nước Mỹ trong trí nhớ người Công giáo không phải là nước Mỹ của thời hiện tại hoặc của tương lai đang hiện ra”. Ngài nói tiếp :” Sơm muộn gì một quốc gia dựa trên một khái niệm tự do đã thoái hoá,trên giấy tờ hơn là tự do thực sự – nói cách khác, một quốc gia của nạo phá thai,của tình dục bừa bãi, của thói tham lam tiêu thụ và sự hờ hững lạnh lùng với dân nhập cư và với người nghèo khổ, – sẽ không xứng đáng với những lý tưởng khai sáng. Và trong ngày đó, nó sẽ không được đòi hỏi bồi thường trên những tâm hồn đạo đức. Đức TGM Chaput nói rằng tất cả các Kitô hữu phải bác bỏ lập luận duy trần tục cho rằng tự do tôn giáo chỉ quy đinh tự do thờ phượng. Kitô giáo thực hiện những yêu cầu lớn lao hơn trên các tín hữu. Ngài nói : Đức Tin Kitô giáo đòi việc rao giảng, giảng dạy, chứng từ công khai và phục vụ tha nhân – bởi mỗi người trong chúng tôi đơn độc và hành động trong sự hợp tác với cùng tín ngưỡng. Kết quả là, tự do tôn giáo không bao giờ chỉ là tự do khỏi áp bức,mà còn là – và quan trọng hơn – tự do được sống và hành động như một môn đệ tích cực.

 

+ (CWN 27/07) Các Giám Mục Malta nói thẳng chống lại Thụ tinh ống nghiệm (nhân tạo)

 

Các Gíam Mục ở Malta đã đưa ra một thư mục vụ về thụ tinh  ống nghiệm. Thư đề ngày 26/07 viết :” Sự thụ thai một con người phải là kết quả của tình yêu tự hiến cho nhau của cặp vợ chồng kết hôn. Quà tặng nầy được thực hiện qua việc giao cấu tình dục,một hành động qua đó người nam và người nữ trở nên ‘một thân thể’. Do đó, mang trong tâm trí giá trị nầy, việc thụ thai một sự sống mới không thể được giải quyết một mình như là một hành vi sinh học. Cũng không thể là một quy trình kỹ thuật tạo nên những phôi thai như thể chúng là những đồ vật. Quà tặng sự sống con người phải được chấp nhận một cách thiết tha trong hôn nhân, vốn là tình huống lý tưởng và tự nhiên nhất cho việc thụ thai diễn ra, qua các hành vi cá nhân vốn chỉ dành độc quyền và đặc trưng cho những người nam và nữ đã kêt hôn”. Các Giám Mục  cũng cảnh báo chống lại việc đẻ thế (mang thai thế) và sự bảo quản lạnh [tinh trùng,trứng,phôi nhi.ND] và than phiền sự huỷ diệt các phôi thai khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm.

 

Các Giám Mục nhận định :”Nhiều lần,một con số phôi thai đáng kể bị hy sinh để cho ra đời một em bé như ý. Những thực hành thụ tinh ống nghiệm như thế cấu thành việc huỷ diệt sự sống con người vô tội một cách trực tiếp và có tính toán…Do đó những thực hành nêu trên không thể được biện minh bất cứ cách nào và ở bất cứ hoàn cảnh nào xét về mặt đạo đức luân lý. Không bao giờ có thể cho phép hay chấp nhận về mặt đạo đức luân lý một hành động xấu xa ( trong trường hợp nầy là sự huỷ diệt một số các phôi thai) để biện minh cho một mục đích tốt (ở đây là việc thụ thai và cho ra đời một em bé như ý). Đây là một nguyên tắc đạo đức luân lý rõ ràng và nhiều người biết,rằng mục đích không biện minh cho phương tiện”.

+ (AsiaNews 28/07) Hội thảo về Giáo dục Giới Trẻ trong Công Lý và Hoà Bình

 

Uỷ Ban Giới Trẻ Giáo phận Faisalabad,Pakistan, đã tổ chức một cuộc hội thảo huấn luyện về “Giáo dục Giới Trẻ trong Công Lý và Hoà Bình”, xen kẻ những hội nghị chuyên đề và buổi học tập về sứ vụ xã hội và sự đóng góp của các tín hữu Công giáo cho sự phát triển của đất nước với những thời gian nhàn rỗi. Diễn ra tại Trung Tâm Thanh Thiều Niên Quốc Gia ở Ayubia,một ốc đảo thanh bình chìm trong thiên nhiên gần Muree (Rawalpindi,Bang Punjab). sự kiện kèo dài 6 ngày nầy (8-14/07) được mỗi giáo xứ thuộc giáo phận Faisalabad cử một người con trai và một cô gái đến tham dự dưới sự coi sóc của các linh mục,nhà giáo dục và các chuyên gia về công lý và những vấn đề xã hội. Ở Ayubia, các tham dự viên học hỏi các khài niệm như là quyết định những vấn đề quan trọng,tự nhận thức, các phương tiện truyền thông và giáo dục, cũng như hoà bình và công lý trong Kinh Thánh. Hội thảo cũng giới thiệu những cách đối phó với những môi trường và con người khác biệt. Là giới trẻ từ Faisalabad, các tham dự viên đồng ý với một bản kiến nghị qua đó họ sẽ “chiến đấu vì sự thay đổi tích cực trong xã hội”,thúc đẩy nhân quyền, công lý và hoà bìng trong giáo phận. Để được như vậy, họ chấp nhận đóng một vai trò chủ chốt và xây dựng trong việc giúp những người bị bỏ rơi và bị áp bức, mguyện giữ cho các giáo xứ không có ma tuý và loan truyền Lời Chúa.  Nói chung, cuộc gặp 6 ngày cung cấp một cơ hội “để đem giới trẻ gần lại hơn với Thiên Chúa và Kinh Thánh”, nâng cao lòng tự tin của họ cũng như dạy cho họ về những giá trị đạo đức luân lý của hoà bình và nhân quyền”.

 

+ (CathNews 29/07) Đức Thánh Cha tôn phong Vị Thánh Người Mỹ bản xứ đầu tiên

 

Theo tin tờ The Times được đăng trong tờ The Australian:  một phụ nữ khiếm thị bỏ làng và một cuộc hôn nhân được dàn xếp để đến sống trong một tu viện Dòng Tên trong cái nay là Canada, được quyết định trở thành vị thánh người bản địa đầu tiên của nước Mỹ. Trong vòng 3 tháng tới đây, KATERI TEKAKWITHA, còn được gọi là “Bông Huệ của người Mohawk”, sẽ được Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tôn phong hiển thánh trong một ngày hãnh diện cho 600.000 tín hữu người Mỹ bản địa. Người ta cũng hy vọng việc công nhận Chân phước Kateri, Đấng đã làm nhiều phép lạ chữa lành bệnh tật, có thể chữa lành những vết thẹo nỗi đau lịch sử. […]. Những tín hữu Công giáo cuối cùng từ Mohawk Valley được tôn phong hiển thánh là ba tu sĩ Dòng Tên đã đến đó trong thé kỷ 17 và bị người Mohawk mà các Ngài tìm cách cải đạo, tra tấn đến chết. Những người Châu Âu đã mang bệnh đậu mùa cho thung lũng nầy – một trận dịch đã giết chế cha mẹ của Kateri vào năm 1660 và bỏ lại gương mặt bị rỗ và thị lực bị hư của đứa con 4 tuổi của họ. Cô bé được đặt tên là Tekakwitha “Cô đụng vào các đồ vật”.

 

+ (UcaNews 30/07) Có nên xác định là Kitô hữu hay tín hữu Công giáo?

 

Phong trào đại kết đã tiến bộ nhanh trong những năm vừa qua, nhưng tín hữu Công giáo có nên quyết định không chỉ xác định họ là Kitô hữu? Nếu bạn là một Kitô hữu ưa sa lầy với những định nghĩa được tìm tháy trong Kinh Thánh khi giải thích đức tin vủa bạn với những người khác,thì hãy thử làm điều nầy một lúc nào đó. Hãy hỏi vị linh hướng ở giáo xứ của bạn “có tốt không nếu tôi không bao giờ dùng danh hiệu giáo phái [Công giáo] của chúng ta,mà thay vì thế chỉ tự xưng là một “kitô hữu” khi nói chuyện với những người khác về đức tin của tôi?”.Câu trả lời cho bạn sẽ nói cho bạn biết nhiều về thực chầt tự do tinh thần trong cộng đoàn của bạn. “Ở đâu có Thần Khí Đức Chúa,ở đó có tự do” (2 Cor 3, 17). Trong Kinh Thánh, những ai tái sinh nhờ đức tin trong Chúa Kitô đều được định nghĩa là “tún hữu”, “Kitô hữu”, “môn đệ”, “thánh nhân”, “các anh em”,”các chị em”, và “giáo hội”. Đây là một số trong những tước hiệu Thiên Chúa đã chọn để dùng trong Lời của Chúa khi định nghĩa bạn như là người theo Chúa Kitô. Còn rất nhiều ký hiệu được càc Kitô hữu dùng,do người ta tạo ra chứ không được liệt kê trong Kinh Thánh.

 

Chẳng phải tội lỗi gì khi dùng một số từ do con người tạo ra để định nghĩa mình và những niềm tin cũng như thực hành thiêng liêng. Bạn có tự do dùng những từ ngư vậy đếu bạn muốn. Có nhiều người tái sinh rất thoải mái nói những điều như “tôi là một người phái Bắp-tít”, hoặc “tôi là một tín hữu Công giáo”, hoặc “tôi là một tín đồ phái Thánh Linh” hoặc “tôi là một ngươi theo phái Can-vanh”. Chắc chắn có thể làm như thế trong một cách không gây nên xúc phạm hay quá chia rẽ bên trong Nhiệm Thể Chúa Kitô. Nhưng có tự do để dùng những định nghĩa như thế là một điều rất khác với cảm thấy bị áp lực phải dùng chúng. Bạn co ở trong một giáo xứ mà không bằng lòng về sự lựa chọn của bạn luôn dùng [từ] “Kitô hữu” hoặc “tín hữu” hơn là biệt danh giáo phái của bạn? Bạn có quan tâm rằng một tước hiệu giáo phái thường có được trong cách Tin Mừng được trình bày mà không gây hỗn loạn không cần thiết chăng? Nếu như vậy, bạn là một trong hàng triệu tín hữu trên khắp thế giới cảm thấy cùng cách bạn làm về vấn đề nầy.

 

+ (CWN 30/07) Sử gia nói những vụ bê bối hủy hoại chứng từ Công Giáo ở Hoa Kỳ

 

Sử gia Philip Jenkins gợi ý rằng Giáo Hội Công Giáo đã có thể mở thêm những giáo xứ mớu trên khắp nước Mỹ ngày nay, nếu như không vì ảnh hưởng tàn phá tài chính của những vụ bê bối lạm dụng tình dục. Jenkins lập lus65n một cách thuyết phục rằng các giáo phẩm Công híao đã bị ngăn trở trong vai trò công khsi của họ làm thầy dạy về một số vấn đề chủ yều – đặc biệt về hôn nhân đồng tính – vì những vụ tai tiếng nẩy khiến cho điều đó rất không thoải mái cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội khi nói thẳng những vấn đề có dính líu tới tình dục con người ( và hết sức dễ dàng cho các người chỉ trích họ đặt câu hỏi về lập trường của các GM với tư cách là người phân xử về đạo đức luân lý). Nhưng sử gia tiếp tũc gợi ý rằng những năm đầu thế kỷ 21 nầy đã có thể thấy nột sự bành trướng mới về ảnh hưởng Công Giáo, nếu như không có những vụ kiện huỷ hoại sức mạnh của nhiều giáo phận đến vậy. “Một kết quả duy nhất của cuộc khủng hoảng,đó là sự làm suy yếu thảm hại của khối tôn giáo phong phú nhất nước”.

 

+ (UcaNews 31/07) Việt Nam sẽ là quốc gia Châu Á đầu tiên cho phép hôn nhân đồng tính?

 

Việt-Nam đang xem xét việc soạn thảo một luật có thể sẽ hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, khiến cho nó trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên rời bỏ định nghĩa truyền thống về hôn nhân. Bộ tư pháp đề xuất những sửa đổi bổ sung vào luật hôn nhân hiện hành bằng việc bao gồm cả các cặp đồng tính vào trong định nghĩa nầy. Một luật mới cũng sẽ làm sáng tỏ những tranh luận giữa các cặp đồng tính sống chung và đề cập đến những vấn đề như là sở hữu của cải, thừa kế tài sản và nhận con nuôi. Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường nói thuần rồi :” Tôi cho rằng, đến chừng mức mà nhân quyền liên quan, đây là lúc để chúng ta nhìn vào thực tế. Con số người đồng tính đã lên tới hàng trăm ngàn. Đây không phải là một con số nhỏ.Họ sồng chung mà không đăng ký hôn nhân. Họ có thể sở hữu tài sản. Tất nhiên chúng ta phải giải quyết những vần đề nẩy theo luật pháp”. Trong khi còn chưa rõbao lâu thì một đề xuất như thế thành hiện thực, các nhà hoạt động đồng tính nam ca ngợi khái niệm nầy như một bước tiến quan trọng và tin chắc một ngày không xa sẽ thấy Việt Nam trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên đi theo hôn nhân đồng tính. Vien Tanjung, một nhà hoạt động quyền đồng tính nam người Nam-Dương nói :” Tôi nghĩ rằng mọi người đều ngạc nhiên. Cho dù không thành công,thì đây cũng đã làm nên lịch sử. Với cá nhân tôi, tôi cho rằng nó sẽ được thông qua”. Mặc cho những người hoạt động đồng tính nam chào mừng tin nầy, chính phủ cộng sản Việt Nam thường bị chỉ tríchvì bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và những người bất đồng chính kiến hô hào dân chủ và tự do tôn giáo. Chính đồng tính đã từng bị quy cho là một “việc xấu xã hội” ngang với nghiện ma tuý và mại dâm.

 

Trên thế giới hiện chỉ có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính. Ngay Trung quốc cũng chỉ chấp nhận các quan hệ đồng tính,nhưng không hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính. Các quốc gia Hồi giáo tuyệt đối cấm. Á châu có những nước đa số theo đạo Hồi,hoặc đạo Hồi là quốc giáo,như Nam-Dương,Mã Lai Á,Pakistan (Hôi quốc), Afghanistan, và nhiều quốc gia Vùng Vịnh và Trung Đông.

+ (CathNews 01/08) Giáo sư Công Giáo thúc giục các khách sạn xoá sách báo phim ảnh khiêu dâm

 

Giáo sư luật người Công giáo Robert George đại hoc Princeton ngăn chận việc dùng sách báo phim ảnh khiêu dâm (SBPAKD = Pornography)trong các phòng khách sạn bằng việc kêu gọi CEO khách sạn xem xét nguy hại nó gây nên. Ông nói với hãng tin CAN tháng qua :” SBPAKD là một phần của một hiện tượng rộng lớn hơn đã ăn rễ sâu trong sự hiểu lầm về tình dục”. Ông vừa hợp sức với nhà trí thức theo đạo Hồi Shaykh Hamza Yusuf trong việc viết những bức thư tới các CEO của 5 dãy khách sạn lớn nhất đang phục vụ SAPAKD trong các phòng khách sạn của họ. Ông giải thích rằng động thái nầy là một nỗ lực “nêu ra lại cái xấu của SBPAKD,”được giới thiệu với công chúng như là “trong trường hợp xấu nhất, một loại tính thô tục vô hại” không có ảnh hưởng lâu dải tới con người và xã hội. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng SBPAKD “gạy tổn hại cho mọi người liên quan””, gồm cả những người dính líu vào việc sản xuất và xem nó, cũng như các hôn nhân và gia đình mà nó len lỏi vào được. Gs. George nói rằng hơn là việc đe doạ một cuộc tẩy chay hoặc phản đối, thư nầy chỉ trình bày một lời kêu gọi đạo đức với lương tâm các doanh nghiệp, yêu cầu họ một cách trân trọng coi các phụ nữ dính líu vào SBPAKD như vợ và con gái yêu quý của họ. Nó nhắc “những người làm ăn đáng kính” rằng có một số điều – như SBPAKD chẳng hạn – đang làm cho con người nên giảm giá trị và mất tính người và do vậy là sai lầm, cả khi chúng hợp pháp và đem lại nhiều lợi nhuận.

 

+ (CWN 03/08) Đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn nay nhiều hơn đám cưới Công Giáo ở Scotland

Theo những con số thống kê của chính phủ vừa được đưa ra, thì các đám cưới ở Tô Cách Lan được Hội Nhân Văn hướng dẫn thực hiện nay nhiểu hơn là do Giáo Hội Công giáo. Trong 29.135 cuộc hôn phối diễn ra năm 2011, có đến 15.093 đám cưới dân sự, 5.557 đám cưới Giáo Hội Tô Cách Lan, 2.486 đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn, 1.729 đám cưới Công giáo, 865 đám cưới Phúc Âm phái và 694 đám cưới Anh-giáo. Ngoài ra, có 554 kết hợp đồng tính dân sự ghi danh năm 2011. Tô Cách Lan bắt đầu công nhận các nghi lễ đám cưới theo chủ nghĩa nhân văn năm 2005.

+ (CWN 06/08) Nếu hôn nhân đồng tinh được hợp pháp hoá, tại sao [không hợp pháp hoá luôn] đa thê, loạn luân ?

 

Khi chính phủ Tô-Cách-Lan tiến tới hợp pháp hoá hôn nhân đồmg tính, ĐGM Hugh Gilbert giáo phận Aberdeen hỏi tại sao đa thê và loạn luân kông được hợp pháp hoá luôn một thể. Ngài nói :” Các Vị không thể ăn một bửa ăn mà không có thực phẩm và các Vị không có hôn nhân mà không có một người đàn ông và một người đàn bà. Đó rõ ràng không phải là tục lệ xã hội. Đó không phải là một cái gì mà bất cứ chính phủ nào cũng có thể thay đổi. Đó là một sự thật cuộc đời”. Ngài nói thêm :” Sự thật là một chi`nh phủ có thể thông qua bất cứ luật nào nó thích, nó có thể xây dựng luật để nói rằng mọi sự có bốn chân là một cái bàn,kể cả khi đó là một con chó và không phải một con ngựa, nhưng điều đó sẽ không làm nó thành được như vậy. Tại sao chấp nhận được việc một người nam kết hôn với một người nam khác, mà không chấp nhận cho anh ta kết hôn vói hai người nữ chứ? Nếu quả chúng ta thật sự muốn có sự bình đẳng, thì tại sao sự bình đẳng nầy không mở rộng ra vho những cô cháu gái khi chúng thật sự yêu các chú, bác của chúng một cách chân thật? Và nếu các Vị nói rằng những điều như thế không xảy ra, rằng chúng chỉ là những quái vật, những ví dụ cực đoan tưởng tượng ra để lý luận, thì tôi xin nói là các Vị cần trải thêm nhiều thời giờ hơn ở trong giáo xứ nầy. Với tư cách là GM giáo phận Aberdeen, tôi biết có những người đồng tính nam trong công đoàn Giáo Hội. Tôi xin hứa sẽ luôn tôn trọng và yêu thương họ và nâng đỡ họ trong tương quan của họ với Thiên Chúa, Đấng yêu thương họ. Nhưng tôi sẽ không làm lễ cưới cho họ. Hôn sự nầy không thể được thực hiện.

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.