– Gương mặt Đức Maria quy tụ Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo
– Truyền chức cho nữ giới chia rẽ Giáo hội nước Anh
– Đức Biển Đức XVI ở sân vận động San Siro: “Hãy nên thánh”
– Lưu ý về cuốn sách của một nữ tu
– Đức Biển Đức XVI và Những người ly dị tái hôn.
-Tu sĩ Dòng Tên: Chống lại hôn nhân đồng tính là phủ nhận các quyền dân sự
+ (Zenit) Gương mặt Đức Maria quy tụ Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo
Ở Phi Châu,gương mặt Đức Maria có khả năng quy tụ Kitô hữu và tín đố Hồi giáo trong một cuộc đối thoại xây dựng. Để minh chứng, phiên bản đầu tiên của “ MỘT NGÀY VỚI ĐỨC MARIA” đã diễn ra tại linh địa “Đức Bà Hoà Bình” ở Bembereke, miền bắc nước Benin,vào ngày 25/05/2012, trong khuôn khổ những lễ hội của giáo phận cho Tháng Đức Bà. ‘“ MỘT NGÀY VỚI ĐỨC MARIA” là một ngày cầu nguyện,tôn sùng và linh đạo, tập trung trên thông điệp Đức Trinh Nữ Fatima, nhấn mạnh đến Thánh Lễ và Chầu Thánh Thể, cũng như bí tích hoà giải. Sáng kiến nầy được liên kết với việc tông đồ Ad Jesum per Maria (qua Mẹ đến với Chúa Giêsu) do Cha Claudio Lo Sterzo, linh mục ngụ tại Luân Đôn,đưa ra. Các tu sĩ Dòng Phan-Sinh “Đức Bà Vô Nhiễm” ủng hộ sáng kiến nầy và phổ biến nó trên khắp hoàn cầu : Ý,Tân Gia Ba, Mỹ,…Ở Benin, trong vùng bắc nơi diễn ra sự kiện nầy, sự hiên diện của đông đảo tín đồ Hồi giáo đã nói lên mạnh mẽ điều đó. Các nhân sĩ dân sự và tôn giáo Hồi giáo đã hoan nghênh sáng kiến nấy và đã bày tỏ một sự kính trọng sâu sắc đối với Thân Mẫu Chúa Giêsu, khi cử một phái đoàn chính thức, được nhân lên nhờ sự hiện diện tự phát của các nữ tín đồ Hồi giáo miệng hô vang “Mariam”. ĐGM Martin Adjou, giám mục giáo phận N’Dali, nghiên cứu việc thanh lọc các di sản tổ tiên có tính phi nhân đạo, nhất là qua sự xuất hiện của Kitô giáo và công việc cụ thể của các thừa sai Dòng Phan Sinh được giao cho điều hành và cai quản đài phát thanh Công giáo toàn quốc. Cũng chính dưới sự bảo trợ của “Đức Bà Vô Nhiễm” mà các thừa sai Dòng Phan Sinh chiến đấu chống lại [hủ tục] giết trẻ sơ sinh (*) thường gặp ở Benin.
(*) Nhiều trẻ sơ sinh bị coi như một “lời nguyền” và bị giết một cách tàn bạo khi mới lọt lòng mẹ,nếu việc sinh nở gặp khó khăn, nếu thai phụ chết hoặc nếu chúng sinh non. Một số còn bị giết nhiều tháng sau khi sinh ra, nếu như răng mọc một kiểu nào đó.
+ (Pelerin.info 02/06) Truyền chức cho nữ giới chia rẽ Giáo hội nước Anh
Truyền chức linh mục cho nữ giới : vấn đề lùi lại thập niên 1980 trong GH nước Anh. Việc nữ giới được truyền chức phó tế,bỏ phiếu năm 1981,được cụ thể hoá vào năm 1987 bằng những nữ phó tế đầu tiên được truyến chức. Họ cũng được đào tạo trong cùng các trường thần học như các đồng nghiệp nam, nhưng không tiến tới chức linh mục. Sau nhiều thăm dò, đại hội nghị năm 1992 cuối cùng đã đạt được đa số hai phần ba cần thiết để cho phép các nữ phó tế nầy được truyền chức linh mục. Ngày nay gần 3,000 nữ linh mục đang hoạt động,nghĩa là khoảng 30% hàng giáo sĩ GH nước Anh.
Năm 2010, nữ giới được truyến chức linh mục lần đầu tiên đông hơn nam giới (290 trên 273). GH nước Anh thấy sự thống nhất bi đe doạ vì vấn đề truyền chức nữ giới do trào lưu tự do mang lại. Các tín đồ phái Phúc Âm, gắn bó với sự tôn kính nghiêm nhặt văn bản Kinh Thánh, và các tín đồ công giáo Anh giáo, thiên về việc xóch lai gần với Giáo Hội Công giáo La Mã, chống lại việc nầy và lo ngại việc tấn phong nữ giám mục có thể xảy ra vào năm 2014 (tháng 7 nầy sẽ có quyết định từ đại hội nghị). Một số tín đồ Công giáo Anh giáo (anglo-catholic) rời bỏ GH nước Anh để gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo, trong các giáo phận [Công giáo] hoặc trong Giáo Hạt tòng nhân,một cơ cấu đặc biệt được Vatican thành lập váo năm 2011.
+ (Zenit 02/06) Đức Biển Đức XVI ở sân vận động San Siro: “Hãy nên thánh”
“Trong sân bóng đá nầy, chính Người là nhà vô địch và huấn luyện viên của Giáo Hội”. Đó là lời một người chịu phép thêm sức ở Milan tuyên bố với Đức Thánh Cha sáng 02/06 trong buổi gặp gỡ của Người với 80.000 thanh thiếu niên chuẩn bị chịu bí tích thêm sức tại sân “Meazza, sân bóng đá San Siro nỗi tiếng, trong khuôn khổ chuyến thăm mục vụ với Đại Hội Thế Giới Các Gia Đình lần thứ VII diễn ra tại Milan. Đức Thánh Cha nói :” Hỡi các bạn trẻ, Cha nói với các con mạnh mẽ : hãy hướng về những lý tưởng lớn lao. Tất cả các con có thể hoàn thành những điều to lớn,chứ không phải chỉ một số người. Chúa Giêsu mỗi ngày và hôm nay nữa, kêu gọi các con tới những điều to lớn. “Các con hãy là những thánh nhân” ngay cả “ở độ tuổi các con”, vì – Đức Thánh Cha xác định bằng việc trích dẫn lời Thánh Ambrosio – “mỗi tuổi đều chín mùi với Chúa Kitô”. Người nhấn mạnh :”Sự thánh thiện là con đường bình thường của Kitô hữu. Nó không dành cho một số những kẻ được tuyển chọn,mà mở ra cho hết thảy mọi người”. Đức Thánh Cha nhắc nhở thanh thiếu niên rằng “đời sống Kitô hữu là một con đường” đôi lúc đi lên dốc và do vậy “không phải luôn dễ dàng”,nhưng đó là “một sự leo dốc rất đẹp, có Chúa Giêsu cùng đồng hành”. Người mời gọi họ dưỡng nuôi mình bằng Bí Tích Thánh Thể, đi lễ ngày Chúa Nhật, chịu bí tích giải tội vốn là một”hồng ân lớn lao trong cuộc đời : biết rằng tôi được tự do, rằng tôi có thể bắt đầu lại, rằng mọi sự được tha thứ”. Đức Thánh Cha đã chỉ con đường nên thánh : đối thoại với Thiên Chúa. Người động viên họ vâng lời cha mẹ và nên những người trẻ tuổi dấn thân,đặc biệt là trong học tập, nên sẵn sàng giúp đỡ và quảng đại với tha nhân, vượt thắng cám dỗ coi mình là trung tâm, vì tính ích kỷ là kẻ thù của niềm vui thật” và cuối cùng là mở lòng đón nhận ơn gọi của họ, vì “Chúa Giêsu sẽ làm cho tâm hồn các con tràn đầy trọn đời”.
+ (VIS 04/06) Lưu ý về cuốn sách của một nữ tu
Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã công bố một ghi chú về cuốn sách có tựa đề Just Love. A Framework for Christian sexual ethics (Hãy yêu. Khung về đạo đức học tình dục Kitô giáo) của nữ tu Margaret A. Faley, RMS, để cảnh báo các tín hữu rằng tác phẩm nầy “không phù hợp với giáo lý Hội Thánh Công giáo. Do vậy nó không được dùng như một diễn đạt có giá trị về giáo lý cũng như về linh hướng và đào tạo hoặc cho đối thoại đại kết và liên tôn”. Lời ghi chú nầy do Tổng trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ĐHY William Joseph Levada,ký và được Đức Thánh Cha phê chuẩn. Thánh Bộ đã gửi cho tác giả để chuyển cho vị nữ tu một đánh giá sơ bộ cuốn sách và chỉ cho thấy những vấn đề tín lý phải giải quyết. Thư trả lời của vị nữ tu không thoả đáng, do vậy Thánh Bộ phải bắt đầu xem xét thủ tục khẩn cấp. Một uỷ ban các chuyên gia họp năm 2011 đã xác nhận rằng cuốn sách nầy chứa đựng “những khẳng định sai lạc và việc phổ biến nó vó nguy cơ làm hại các tín hữu rất nghiêm trọng”. Danh sách các sai lạc nầy được gửi cho tác giả để sửa chữa,nhưng thư trả lời của nữ tu Faley vẫn “không làm sáng tỏ một cách đầy đủ các vấn đề nghiêm trọng trong cuốn sách”. Trong số rất nhiều sai lạc và mập mờ, có lập trường của tác giả về thủ dâm, các hành vi đồng tính, các kết hợp đồng tính, sự bất khả phân ly của hôn nhân và vấn đề ly dị và tái hôn”.
(*) Đáng buồn thay, “nhờ” sự lên án của Vatican, mà cuốn sách nầy trở thành “best-seller” số 1 trong danh sách của Amazone.com kể từ thứ ba 05/06/2012 (trước đây đứng hàng hứ 16). Nữ tu Margaret A.Farley, Dòng Lòng Xót Thương,tiến sĩ,là một nhà đạo đức học và giao sư môn đạo đức học Kitô giáo ở Khoa thần học đại học Yale. Năm 1984 là một trong 97 nhà thần học và nhân vật tôn giáo ký vào Bản Tuyên bồ về thuyết đa nguyên và Phá thai,kêu gọi thuyết đa nguyên và thảo luận bên trong Giáo Hội Công giáo liên quan đến lập trường của Giáo Hội về nạo phá thai.Bà đã viết 6 cuốn sách trong đó có cuốn nêu trên.
+ (News.va & CathNews 05/06) Đức Biển Đức XVI và Những người ly dị tái hôn
“Chúng ta phải nói với những người ly dị tái hôn rằng Giáo Hội yêu thương họ. Họ phải cảm thấy rằng chúng ta làm tất cả để giúp đỡ họ”.Những lời nầy của Đức Thánh Cha về một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong Giáo Hội đã làm dấy lên một sự quan tâm mạnh mẽ và nhiều lời bình luận. “Ngay cả khi họ không thể nhận bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể, thì những người ly dị tái hôn cũng không ở ngoài Giáo Hội. Nếu họ hiệp thông, họ có thể được kết hợp một cách thiêng liêng với Chúa Kitô”. Đức Thánh Cha đã yêu cầu hành động cụ thể để cho hàng chục ngàn người ly dị tái hôn không cảm thấy bị hất hủi. Đây là một trong những vấn nạn lớn của Giáo Hội ngày nay. Đức Biển Đức XVI đã nhận thấy và Người chú tâm tới nỗi đau khổ của những người trong cuộc. Với Người, cũng cần phải hành động ngược dòng và làm công tác phòng chống. Không vì thế mà có thay đổi về giáo lý : việc ngăn chặn không cho rước lễ vẫn giữ nguyên. Nhiều người ly dị tái hôn được sử dụng trong Giáo hội và không chấp nhận bị loại trừ.Chuyên gia về Vatican Bruno Bartoloni nói :” Đức Thánh Cha không muốn mạo hiểm bắt đầu trên nguyên tắc đạo đức rằng những người sống trong tội lỗi không thể rước lễ”. Từ Áo và Đức cho tới Pháp và Brasil, ngày càng tăng những yêu cầu xin suy tính cân nhắc lại. Một số linh mục đã phá bỏ các quy tắc nầy bằng việc cho phép những người ly dị tái hôn sở tại đi lễ nhà thờ được rước lễ. Phong trào “Chúng tôi là Giáo Hội” ở Đức và “Sáng Kiến của các Linh Mục” ở Áo (đã lưu hành năm ngoái một “Lời Kêu Gọi Bất Tuân”) –là những nhóm yêu cầy mọi người đến gần bàn thờ với lòng thành tín,thì được rước lễ. Các giáo sĩ hàng đầu như là TGM Robert Zollitsch giáo phận Freiburg, chủ tịch HĐGM Đức cũng yêu cầu “một cuộc thảo luận chuyên sâu” về vấn đề nầy, cho rằng Giáo Hội không thể quay mặt làm ngơ.
+ (UcaNews 06/06) Các Giám Mục chuẩn bị Cuộc Kháng Cự Bất Bạo Động lớn nhất
Các giám mục Công giáo Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho tín hữu Công giáo Hoa Kỳ sẵn sàng cho cái có thể là chiến dịch Kháng Cự Bất Bao Động lớn nhất kể từ Phong Trào Quyền Dân Sự thập niên 1960. Cùng với 12 vụ kiện chống lại chính quyền Obama,gồm 46 nguyên đơn từ các giáo phận, các bệnh viện và các đại học, các Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ sẽ thúc giục tín hữu Công giáo công khai không tuân theo Lệnh HHS của Obama. Vào tháng sáu, HĐGM Hoa Kỳ (USCCB) sẽ phân phát những phụ trương thông tin khắp toàn quốc, nhắc lại Tiến sĩ Luther King,Jr và lời ông kêu gọi Kháng Cự bất bạo động để phản ứng lại những luạt bất công:”Tôi đồng ý với Thánh Augustino rằng ‘một luật bất công thì không phải là luật gì hết’ … Một luật công bằng là một tâp hợp các chuẩn mực do con người làm đi đôi với luật luân lý hay luật của Thiên Chúa. Một luật bất công là một tập hợp những chuẩn mực không hoà hợp với luật luân lý” (Thư từ Nhà Tù Birmingham – mục sư Luther King). Các giám mục Công giáo cũng lưu ý trong tài liệu nầy :” Một số luật bất công áp đặt những bất công như vậy lên các cá nhân và tổ chức mà việc bất tuân có thể được thanh minh. Phải hết sức cố gắng để huỷ bỏ chúng. Khi những thiên ích cơ bản con người, như là quyền lương tâm, bị đe doa, thì chúng ta có thể cần làm chứng cho chân lý bằng việc chống lại luật nầy và nhận các hình phạt của nó”. HĐGM Hoa Kỳ đã tổ chức một chiến dịch kéo dài hai tuần,được gọi là “Hai Tuần Vì Tự Do” từ 21/06 đến 04/07 để khơi dậy ý thức về những mối đe doạ đến các quyền lương tâm do Lệnh HHS đặt ra, sẽ có hiệu lực vào ngày 01/08.
+ (CWN 06/06) Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết nghỉ ngày Sabbath
Trong buổi triều yết chung hằng tuần ngày 06/06,nhớ lại chuyến thăm mục vụ đến Milan tuần qua để dự Cuộc Gặp Mặt Thế Giới Các Giá Đình, Đức Thánh Cha đã nói :” Một thông điệp Hy Vọng đã phát đi từ Milan đến toàn thế giới..Đó là một lễ hiển linh của gia đình…Gia đình phải được tái khám phá như là tài sản quan trọng nhất của nhân loại”. Đức Thánh Cha nhắc lại nhiều chi tiết của chuyến đi : về những bài nói chuyện; về buổi hoà nhạc,về buổi nói chuyện với hàng giáo sĩ và lời khích lệ với giới trẻ lớp Thêm Sức năm nay, cũng như buổi nói chuyện với các lãnh đạo chính trị. Trong những cuộc gặp gỡ với những người tham dự Cuộc Gặp nầy, Đức Thánh Cha nói Người liên tục bị đánh động bởi những báo cáo từ các gia đình đang đối mặt với những thách thức do khó khăn về kinh tế,ly dị và nhiều vấn nạn khác. Đức Thánh Cha tập chú đặc biệt vào một thách thức : sự cần thiết phải dành ngày Sabbath cho việc thờ phượng và gia đình. Người nói :” Cha muốn nhắc lại những gì Cha đã thường nói trong quá khứ về việc bảo vệ thời gian dành cho gia đình, vốn đang bị đe doạ do sự áp đặt cam kết liên quan tới việc làm. Chúa Nhật là ngày của Chúa,ngày của con người, một ngày trong đó mọi người phải được rảnh rang, rảnh cho gia đình và rảnh cho Chúa. Với việc bảo vệ ngày Chúa Nhật, chúng ta bảo vệ tự do của con người”.
+ (Génetique.org 07/06) Các tổ chức Tin Lành và phi tôn giáo lo ngại cho tự do lương tâm của họ
Về vấn đề an tử, người dân Thuỵ Sĩ Bang Vaud sẽ phải lựa chọn, trong một cuộc trưng cấu dân ý sẽ diễn ra ngày 17/06 tới đây, giữa “tự do định đoạt đời mình” hoặc “tôn trọng lương tâm người điều trị”. Một hiệp hội,EXIT, “chị em sinh đôi” với Hiệp hội vì quyền được chết trong phẩm giá ở Pháp (ADMD) là nguồn gốc một dự luật nhằm “buộc các cơ sở y tế xã hội” (EMS) của Bang phải tiếp nhận các ca tự tử có trợ giúp”. Như vậy, “mọi người muốn tìm đến tự tử có trợ giúp, ngay cả khi người đó đang ở trong một cơ sở có trang bị y tế mà từ chối, thì sẽ có thể yêu cầu một hiêp hội giúp cho tự tử, kết liễu đời mình, không có sự kiểm soát hoặc ý kiến y khoa”. Khước từ một dự án như thế, chính quyền Bang đã “đề xuất một phản dự án” cho phép “yêu cầu của người đó phải được xem xét và xác nhận tính hợp lệ về mặt y khoa” và theo đó “bắt buộc thẩm tra rằng sự lựa chọn các điều trị giảm đau đã được đề nghị”. Tuy nhiên ‘phản dự án nầy duy trì “ sự bắt buộc đối với EMS phải tiếp nhận yêu cầu của khách”. Với Đạo Binh Cứu Thế [tổ chức nhân đạo tin lành được công nhận vì lợi ích công cộng.ND], phụ trách điều hành một EMS, thì “nếu một trong hai sáng kiến nầy được thông qua, từ nay có giá trị pháp lý và không có EMS nào được miễn trừ”. Đối với tổ chức nhân đao nầy, những đề xuât như vậy “đánh mạnh vào tự do lương tâm những người thầy thuốc”. Liên kết với các EMS khác, “các tín đồ Tin Lành hoăc phi tôn giáo”, EMS của Đạo Binh Cứu Thế “ yêu cầu sao có một điều khoản về lương tâm bảo vệ họ”.
+ (Zenit 07/06) Hoa Kỳ : Kitô hữu xuống đường (vì tự do lương tâm)
Viện Dignitatis Humanae đưa ra thông cáo báo chí : Đức hồng y Burke khuyến khích một cuộc biểu tình quy mô toàn quốc ỏ Hoa Kỳ,với một nhật lệnh “Hãy đứng lên vi tự do tôn giáo” (Stand up for religious Freedom). Hàng chục ngàn Kitô hữu – tin lành và Công giáo – xuống đường này 08/06, để lám chứng sự chống đối của họ với một kế hoạch y tế mới của chính phủ, áp đặt cho các cơ sở tôn giáo phải cung cấp cho nhân viên những hợp đồng bảo hiểm bệnh tật, gồm cả trang trải việc triệt sản, phá thai và ngừa thai. Cuộc biểu tình,được Viện Dignitatis Humanae hậu thuẫn, sẽ tiếp tục trong 131 tỉnh, theo sau những sáng kiến khác được tung ra trong các tuấn vừa qua,như là các thư thỉnh nguyện,các phản đối chính thức và những vụ thưa kiện chính quyền Obama. Đức hồng y Burke, Chánh án Toà Án tối cao Toà Thánh và là thành viên Văn Phòng Viện Dignitatis Humanae, đã bày tỏ sự hậu thuẫn của Ngài cho sáng kiến nầy: “Với tư cách là Kitô hữu và công dân Mỹ, chúng ta phải tỏ ra vững vàng trong việc bảo vệ yếu tố căn bản của nhân phẩm : tự do lương tâm”. Ngài nhắc lại :”Quyền bẩm sinh được thực hành lương tâm đã ở ngay trong cốt lõi đời sống của đất nước chúng ta”.n Nirj Deva,người Anh, thành viên Nghị Viện Châu Âu và chủ tịch uỷ ban quốc tế vì nhân phẩm, đã khích lệ “chứng từ chung do tín đồ Tin Lành và tín hữu Công giáo Mỹ mang lại”. Ông giải thích :”Sự gắn bó chung vôi chân lý nầy, không thoả hiệp, là một trong những hoa quả lớn lao nhất và không thể chối cãi của đối thoại đại kết trong các năm gần đây”.
+ (CWN 07/06) Giám mục người Úc, người kêu gọi thảo luận việc truyền chức nữ giới, từ chức
Văn phòng báo chí Toà Thánh thông báo ngày 07/06 rằng giám mục phụ tá giáo phận Canberra, Patirck Power, đã xin từ chức khỏi chức vụ mà ngài nắm giữ từ 1986, trước 5 năm so với thời hạn quy định nghỉ hưu (75 tuổi) và một năm sau khi ngài đe doạ từ chức do bất mãn với tình hình Giáo Hội. Năm 2010, GM Power kêu gọi “cải tổ toàn diên hệ thống” của Giáo Hội, gồm cả việc xem xét lại “bản chất độc đoán của Giáo Hội, đời sống độc thân linh mục bắt buộc, sự tham gia của nữ giới vào Giáo Hội, giáo huấn về tình dục trong mọi khía cạnh”. Ngài cũng kêu gọi thảo luận công khai về việc truyến chức linh mục cho nữ giới.
+ (CWN 07/06) Tu sĩ Dòng Tên: Chống lại hôn nhân đồng tính là phủ nhận các quyền dân sự.
Một linh mục Dòng Tên làm cha sở tại một giáo xứ thuộc Tổng giáo phận Seatle, đã nói với Radio Công Toàn Quốc rằng chống lại hôn nhân đồng tính là phủ nhận quyền dân sự. Đức Tổng giám mục J.Peter Sartain đã yêu cầu các linh mục tập hợp chữ ký cho cuộc trưng cấu dân ý đối với việc vừa mới đây Bang Washington tái định nghĩa về hôn nhân. Tháng hai, thống đốc Christine Gregoire, một tín hữu Công giáo, đã ký thành luật một dự luật hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính ở bang Washington. Trong một tá linh mục từ chối tập hợp chữ ký,có Cha John Whitney, giáo xứ Thánh Giuse ở Seatle. Ông nói :” tôi cho rằng quyền dân sự phải được bảo vệ như là một điều có thể cho mọi người dân. Và tôi cho rằng cuộc trưng cầu dân ý nầy là mù quáng theo nghĩa đó”.
+ (La Croix 08/06) Các Giám Mục Rumani yêu cầu các Kitô hữu đi bầu.
Trong một tài liệu được công bố vào tháng năm và lấy lại những ngày nầy, các Giám mục Công Giáo Rumani yêu cầu các tín hữu Công giáo thi hành trách nhiệm của họ và tham gia những cuộc bầu cử lập pháp ngày 10/06. « Các Kitô hữu phải đóng vai trò tích cực và chủ chốt trong việc lưu giữ và thúc đẩy các giá trị Kitô giáo riêng của dân tộc chúng ta và phù hợp với lời răn dạy của Kinh Thánh và Giáo huấn của Giáo Hội »…Điều đó có nghĩa là « họ phải thực thi quyền bầu phiếu » và bỏ phiếu cho những ai « thúc đẩy các giá trị của nhân phẩm, tôn trọng gia đình và sự sống từ khi thụ thai cho đến khi kết thúc tự nhiên, hoà bình và bênh vực các giá trị đạo đức luân lý Kitô giáo và công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa ». Đối với các Giám mục, »không bao giờ được lơ là coi thường ai sẽ đại diện vềmặt chính trị các giá trị và quyền lợi của chúng ta. Trong lựa chọn nầy, không ai được để bị ảnh hưởng bởi những lời hứa cho tiền hoặc những mối lợi vật chất khác ».
Views: 0