+ Diễu hành xe moto ở Mạc-Tư-Khoa chống lại nạo phá thai và bảo vệ Giáo Hội
+ Nhóm Công giáo đệ trình hồ sơ pháp lý phản đối lệnh HHS (*)
+ Bác sị phá thai nói những người nữ đã nạo phá thai sống với mặc cảm tội lỗi
+ Vatican đúc kết các chương trình chi cuộc gặp các gia đình ở Milan
+ Glendon giải thích tầm quan trọng sống còn của những khiếu kiện chống lại chỉ thị ngừa tránh thai
+ “Tua du lịch” nhắm chấm dứt nạn nạo phá thai ở Canada
+ Không được tuỳ tiện theo thời nhào nặn khái niệm gia đình
+ (AsiaNews 21/05) Diễu hành xe moto ở Mạc-Tư-Khoa chống lại nạo phá thai và bảo vệ Giáo Hội:
Biểu tình đường phố ủng hộ Giáo Hội Chính Thống Nga đang tiếp tục. Sau đoàn mô tô diễu hành ủng hộ Đức Thượng Phụ Kirill Giáo phận Mạc-Tư-Khoa, ngày 20/05 một đoàn xe mô tô diễu hành khác chạy qua trung tâm thành phố đã diễn ra, lần nầy là để “ủng hộ gia đình Chính Thống chống lại nạn nạo phá thai”. Theo hãng tin Interfax, khoảng 300 xe mô tô tham dự, nhiều xe vẫy biểu ngữ ghi :Nước Nga không có những vụ nạo phá thai” một biến thể của khẩu hiệu được phe đối lập sử dụng “Nước Nga không có Putin”, hoặc “200 thánh đường đã hứa”, nhắc lại dự án xây dựng những nơi thờ phượng mới trong thành phố, đã được phê duyệt năm ngoái. Người tổ chức cuộc diễu hành mô tô và thủ lãnh Hội Giáo Hội Chính Thống, Kirill Frolov, nói : “Nếu người đứng đầu bất cứ chính phủ nào cấm đoán việc xây dựng một thánh đường, hãy yêu cầu người ấy từ chức”. Sự tuyên truyền tích cực công dân xã hội Nga được đổi mới, thấy rõ trong những tháng vừa qua từ những phản đối chính phủ chưa từng có trước đây, đang tìm được đối tác trong cộng đồng Chính Thống giáo. Đức Thượng Phụ Kirill đã cổ vũ các cuộc biểu tình như là ngày bảo vệ đức tin, với ít nhất 40.000 người tụ họp trước sân Nhà thờ chính toà Chúa Kitô Cứu Thế “để bảo vệ sự chính thống khỏi những người bài Nga”, như chính Đức Kirill giải thích.
+ (CWN 21/05) 43 Nhóm Công giáo đệ trình hồ sơ pháp lý phản đối lệnh HHS (*)
Cảnh báo rằng “các quyền căn bản đang trong tình trạng nguy ngập”, 43 giáo phận và đoàn thể tông đồ Công giáo đã trình hồ sơ các vụ kiện, lập luận rằng phạm vi được uỷ thác về ngừa tránh thai trong dự án chăm sóc y tế là bất hợp hiến. Đại học Notre Dame, Đại học Công giáo Mỹ và nhà xuất bản Our SunDay Visitor gia nhập với Tổng giáo phận New York, TGP Washington và nhiều cơ quan tổ chức Công giáo khác trong hồ sơ pháp lý nầy. Trong 12 hồ sơ kiện tụng, được nộp tại các toà án liên bang khắp nước Mỹ, các nguyên đơn đưa ra lý lẽ rằng lệnh về ngừa tránh thai là một vi phạm tự do tôn giáo của họ. Cha John Jenkins, viện trưởng ĐH Notre Dame giải thích : “chúng tôi không tìm cách áp đặt các niềm tin tôn giáo của chúng tôi lên người khác. Chúng tôi chỉ yêu cầu chính phủ đừng áp đặt các giá trị của nó trên đại học nầy khi mà các giá trị ấy mâu thuẫn với những lời giảng dạy tôn giáo của chúng tôi”. Đức hồng y Dolan TGP New York nói rằng con số đông đảo những người khiếu kiện – bao gồm các trường học giáo xứ, đại học, tổ chức từ thiện và phục vụ cũng như cá giáo phận và Tổng GP – là một “sụ phô bày có sức thuyết phục về sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo”.
(*) HHS : Health and Human Services : Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh
là một bộ cấp nội các của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đặc trách về việc bảo vệ sức khỏe cho tất cả người Mỹ và cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho con người. Khẩu hiệu của bộ là “cải thiện sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của nước Mỹ”. Trước khi bộ phận đặc trách giáo dục tách ra riêng vào năm 1979 thì bộ có tên gọi là Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Hoa Kỳ. Hiện văn phòng Bộ do Bà Kathleen Sibelius đảm nhận.
+ (CAN 22/05) Bác sị phá thai nói những người nữ đã nạo phá thai sống với mặc cảm tội lỗi:
German Pablo Cardoso, một bác sĩ phá thai rất nỗi tiếng ở Achentina, nói rằng mọi người nữ đã trải qua một cuộc nạo phá thai, đều bị đè nặng với day dứt và mặc càm tội lỗi. Trong một cuộc phỏng vấn với Radio MDZ, vị bác sĩ 54 tuổi nầy vốn tự xưng là “bác sĩ phá thai”, gọi việc phá thai là “một gánh nặng chất chứa, một nỗi day dứt đau buồn trong linh hồn và không có người phụ nữ nào làm diều đó mà không sống với mặc cảm tội lỗi”. Ông bị nhà cầm quyền Achentina bắt vào tháng 06/2011 do thực hiện nạo phá thai bất hợp pháp, nhưng hiện đã được một thẩm phán thả tự do. Ông thực hiện nạo phá thai từ năm 2000 và mỗi ca gía 786 USD. Trong chương trình phỏng vấn nầy, Cardoso nói ông tiếp tục thực hiện nạo phá thai mặc cho những ảnh hưởng tiêu cực của nó trên các phụ nữ và đã gia nhập nhóm luật sư kêu gọi họp pháp hoá nạo phá thai ở Achentina. Ông cho biết mỗi năm có khoảng 500.000 vụ nạo phá thai ở Achentina.
+ (CWN 22/05) Vatican đúc kết các chương trình chi cuộc gặp các gia đình ở Milan:
Tại cuộc họp báo ở Roma ngày 22/05, các giới chức Vatican đã phác thảo các chương trình cho Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 7 diễn ra ở Milan từ 30/05 đến 03/06/2012. ĐHY Ennio Sntonelli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về gia đình đã tập trung vào những trù bị thực tế cho sự kiện nầy và các sáng kiến được đưa vào từ cuộc gặp gỡ như thế lần gần đây nhất diễn ra ở thành phố Mexico năm 2009. Chẳng hạn : những khoá hội thảo dạy giáo lý sẽ được dịch ra tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đáo Nha, tiếng Ba Lan, tiếng Hungary, tiếng Romania, tiếng Ả Rập và tiếng Nga. Ngài cũng tiết lộ một sách mới được xuất bản có tựa đề Enchiridon, gom các tuyên bố giảng dạy của Giáo Hội về hôn nhâ và đời sống gia đình từ các triều đại giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI. ĐHY cũng giới thiệu cuốn “Gia Đình, một nguồn cung cấp cho xã hội” (The Family,A Resource for Society), một tập sách trình bày nghiên cứu mới cho thấy “những đóng góp khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà những hình thái gia đình và chung sống đa dạng đem đến cho xã hội”. ĐHY Sngelo Scola, chủ nhà của sự kiện nầy, nói Cuộc Gặp Gỡ nầy đã lôi kéo sự chú ý vì một sư công nhận ngày càng lớn rằng gia đình là “một nguồn cung cấp không thể thiếu, một ‘cái vốn xã hội” đòi hỏi phải có những chính sách đặc thù – cũng có thề do cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng mà chúng ta đang lâm vào”. Giải thích về chủ đề, ĐHY nói : “Gia đình được đặt nền móng trên cuộc hôn nhân chung thuỷ giữa một ngưòi nam và một người nữ và mở ra cho sự sống, đã thế lại còn tất cả những phát triẻn van hoá đả ảnh hưởng đến nó, vẫn là con đường tốt nhất để sinh sản và nuôi dạy con cái”. Người ta kỳ vọng sẽ có hơn 1 triệu người tham dự Thánh Lễ cho Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI chủ tế.
+ (CWN 23/05) Glendon giải thích tầm quan trọng sống còn của những khiếu kiện chống lại chỉ thị ngừa tránh thai:
Trong trang đầu tờ Nhật Báo Wall Street, Mary Ann Glendon – giáo sư luật đại học Harvard và nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Vatican – giải thích rằng trong các vụ kiện chống chính quyền Obama, nhắm vào việc phong toả chỉ thị ngừa tránh thai, các giám mục Hoa Kỳ đang đấu tranh vì tự do tôn giáo. Mục tiêu chính của chỉ thị nầy không như HHS tuyên bố, là nhàm bảo vệ sức khoẻ phụ nữ. Đúng hơn đó là một động thái nhằm cưỡng bách các tổ chức tôn giáo vào trong các vấn đề chính trị, ép buộc chúng phải dành mọi thuận lợi và góp tiền cho những dịch vu vốn vi phạm các niềm tin của họ, bên trong các thể chế riêng của họ. Trường hợp nầy có những bao hàm vượt qua ranh giới tôn giáo, Bà Glendon lập luận : Ở mức đô sâu xa nhất, chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công các cơ chế của xã hội dân sự vốn chính yếu với chính phủ hữu hạn và là những vật đệm quan trọng giữa các công dân và một nhà nước toàn quyền. Cuộc rước kiệu còn cho một cơ hội truyền giáo, một lời mời gọi đến tất cà những người nhập cư.
+ (CNA 23/05) “Tua du lịch” nhắm chấm dứt nạn nạo phá thai ở Canada:
Một nhóm bảo vệ sự sống Canada đang vạch lại những bước mà các nhà hoạt động phá thai đã tiến hành ở Canada trong thập niên 1970s, nhưng lần nầy là với mục tiêu đẩy lùi các luật nạo phá thai đia phương. Stephanie Gray, giám đốc điều hành Trung Tâm vì Cải Tổ y sinh học Canada – thành lập năm 2001, hiện có một đội ngũ 19 thành viên trẻ người Canada – nói : “Chúng tôi muốn chọn lấy ngôn ngữ nầy và rồi phơi bày nó ra”. Nhóm nầy có mục đích “làm cho việc nạo phá thai không thể nghĩ tới” với việc thu hút công chúng vào những thảo luận về thực tại của nạo phá thai và hứa hẹn một chiến dịch tham vọng nhất vào ngày 29/05 với tua du lịch giáo dục băng đồng. Đoàn lữ hành sẽ theo dấu các nhà hoạt động phá thai vốn đã thu hút công chúng với một chiến dịch gần như tương tự, được gọi là Đoàn lữ hành phá thai (Abortion Caravan), vào mùa hè 1970, để đấu tranh tự do nạo phá thai và đẩy lùi các luật bảo vệ sự sống. Bằng việc sử dụng hình tượng gây lo lắng, việc có các phụ nữ chia sẻ những câu chuyện đầy cảm xúc về trải nghiễm của họ với nạo phá thai bất hợp pháp và trình bày hành vi nầy như một quyền căn bản của nữ giới, các luật sư phá thai dã có thể đat tới mục tiêu của ho. Gray tin tưởng rằng tia du lịch mới nầy sẽ đóng góp vào việc người dân Canada lật đổ các luật phá thai vào năm 2030, chính xác là 18 năm nữa kể từ hôm nay. Cô nói : “Chúng tôi có thề chấm dứt nạn giết người và chúng tôi có thề chấm dứt nó khi chúng tôi còn sống”.
+ (CWN 23/05) Thăm dò Viện Gallup cho thấy ‘pro-choice” sụt giảm trầm trọng:
Một thăm dò mới của Viện Gallup cho thấy sự ủng hộ đối với phá thai hợp pháp đang ở mức thấp nhất ở Mỹ kể từ 2000. Chỉ có 41% người Mỹ tụ xưng là ‘pro-choice”[chủ trương tự do phá thai]. Con số nầy tiêu biểu cho một sự sụt giảm trầm trọng từ 47% năm ngoái. Trong khi đó 50% những người trả lời [thăm dò] tự mô tả mình là “pro-life” ([bảo vệ sự sống], gần với con số vao 51% vào tháng 05/2009.Theo thăm dò nầy, gần ba phần tư của mọi người Mỹ ủng hộ những giới hạn pháp lý trong nạo phá thai.20% nói rằng phá thai nên là bất hợp pháp dưới mọi tình huống. 52% khác nói rằng nạo yhai chỉ nên là hợp pháp trong những hoàn cảnh nhất định (không xác định rõ). Chỉ có 25% ủng hộ khái niệm rằng phá thai nên được cho phép trong mọi tình huống.Thăm dò này của Viện Gallup cho thấy một sự sút giảm nỗi bật 10% trong con số các đảng viên tự nhận là Dân Chủ coi mình là ‘pro-choice” (từ 68% còn 58%). Trong ac1c củ tri độc lập cũng thế, vị trí “pro-choice” mất 10 diểm ủng họ, rơi từ 51% xuống còn 41%. Đảng viên Cộng Hoà chọn lập trường “pro life” với số áp đảo 72 – 22%.
+ (CWN 23/05) Giáo Hội nước Anh sẵn sàng tấn phong giám muc cho nữ giới?
Theo một tin trong nhật báo The London Daily Telegraph: Giáo Hội nước Anh đã đi một bước quyết định hướng tới việc tấn phong giám mục cho nữ giới. Tại cuộc họp tuần nầy ở York, các giám mục Giáo Hội Anh quốc tán thành với một quy định mới sẽ cho phép có các nữ giám mục. Cuộc họp không được mở cho báo giới và không có thông báo chính thức nào được đưa ra về các kết luận. Nếu tin nầy là chính xác, thì dự án tấn phong giám mục cho nữ giới sẽ được mag ra tại một cuộc họp Tổng Hội Nghị vào tháng bảy để có quyết dịnh cuối cùng. Sự phê chuẩn động thái nầy sẽ gây ra một khủng hoảng nữa cho các người bảo thủ, vốn kháng cự một cách cứng rắn việc tấn phong giám mục cho nữ giới.
+ (CWN 23/05) Giáo Hội Ái Nhĩ Lan chuẩn bị cho các phó tế có gia đình đầu tiên:
Giáo Hội Công giáo ở Ai Nhĩ Lan sẽ thấy các phó tế có gia đình đầu tiên được phong chức vào tháng 06.
Trong khi Giáo Hội ở các nơi khác trong thế giới Tây phương đã bắt đầu phục hồi chức phó tế vĩnh viễn trong các năm sau Công Đồng Vatican II, thì các giám mục Ái Nhĩ Lan chọn chưa truyền chức cho những người nam đã có gia đình. Chính sách đó cuối cùng đã thay đổi, phần lớn là vì sự thiếu hụt linh mục và các phó tế có gia đình sẽ sớm gia nhập hàng ngũ hàng giáo sĩ Ái Nhĩ Lan(*)
(*) Theo các chỉ dẫn của Công Đồng (trong Hiến Chề Ành Sáng Muôn Dân,29), năm 1967,Đức Phaolô VI đã ban hành tự sắc Sacrum Diaconatus Ordinem, phục hồi thực hành xa xưa là truyền chức phó tế cho những nam nhân không phải ứng viên chức linh mục,được gọi là phó tế vĩnh viễn, phân biệt với những người hoàn tất việc huấn luyện và được gọi là phó tế chuyển tiếp. Không có sự khác biệt về tính chất bí tích giữa hai chức nầy. Hiện tại Giáo Hội Công Giáo vẫn không phục hồi chức phó tế cho nữ giới, mặc dù Vatican khước từ tuyên bố rằng điều nầy không có thể, như trường hợp truyền chức linh mục cho nữ giới. Cho đến nay,Giáo Hội ở Việt Nam chưa có quy chế Phó Tế Vĩnh Viễn. ND]
+ (APIC 25/05) Không được tuỳ tiện theo thời nhào nặn khái niệm gia đình:
Đức HY Tarcisio Bertone cho rằng gia đình không phải là một của cải hay một phúc lợi mặc chúng ta muốn thế nào cũng được. Từ đó nó không thể bị làm hư hay phá bỏ cấu trúc, chứ đừng nói là bị nhào nặn theo dòng các sự kiện hoặc theo những sự nhãy cảm của thời điểm ấy. Vị Quốc vụ khanh Toà Thánh nói trong một hội thảo chuyên đề về gia đình được tổ chức tại Quốc Hội nước Ý ở Roma ngày 23/05/2012. Ngài đã khẳng định rằng giá trị của gia đình đã có “một tầm quan trọng siêu pháp lý” một cách rõ ràng. Từ đó, theo tin tờ Osservatore Romano, Đức HY Bertone đã nói lên cầu chúc rằng “ hệ thống pháp lý quan tâm bảo vệ gia đình như là nó, trong chức năng cơ chế được thiết lập để nên điều thiện hảo cho tấy cả mọi người.
+ (CathNews 25/05) Những ông bố vắng mặt : một vấn nạn.
Đức Thánh Cha Biển-Đức nói trong buổi triều yết chung hằng tuần: “Những ông vố vắng mặt trong gia đình họ khiến cho con cái họ khó hiểu hơn về Thiên Chúa như một người Cha yêu thương. Có thể người thời đại không cảm nhận được vẻ đẹp, sự vĩ đại và niềm an ủi sâu xa chứa đựng trong từ “Cha” mà với từ nầy chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa tron kinh nguyện, vì hình ảnh người Cha thường không hiện diện một cách đầy đủ trong thế giới ngày nay và thường không phải là một sự hiện diện một cách tích cực trong đời sống mọi ngày”. Người nhấn mạnh rằng “vấn nạn của một người cha không hiện diện trong cuộc đời của đứa con là một vấn nạn lớn của thời đại chúng ta, vì nó có thẻ trở nên khó khăn cho những con cái ấy để hiểu sâu xa những gì có ý nghĩa với chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha. Ở Hoa Kỳ trên một phần ba tất cả trẻ em sống tách biệt hẳn với ông bố ruột.
Views: 0