Uncategorized

“Hôn nhân đồng tính” và vực thẳm thuyết hư vô

Thắng lợi của hôn nhân đồng tính (HNĐT) có thể có ý nghĩa gì đối với nền văn minh Hoa Kỳ? Người Mỹ bất đồng ý kiến về vấn đề này. Những người theo chủ nghĩa tự do chỉ nghĩ về nó như một bước tăng thêm hướng tới công lý được hiểu như là bình đẳng. Với họ, những người đồng tính đã bị khai trừ khỏi hôn nhân một cách bất công và nay họ sẽ không còn bị như thế nữa.

Thắng lợi của hôn nhân đồng tính (HNĐT) có thể có ý nghĩa gì đối với nền văn minh Hoa Kỳ? Người Mỹ bất đồng ý kiến về vấn đề này. Những người theo chủ nghĩa tự do chỉ nghĩ về nó như một bước tăng thêm hướng tới công lý được hiểu như là bình đẳng. Với họ, những người đồng tính đã bị khai trừ khỏi hôn nhân một cách bất công và nay họ sẽ không còn bị như thế nữa. Không có gì quan trọng hơn dính dữ vào cả.

 

Những người bảo thủ, mặt khác, lại nghĩ về HNĐT không phải như một sự mở rộng của hôn nhân, mà như một sự tái định nghĩa hôn nhân. Làm xáo trộn chính định nghĩa của một thể chế xã hội nền tảng như hôn nhân – họ cảnh báo – chính là mời gọi tất cả mọi loại các hậu quả đe dọa.

 

Những người bảo thủ gần với chân lý hơn những người tự do về vấn đề này, nhưng lời tiên báo của họ không đi xa đủ. Chọn HNĐT là liều lĩnh lao đầu vào vực thẳm thuyết hư vô. Đó là bước vào một lĩnh vực trong đó sẽ không còn những tiêu chuẩn phán đoán chung vững chãi hoặc đáng tin cậy về cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là công bằng và cái gì là bất công nữa. Tất nhiên, tôi hy vọng, rằng đó không phải là những gì những kẻ bênh vực HNĐT định nói. Tuy vậy đó là kết cục đối với điều mà lập trường của họ hương về.

 

Có phải “HNĐT” nam chỉ là một sự đổi mới vô hại? Không hề!

 

Trong một số xã hội, truyền thống giữ một vai trò to lớn hơn trong những xã hội khác. Được đặt một cách khác, một số xã hội năng động và tiên tiến hơn những xã hội khác. Tuy vậy, truyền thống là một nguồn mạch các chuẩn mực chung quan trọng trong mọi xã hội. Không có cộng đồng nào có thể đủ khả năng để “cấp tiến” đến mức hoàn toàn không thèm đếm xỉa đến truyền thống. Làm như vậy, trên nguyên tắc, sẽ nhận lấy sự hỗn loạn, vì nó sẽ đòi buộc phải liên tục thương lượng lại các quy tắc luật lệ qua đó các thành viên của nó ảnh hưởng lẫn nhau.

 

Tuy nhiên, không có khái niệm nào lâu đời và phổ biến cho bằng khái niệm này: hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Sẽ không cường điệu khi gọi định nghĩa này là một truyền thống của loài người. Có thể nói một cách chắc chắn rằng một xã hội mà đi vứt bỏ định nghĩa này, – cho dù nó có thừa nhận điều đó hay không – cũng đã vứt bỏ ý tưởng rằng truyền thống phải hành xử một thẩm quyền nào đó trên hiện tại.

 

Hoa Kỳ, tuy vậy, đã không bao giờ được hướng dẫn bởi truyền thống. Nó đã trông cậy vào những nguồn hướng đạo khác cao lớn hơn. Hoa Kỳ là một nhánh của nền văn minh phương Tây, vốn ngay từ khởi nguồn của nó đã được định nghĩa bởi sự tìm kiếm các nguyên tắc phán đoán vững chắc hơn là các truyền thống của bất cứ xã hội cá biệt nào và bởi việc sẵn sàng phán xét các truyền thống của riêng nó bằng chính những tiêu chuẩn cao hơn này.

Bấy giờ, có lẽ chúng ta có thể loại bỏ sự hiểu biết truyền thống về hôn nhân mà không lao vào thuyết hư vô, vì chúng ta vẫn có thể định hướng chúng ta bằng những nguyên lý điều thiện cao hơn là những gì chúng ta đã luôn tận tụy với. Song chỉ cần một vài phút suy tư, cũng sẽ chỉ cho thấy rằng khẳng định HNĐT nhất thiết cũng sẽ dẫn đến việc vứt bỏ những nguyên tắc cao hơn này.
Như Leo Strauss đã nhận định một cách rất hay, đối với nền văn minh phương Tây, một mặt các tiêu chuẩn cao hơn đó đã đến từ đức tin và lý trí, hoặc từ mạc khải Thánh Kinh và mặt khác là thiên nhiên theo như triết lý hiểu. HNĐT không tương thích với cả hai nguồn minh triết này.

Kinh Thánh khó lòng rõ ràng hơn rằng hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, Kinh Thánh không bao giờ nói về hôn nhân như một sự gì khác. Khi Kinh Thánh nói về các kết hợp tình dục bên ngoài hôn nhân, nó nhận diện chúng để phản đối chúng.

Không nghi ngờ gì nhiều Kitô hữu tự do sẽ muốn chối bỏ những tuyên bố như vậy, nhưng thực sự họ không thể làm như thế mà không vứt bỏ chính cái căn bản của căn tính Kitô hữu của riêng họ. Nếu Kinh Thánh không khẳng định rằng hôn nhân là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và nếu chúng ta không phải phủ nhận một giải thích như vậy như là một lời ngụy biện thuần túy, thì nó có thể được giải thích để có nghĩa là bất cứ điều gì bất kỳ ai tình cờ muốn nó có nghĩa theo ý.

Chúng ta có thể thừa nhận rằng Kinh Thánh hiểu hôn nhân như là một sự kết hợp của một người nam và một người nữ hoặc đơn thuần chối từ rằng chúng ta cần được nó hướng dẫn. Trong cả hai trường hợp, mạc khải Kinh Thánh không thực sự có ý nghĩa như một nguồn khôn ngoan luân lý có thẩm quyền. Công bằng mà nói rằng một xã hội chọn theo HNĐT, – dù có thừa nhận hay không – cũng đã lần nữa chọn quay lưng lại với mạc khải Kinh Thánh.

Dĩ nhiên, nhiều người theo chủ nghĩa thế tục tự do sẽ chào mừng sự từ bỏ cuối cùng này bất cứ thẩm quyền chung nào về mạc khải, nhưng họ sẽ làm tốt nếu hỏi xem nền văn minh của chúng ta đã có thể trở thành cái nó hiện đang là (như hiện nay), – bao gồm cả mọi điều mà những người theo chủ nghĩa thế tục tự do tán thành (như là tôn trọng bình đẳng và phẩm giá của cá nhân) – mà không chịu ảnh hưởng của mạc khải Kinh Thánh không?

Nhưng người ta cũng có thể phản đối rằng nền văn minh Hoa Kỳ rút cuộc không lệ thuộc vào mạc khải Kinh Thánh như là nguồn tri thức luân lý của nó. Trong khi tôn giáo Kinh Thánh đã quan trọng đối với nhiều người dân Hoa Kỳ, thì nước Mỹ, trong những tuyên bố công khai có thẩm quyền về tín ngưỡng của nó, đã quan tâm không phải đến mạc khải, mà là đến thiên nhiên được hiểu bởi lý trí, mới la hướng đạo luân lý của nó.

Tuyên Ngôn Độc Lập, có thể nói như vậy, quan tâm không nhiều lắm tới Thiên Chúa của Kinh Thánh hơn là tới “những luật lệ của thiên nhiên và Thiên Chúa của thiên nhiên”, vốn có thể biết được bằng lý trí và có thể hiển nhiên với tâm trí con người. Bấy giờ có lẽ chúng ta có thể chọn theo HNĐT, do đó vứt bỏ lòng tôn kính của chúng ta đối với Kinh Thánh, trong khi vẫn giữ lại một tiêu chuẩn vững chắc những nguyên tắc đạo đức chung trong nguyên lý quyền tự nhiên của Bản Tuyên Ngôn.

Nhưng HNĐT lại vừa không tương thích với suy tư nói lên những nét chủ yếu trong bản Tuyên Ngôn, vừa không tương thích với hệ thống đạo đức Kinh Thánh. Các lý lẽ của Bản Tuyên Ngôn là một phần của một truyền thống triết học vốn đã duy trì khả năng của lý trí trong việc nhận thức một số kết thúc hoặc mục đích trong tự nhiên và lấy được từ chúng những tiêu chuẩn hành xử con người. Đối với truyền thống nầy, thiên nhiên có thể hiểu về phương diện đạo đức.

Hiện nay, những nguyên tắc có tích cách quy chuẩn và những mục đích hướng đạo có thể được lượm lặt từ những suy tư của chúng ta về thiên nhiên, dường như không có chân lý nào sáng tỏ hơn là chân lý rằng tình dục con người bị định hướng bởi bản chất của nó tới chỗ hiệp nhất người nam và người nữ, với một ý định sinh sản và cuộc sống gia đình. Nếu thiên nhiên không thể nói với chúng ta điều đó, thì nó cũng chẳng thể nói với chúng ta bất cứ điều gì. Nó hoàn toàn câm lặng và các hữu thể nhân sinh bị hoàn toàn bỏ mặc phiêu bạt để tự sáng chế bản thân theo bất cứ tiêu chuẩn nào họ thích. Đó là thuyết hư vô và sự tự trị tự do hành động này trên thực tế là cái mà những người đề xướng HNĐT thừa nhận họ như vậy sau đó.

Học thuyết các quyền của bản Tuyên Ngôn – và lời giảng dạy của Lock vốn lấy ra từ đó – tùy thuộc vào khả năng của lý trí phân biệt và rút ra được những kết luận hợp lý từ những dữ liệu nầy của thiên nhiên. Mọi hữu thể nhân sinh đều có một số quyền căn bản – Lock nói – đó là hiển nhiên từ sự việc rằng chúng ta tất cả đều là một loại hiện hữu giống nhau, được phú cho những khả năng tự nhiên như nhau. Giữa những nhân sinh như thế, người ta không thể được thiên nhiên làm ra để cai trị trên người khác trong cùng một cách mà chúng ta cai trir một con chó hoặc một con ngựa.

Nay chắc chắn là không ít hiển nhiên hơn rằng các sinh linh được phân biệt là nam hoặc nữ, rằng các khát khao tình dục của họ thường thường dẫn những loại người khác nhau này đến chỗ hợp nhất nên một và rằng hậu quả tự nhiên thông thường của những kết hợp nầy là sự sinh để và nuôi nấng những sinh linh mới. Thật không đâu vào đâu khi được thiên nhiên hướng dẫn khi đi vào vấn đề các vấn đề các quyền cá nhân nhưng sau đó lại loại bỏ các dữ liệu của thiên nhiên khi đi vào vấn đề đạo đức tình dục và định nghĩa hôn nhân.Thực hiện điều đó là chọn theo một chủ tâm vốn trên nguyên tắc không thể phân biệt được với thuyết hư vô và rằng vì thế không thể giúp mà là kết liễu thuyết hư vô đang phát triển. Xét cho cùng, không có sự khác biệt quan trọng nào giữa việc nói “chúng ta chỉ phải lắng nghe thiên nhiên khi nào chúng ta muốn” và “chúng ta không phải lắng nghe thiên nhiên gì hết cả”.

Chúng ta không thể vừa chọn theo hôn nhân đồng tính lại vừa sống trong sự liên tục với quá khứ của chúng ta như là một nền văn minh. Để chọn theo nó thì phải chối từ rằng truyền thống, Mạc Khải, lý trí và tự nhiên chẳng có bất cứ quyền gì trên chúng ta. Chúng ta có thể làm cho xã hội nên bất cứ thứ gì chúng ta muốn nó ra như thế. Nó sẽ ra như thế náo? Chẳng ai có thể nói chắc chắn được.

Tôi không trông đợi rằng những suy tư này sẽ có tầm quan trọng gì đối với những người [theo chủ nghĩa] tự do. Họ dường như được phấn khởi trước viễn cảnh được giải thoát hoàn toàn khỏi quá khứ. Họ nghĩ rằng sự giải thoát như thế tự nó là một hình thức tiến bộ và họ không sẵn sàng để xem xét rằng trên thực tế rất có thể đó chỉ là một hình thức của tình trạng sa sút suy tàn. Có lẽ những lập luận nầy tuy vậy, sẽ thúc đẩy những tư duy trong những người bảo thủ vốn coi cuộc chiến chống HNĐT như một trò giải trí vô nghĩa, và cho rằng chủ nghĩa bảo thủ nên giảm bớt chống đối với sự tái định nghĩa hôn nhân và có được công việc quan trọng là bênh vực chu nghĩa tư bản thị trường tự do. Những người bảo thủ như thế nên hiểu rằng cái loại trơ tráo vốn nhấn mạnh việc tái định nghĩa hôn nhân, không có vẻ gì là chịu cúi đầu với lòng sùng kính trước những khái niệm như là tài sản, các hợp đồng và tự do kinh tế.

———————————-
Same-sex ‘marriage’ and the abyss of nihilism
Carson Holloway

Carson Holloway, tiến sĩ  ĐH Northern Illinois, phụ giảng Khoa Học Chính Trị tại ĐH Nebrask ở Omahalà một nhà khoa học chính trị và là tác giả cuốn “The Way of Life: John Paul II and the Challenge of Liberal Modernity” (NXB Ubaylor University Press).

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.