Uncategorized

Hãy sám hối…

Kể từ khi nguyên tổ Adam và Eva phạm tội bất trung, con người mất hết ơn lành. Con người “bị trục xuất ra khỏi vườn Eden ”. Con người không còn diện đối diện với Thiên Chúa. Từ “bụi đất con người sẽ trở về bụi đất”.(St 3, 19). Thế nhưng, dẫu cho con người đã bất trung và bội phản. “Thiên Chúa (vẫn luôn) là Đấng từ bi nhân hậu. Người chậm giận và giàu tình thương” (Thánh vịnh).

 

Kể từ khi nguyên tổ Adam và Eva phạm tội bất trung, con người mất hết ơn lành. Con người “bị trục xuất ra khỏi vườn Eden ”. Con người không còn diện đối diện với Thiên Chúa. Từ “bụi đất con người sẽ trở về bụi đất”.(St 3, 19). Thế nhưng, dẫu cho con người đã bất trung và bội phản. “Thiên Chúa (vẫn luôn) là Đấng từ bi nhân hậu. Người chậm giận và giàu tình thương” (Thánh vịnh).

 

Sự giàu tình thương của Thiên Chúa được thể hiện qua từng thời kỳ – Bắt đầu từ Ông Noe. Một “giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất (đã được) Thiên Chúa phán với ông Noe” (St 9, 16). Rồi từ Ap-ra-ham và trải qua các thời kỳ ngôn sứ. Một sứ điệp mới đã được loan báo rằng : “Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1, 23).

 

Sứ điệp đó trải qua bao ngàn năm; với sự khắc khoải đợi chờ trong lời khẩn khoản nài van : “Trời cao hãy đổ sương xuống. Và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội. Trời cao hãy đổ sương xuống. Và ngàn mây hãy mưa Đấng cứu đời”. (Nhạc phẩm Trời cao – tác giả Duy Tân).

 

Để rồi đến thời kỳ đã mãn : “Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gioan trong hoang địa” (Lc 3, 2). Ông Gioan với “nickname là Tiền Hô”. Ông ta đã : “Hô trong hoang địa : hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” (Ga 1,23). Trở về từ hoang địa – ý thức trước sự khẩn cấp của sứ điệp mà Thiên Chúa đã mạc khải – ông Gioan : “Liền đi khắp vùng ven sông Giodan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội” (Lc 3, 3).

 

Dòng sông Giodan sôi sục gợn sóng. Không chỉ sóng nước mà còn do làn sóng người : “lũ lượt kéo đến xin ông Gioan làm phép rửa”. Họ được thôi thúc đến không chỉ bởi âm vang tiếng-gọi-nơi-hoang-địa-của-Gioan, nhưng còn bởi tiếng-gọi-trong-chính-cõi-lòng-mình. Vâng, họ đến bởi đã tin rằng : “Nước Trời đã đến gần” (Mt 3,1).

 

Một chút tâm tình

 

Gioan-Tiền-Hô có một vai trò nổi bật trong lịch sử cứu độ. Dưới sự quan phòng của Thiên Chúa, Gioan đã ra đời một cách đặc biệt. Mặc dù Mẹ của ông “tuy đã già” quá tuổi sinh con.

 

Đến khi con trẻ được tám ngày; chịu phép cắt bì và đặt tên – thì Zacaria – cha của ông – được tràn đầy Thánh Thần và nói : “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng tối cao, con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người” (Lc 1,76). “Ngôn sứ của Đấng tối cao” nghĩa là gì nếu không phải là : Lời-nói-và-việc-làm-phải-phản-ảnh-niềm-tin-vào-Đức-Giêsu-Kitô – Người là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống ! Ngôn-sứ-của-Đấng-tối-cao phải chăng phải là buổi-bình-minh-phản-chiếu-ánh-mặt-trời-sắp-ló-dạng… là vòng tay thân ái của ta nối dài tới tha nhân để sưởi ấm tâm hồn họ và làm chứng cho một niềm tin rằng : Đức Kitô không chết; Người vẫn sống và luôn sinh động trong mỗi tâm hồn của chúng ta !

 

Giờ kinh sáng trong sách kinh của Hội Thánh lặp lại lời Kinh Thánh trên và được gọi là bài ca “Chúc Tụng” của Zacaria. Thật hạnh phúc thay, nếu chúng ta là những Kitô hữu nghe những lời này như thể nói với chính bản thân của mình…

 

Phụng vụ hôm nay nhắc tới Gioan – chính là để giới thiệu với mỗi người Kitô hữu chúng ta một tấm gương mẫu mực về một con người; không phải là qua cách ăn mặc của ông : “mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng” (Mc 1,6) mà là qua cách sống sao để bản-thân-mình chính là tiếng-nói-nối-tiếp-của-Gioan mà loan báo với mọi người rằng : “anh em hãy sám hối” và hãy mau mau : “Trở về với Chúa đi. Nước Chúa đang gần kề. Nước Chúa đang gần kề” (trích nhạc phẩm : tiếng gọi trong sa mạc. Tác giả : Xuân Thảo).

 

Một phút suy tư

 

Hàng năm – để tiến đến ngày trọng đại – ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế giáng trần – phụng vụ Giáo Hội dành ra bốn tuần lễ như một sự chuẩn bị tâm hồn cho sự kiện Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Bốn tuần này được gọi là mùa vọng. Và hôm nay, mùa vọng đang bước vào tuần lễ thứ hai. Một phần tư thời gian đã trôi qua. Chúng ta đang chuẩn bị những gì ?

 

Phải chăng là một “Hang đá Belem ” với những ánh đèn chớp tắt đủ màu bắt mắt. Có tượng thiên thần bé nhỏ quỳ bên tượng Chúa Hài Đồng Giêsu ! Phải chăng là những vòng dây kim tuyến lóng lánh; vắt quanh cây thông cao vút muôn sắc muôn màu ! Phải chăng là vô số món quà đủ kiểu để trang hoàng trên cây thông noel !!! Phải chăng là một buổi tối “rờ-vê-dông” gia đình ấm cúng ! Được như thế thì thật tuyệt vời. Vì đó là một truyền thống tốt đẹp của mỗi người tín hữu chúng ta.

 

Thế nhưng, còn “Hang đá Belem tâm hồn” của chúng ta thì sao !! Sẽ là không trọn vẹn nếu chúng ta để cho “ Belem tâm hồn” của chúng ta đầy rác rưởi tội lỗi… Sẽ là tệ hại nếu Belem-tâm-hồn của chúng ta được bao bọc bởi những-ngọn-núi-kiêu-ngạo; những đỉnh-đồi-tự-ái; những hố-sâu-tham-lam, những hố-sâu-chia-rẽ, những hố-sâu-đam-mê-dục-vọng; những khúc-quanh-co-dối-trá…

 

Nếu hôm nay Hài Nhi Giêsu muốn cư-ngụ-giữa-Belem-tâm-hồn của chúng ta ?

 

Ô ! Nếu Ngài muốn như thế ! Chúng ta sẽ trang trí cái gì nơi “Belem-tâm-hồn” của chúng ta ? Phải chăng là những sợi kim tuyến sám hối nguyện cầu ! Phải chăng là những món quà chia sẻ đến tha nhân ! Phải chăng là một bữa “RỜ-VÊ-DÔNG-THÁNH-THỂ” trong tâm tình phó thác !!! Và hơn hết, phải chăng là một tâm hồn sám hối trở về !!!

 

Vâng, “Hãy sám hối” như lời Gioan tiền hô đã loan báo – Và nếu chúng ta thực thi lời Ngài mời gọi; chắc chắn chúng ta : “sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 5). Amen.

 

Mùa Vọng 2009

Petrus.tran
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.