Uncategorized

Hãy đến Belem kính thờ

Máng cỏ, hang đá, và cây Noel đã làm xong. Bộ tượng Giáng Sinh mới mua từ Ý đã được đặt trang trọng giữa hang đá. Nến đèn đã được thắp sáng. Những bài ca Giáng Sinh đã được trổi lên từ dàn máy đặt ở phòng khách như tiếng các mục đồng năm xưa đang nói với nhau: “Chúng ta hãy đến Belem và nhìn xem những gì Thiên Chúa đã tỏ hiện cho chúng ta” (Luc 2: 15).

Máng cỏ, hang đá, và cây Noel đã làm xong. Bộ tượng Giáng Sinh mới mua từ Ý đã được đặt trang trọng giữa hang đá. Nến đèn đã được thắp sáng. Những bài ca Giáng Sinh đã được trổi lên từ dàn máy đặt ở phòng khách như tiếng các mục đồng năm xưa đang nói với nhau: “Chúng ta hãy đến Belem và nhìn xem những gì Thiên Chúa đã tỏ hiện cho chúng ta” (Luc 2: 15).

 

Mỗi lần Giáng Sinh về, người ta lại rộn rãi chuẩn bị hang đá, máng cỏ, và cây Noel. Đèn nếp thắp sáng lung linh, các bài ca Giáng Sinh được vang vọng đó đây. Không khí tưng bừng của ngày mừng Con Chúa giáng trần không chỉ dành riêng cho những Kitô hữu là những người tin vào Tin Mừng, tin vào việc giáng trần của Con Thiên Chúa. Niềm vui ấy còn được lan tỏa ra và vươn tới các người không phải là Kitô hữu nữa, khiến nó trở thành niềm vui chung của cả nhân loại. Phảng phất trong niềm vui ấy là lời mà các thiên sứ đã hát trong đêm thánh vô cùng này: “Vinh danh Chúa cả trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm” (Luc 2: 14).

 

Bình an. Có lẽ đây cũng là điều mà nhân loại ngày nay, hơn bao giờ hết đang cần tới. Nhưng có lẽ vì mong mỏi, kiếm tìm bình an, nên con người lại bỏ mất đi chính sự bình an là điều mà mỗi người cần phải có. Trong cái xốn xang, lao đao, và bàng hoàng sửng sốt ấy, nhiều người đã hiểu lầm ý nghĩa của bình an, mà tưởng rằng đó là tình trạng hòa bình của một dân tộc, hay chung toàn thế giới.

 

Thật ra, hòa bình không phải là món quà Con Chúa mang xuống trần. Ngài không đem hòa bình, mà đem sự bình an. Bởi vì nơi đâu có bình an, thì ở đó có hòa bình. Ở một nghĩa nào đó, hòa bình là hoa trái của bình an. Chính vì thế, thái độ vội vã của các mục đồng đã không làm mất đi sự bình an mà thiên sứ đã loan báo cho họ. Ðặc biệt, khi họ cúi nhìn vào hang đá, ở đó họ đã gặp Hài Nhi. Ðó chính là tuyệt điểm của bình an, vì Hài Nhi chính là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài đã mang sự bình an từ trời cao xuống với nhân loại. Nhưng để tìm được sự bình an ấy là tâm hồn thiện tâm. Sự bình an chỉ đến và ở trong những tâm hồn thiện tâm.

 

Những lời ca sao chép sai lạc lời thiên sứ đã làm mất đi ý nghĩa của điểm quan trong này. Người ta vẫn thường nghe hát: “Bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Chúa luôn luôn thương nhân loại và thương từng người. Và vì thương mà Ngài đã Nhập Thể. Nhưng để đón nhận tình thương ấy, đòi hỏi con người phải có một tâm hồn, một tấm lòng thiện chí – thiện tâm. Trải qua mọi thời đại tình thương Thiên Chúa vẫn luôn có đó và phủ tràn trên khắp vũ trụ, nhưng sao bình an, hòa bình lại không đến với con người và mỗi người, chính là vì ở tấm lòng họ, trái tim họ không có thiện tâm, không rung cảm được với tình thương của Ngài.

 

Nhìn vào thế giới của những kẻ thừa tiền, lắm của, thế giới của những kẻ quyền cao, chức trọng, thế giới của của những kẻ tự cho mình học rộng, biết nhiều nhưng lại không tin có Thiên Chúa, thế giới của những kẻ vô thần, duy vật… có biết bao nhiêu câu truyện thường ngày mà chúng ta vẫn thường nghe hay bàn thảo tới đã nói lên mối quan hệ mật thiết giữa bình an và thiện tâm. Hôm nay một người tự tử vì chán đời. Ngày mai một người phải vào bệnh viện tâm thần vì dùng thuốc, rượu hay chất kích thích quá liều lượng. Ngày mốt một người sa lưới pháp luật vì lạm dụng quyền bính, tham vô, thâm thủng công quỹ. Ngay trong thế giới người nghèo cũng thế. Nhiều người nghèo mà tấm lòng thiếu công chính, ghen tỵ, tham lam, đố kỵ. Nghèo mà không có tinh thần nghèo. Và rõ ràng là nơi những con người ấy không có sự bình an, không có hòa bình.

 

Tôi không tin là các mục đồng kể cả ba vua đã tìm đến hang Belem vì tò mò, vì muốn thủ lợi, muốn được tiếng tăm, và muốn được địa vị. Tôi không tin rằng con đường dẫn các mục đồng, các nhà đạo sỹ tìm đến hang Belem được rút ngắn lại chỉ vì lời Thiên Sứ loan báo, hoặc chỉ vì được soi sáng bởi ngôi sao lạ. Và tôi cũng không tin rằng con đường ấy trơn tru và đầy hao thơm, cỏ lạ. Con đường bằng phẳng và không hề gặp thử thách, sóng gió. Nhưng điều khiến cho các mục đồng và các đạo sỹ nảy vượt qua được những thử thách ấy, bởi vi tâm hồn họ có chữ “thiện tâm”. Họ đơn sơ, khiêm nhường, trong sạch và chỉ tìm kiếm Con Thiên Chúa. Do đó, mọi sóng gió, thử thách, và kể cả thời tiết khắc nghiệt vẫn không làm chùn bước, và cản trở họ đến với Hài Nhi, để rồi khi đã thấy, thì tâm hồn họ tràn ngập bình an. Họ “trở về tôn vinh và ca tụng Thiên Chúa” (Luc 2:20), sống hòa bình với nhau.

 

Bình an – Thiện tâm. Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã suy niệm về biến cố Giáng Sinh qua tinh thần này, theo đó: “Chúa Giêsu không sinh ra ở giữ trời để con người đứng thẳng. Ngài sinh ra trong hang bò lừa để con người phải cúi mình nhìn vào. Ðó là một cử chỉ khiêm nhường”. Cũng theo Ðức Tổng Giám Mục, thì sở dĩ Maria, Giuse, các mục đồng và ba nhà đạo sỹ tìm gặp được Hài Nhi, vì họ đã khiêm nhường, và cúi nhìn vào hang đá.

 

Trong thực hành, thiệm tâm không phải chỉ là một điều kiện, nhưng nó còn là chính cuộc sống, là lối sống của mỗi người. Nó là một trạng thái tâm linh không thể thiếu vắng trong đời sống con người. Vì như lời thiên sứ hát mừng Chúa Cứu Thế trong đêm Ngài giáng trần, thì chính qua đây, mà bình an Thiên Chúa đến với mỗi tâm hồn, và đến với nhân loại.

 

Ðã hơn 2000 năm Chúa giáng trần mà nhân loại vẫn còn mò mẫm, lầm than, và khổ ải trong vũng lệ sầu, chỉ vì con người đã không tạo điều kiện để bình an của Chúa đến với tâm hồn mỗi người, và với gia đình nhân loại. Ngược lại, con người vẫn cố tạo cho mình một lối sống đi ngược lại với điều kiện của bình an. Ðồng tính. Hôn nhân đồng tính. Phá thai. Ly dị. Chỉ bằng ấy những hiện tượng này cũng đủ để con người và nhân loại đi vào những lầm than, và khốn khổ. Với quan niệm và lối sống này, không cần phải dùng đến nguyên tử, cũng không cần phải dùng đến những khí giới tối tân để con người có thể tàn sát, khống chế, và gây đau khổ cho nhau.

 

Chúa đến với nhân loại. Ngài đã đến và vẫn đang hiện diện giữa chúng ta, vì Ngài là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Cùng với các mục đồng, chúng ta hãy bảo nhau: “Chúng ta hãy tới Belem để chiêm ngắm Chúa. Ngài là Cứu Chúa của chúng ta”, nhưng với thiện tâm của những người tìm kiến Thiên Chúa, để từ đó bình an của Ngài sẽ ngự trị trong tâm hồn mỗi chúng ta, và hòa bình sẽ xuất hiện trên trái đất.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.