Uncategorized

Hành trình tìm kiếm ước mơ

Đêm nay ở nơi thành phố xa xôi hẻo lánh, không khí tĩnh lặng, thưa dần tiếng chân người qua lại, không vồn vã, nhộn nhịp bởi những khu đô thị mua sắm cũng xa dần.

 

Đêm nay ở nơi thành phố xa xôi hẻo lánh, không khí tĩnh lặng, thưa dần tiếng chân người qua lại, không vồn vã, nhộn nhịp bởi những khu đô thị mua sắm cũng xa dần.

 

Quanh đây chỉ toàn cây cối, và núi đồi. Tháng một trời mưa không dứt, mưa xối xả, kéo theo nhiều tán lá rơi rụng, cùng những đợt mưa dông, sấm chớp gầm rú, thật hãi hùng khi trời quang mây tạnh, bỗng phút chốc trời đất rung chuyển bởi cơn mưa dữ ào ạt đang đổ tới.

 

Đêm tối mịt mùng, tâm trạng bâng khuâng động lòng nhớ tới những đợt sóng gào ngòai biển khơi đã và đang chôn vùi những mảnh đời bất hạnh của những ngư dân đánh cá ngày hôm nay, cũng như không có sự khiếp sợ nào ghê ghớm, khủng khiếp hơn những hình ảnh thảm cảnh thuyền nhân trong chuyến ‘hành trình tìm đường tự do’ năm xưa lại hiện về.

 

Có thể tuổi đời của mình còn quá nhỏ, không chứng kiến cảnh người ta đòi sống đòi chết tìm tự do là như thế nào?

 

Qua sách báo, lời kể của những người đi trước thì thật sự quá tương tâm. Mỗi lời nói, câu văn cứ như xóay mạnh in mãi trong lòng mình, nỗi đau đớn xót xa cho số phận của một kiếp người.

 

Đêm nay qua những câu chuyện kể của nười xưa cùng sự chứng kiến cuộc sống vất vả nơi trần thế ngày hôm nay là nỗi ám ảnh, khao khát được chia sẻ dòng tâm tư đến những trái tim vì nhau, để cuộc đời này thôi không còn thiếu tự do, để mọi người có thể yên bình trong một thế giới hòa bình, không còn tranh chấp, đố kị và hận thù. Nơi mà chỉ tồn tại trái tim, tình người với nhau mà thôi.

 

Lời cha ông ngày truớc, để về bến tự do yêu thương, một tương lai trên mảnh đất mới, hứa hẹn nhiều phồn hoa. Thế nhưng có ai biết để đi đến nơi đó là một đoạn đường đầy chông gai, có người thì gặp hải tặc cướp bóc, tàn sát giết hại, nhiều phụ nữ thì bị làm nhục, trẻ em thì làm nô lệ…

 

Câu chuyện vượt biên chắc hẳn điểm chung đều tìm về lý tưởng sống, ý nghĩa của hai chữ: 'tự do', nhưng số phận của mỗi chuyến tàu là mỗi số phận khác nhau.

 

Tàu này thì bị chính chủ tàu lừa đảo, đem người ta ra giữa khơi, rồi bỏ rơi giữa biển cả bao la, không đủ thức ăn, nước tiểu thay nước uống cho qua cơn khát.

 

Nhiều người già, trẻ em bị đói vài ba ngày, lăn ra bệnh, rồi chết!

 

Tàu khác thì máy hỏng, dầu hết, cuộc sống thấp thỏm lênh đênh trên sóng nước, không biết trôi về đâu?

Biết xa quê hương xuống tàu, hướng cuộc đời ra biển, chẳng khác nào một lần ra đi là một lần trong tư tưởng tự có một nấm mồ dành sẵn cho mình, tự đánh cược số phận của chính cuộc đời mình.

 

Thế nhưng sự lo âu, cũng không bằng sự khổ lụy trong ước muốn mong tìm gặp ‘bến bờ tự do’ Cái lý tưởng tự do đó cứ thôi thúc con người phải vươn cao, bay xa cho ước mơ bằng cuộc hành trình đầy gian nan này.

 

Cảm động lời kể của một người bạn tên T. Trần. Ngày nay cuộc sống của anh đã ổn định, mỗi một người bạn nhìn vào anh là sự ngưỡng mộ, khâm phục bởi anh có một ngôi bịệt thự tráng lệ, vợ đẹp, con ngoan, đầy đủ sung túc của một gia đình đúng nghĩa.

 

Trái với sự xa hoa đó có ai biết anh đã trải qua một tuổi thơ thật buồn tẻ, bần cùng như thế nào?

Năm lên bốn, anh đã phải xa vòng tay bố mẹ để vào trường nội trú, mỗi tháng chỉ mong có ngày được gặp mặt mẹ cha.

 

Cái tuổi đời đáng lẽ còn nằm trong vòng tay yêu thương, chăm sóc từ người thân yêu, vậy mà anh phải sống cô đơn với bạn bè và không người thân.

 

Xa cha mẹ không phải bị bỏ rơi, chỉ vì kinh tế gia đình, bậc sinh thành ngày đêm phải lo chuyện ‘cơm áo gạo tiền’ cho con mình ăn học nên đành gửi con vào dòng tu.

 

Học ở đây các thầy đều khen anh học giỏi, ngoan, anh biết lễ độ cư xử với kẻ trên người dưới rất tốt.

 

Năm 12 tuổi anh trở về gia đình, từ một đứa trẻ đạo đức, ngoan hiền trong dòng tu, anh đã biết thế nào là cái xã hội thật, khác xa cái nôi mà anh được học trong trường lớp.

 

Bao cám dỗ, thói hư tật xấu cứ như bọn quỹ dữ bám vào anh không tha.

 

Anh tập hút thuốc khi tuổi đời còn trong trắng quá mà T.

 

Anh cũng bao đứa trẻ khác khi thấy một đứa trẻ khác có món quà đẹp, mắc tiền là lại mê mệt, và hỏi thăm về những thứ đồ chơi xa xỉ đó.

 

Họ nói ở nước ngoài gửi về, qua đó là có công ăn việc làm, chỗ ăn ở thì sang trọng…Nghe thế ai chẳng mê.

 

Biết nhà mình nghèo, cha mẹ làm lụng vất vả chỉ đủ ăn, có dư dả gì mà mua được, anh lủi thủi buồn bã cho số mình cơ cực.

 

Từ ngày này qua ngày khác chỉ biết ‘cúi mặt cho đất’, bán lưng cho trời, mà tiền công làm ruộng có là bao!

 

Cứ như vậy ước muốn phấn đấu thóat khỏi cảnh nghèo túng cứ dẫy lân trong ý nghĩ của anh.

Anh quyết định ra đi, đi tìm cuộc sống đầy đủ, khá hơn hiện tại thế là đủ.

 

Ở cái tuổi này búng ra sữa này có biết tự do là cái quái gì cơ chứ?

 

Chỉ nghĩ đơn giản qua tới Mỹ là như các bạn nhà giàu cùng trang lứa, sẽ có tiền, quà đẹp khi tới đó mà thôi.

 

Nhiều lần anh xin gia đình cho đi tàu nhưng không được, vài ba chục lần xin, năn nỉ mãi, ba T nói: “Con đi như vậy là nguy hiểm lắm biết không?”

 

Ông nói toàn những đều để T sợ hãi, mà từ bỏ ý định điên rồ kia.

 

Hơn 2 năm qua anh cứ mong mỏi đi cho bằng được, và càng lớn anh càng nhận thức mình có trách nhiệm hơn, chỉ 14 tuổi mà anh nói với cha mẹ mình: “Con ra đi, để có cuộc sống tốt  hơn, để báo hiếu lại công ơn mẹ cha”.

 

Và ước muốn gia đình qua cơn túng quẩn, con hứa sau này có việc làm ổn định con sẽ trở về.

 

Cuối cùng nghe con mình đã thật sự trưởng thành , chính chắn hơn trong suy nghĩ rất nhiều, nên bố mẹ anh chiều con,  bán tài sản cho anh ra đi theo đoàn.

 

Ngày ra đi nước mắt đầm đìa trong ly biệt, người con thì chỉ biết ra đi để mong có tiền trang trải cuộc sống sau này cho ba mẹ bớt cơ cực.

 

Còn người cha, người mẹ ngoài việc xa con, chắn hẳn họ đang đau trong lòng không biết sẽ có ngày tương phùng hay không?

 

Trải nghiệm cuộc sống trên tàu là những tháng ngày dài đăng đẳng mà cuộc đời anh sẽ không bao giờ quên.

 

Ngoài biển khơi menh mông, tối đen như mực, không lương thực, nước uống, thiếu vải mặc, mấy ngày qua cả đoàn người mệt mỏi, chưa kể tiếng con nít khóc thét vì đói, vì lạnh….

 

Anh trầm ngâm, suy nghĩ, cảm xúc lúc này thật khó tả?

 

Trong đêm đen đó, bỗng như trong chuyện cổ tích một con chim trắng bay đến đậu ngay đầu thuyền, anh tiến đến gần, mà chim vẫn như muốn đến gần anh luôn.

 

Anh lấy tay nâng nhẹ lấy nó, rồi thả nó bay đi. Nghe đến đoạn này, thấy như trong hồi ức anh là một bản nhạc lãng mạng mà ông trời ban cho con người lúc ấy như sự khích lệ, con người sẽ không bế tắt, sẽ như chú chim kia, sẽ đứng lên, dang rộng đôi cánh và bay xa hơn nữa trên bầu trời tự do.

 

Quả thật không sai, khát vọng công lý là sức mạnh tâm linh tuyệt đối, hôm sau tàu cập bến vào Thái Lan.

 

Nơi đây là một ngôi chùa, mấy thầy và người dân ở đây rất hiếu khách. Họ lo chỗ ăn, chỗ ở.

Anh cũng không quên nhiệm vụ của mình, anh đi làm, anh làm đủ nghề, từ làm phụ hồ, trộn xi măng, khuân vác…

 

Tiền công chỉ vỏn vẹn 10 xu.

 

Anh dành dụm tiền mua quà gửi về cho gia đình, cùng những dòng thư tay, báo sự bình an để mẹ cha nơi quê nhà yên tâm.

 

Có hôm vì thèm thuốc lá quá, anh đâu đủ tiền để mua, vì có bao nhiêu anh gửi về cho người nhà rồi còn gì, anh phải lượm lặt từng mảnh thuốc thừa dưới đất còn vương lại.

 

Giống như bao người khác, giải sầu bằng cách mượn rượu hay thuốc lá cũng là điều bình thường, đó là cảm xúc của con người.

 

Nói như vậy không hòan tòan đồng ý với cách giải khuyây như vậy là đúng. Bởi sau những thứ này, là cả một khúc quanh cho những cám dỗ tiếp theo.

 

Sau những tháng ngày bôn ba, chật vật với cái khổ, anh đã biết thế nào là đói là no.

 

Anh dần học cách tiết kiệm, và dần đà anh đã bỏ được thuốc lá từ hồi nào anh cũng không còn nhớ nữa.

 

T ơi! Anh giỏi lắm, giỏi nhất cuộc đời một người đàn ông là gì anh biết không?

 

Anh đã nói ra cái xấu nhất của mình đó. Cảm ơn cuộc đời bên cạnh mình là sự chân thành giữa một tình bạn đẹp.

 

Đích tới cuối cùng đã đến, anh qua tới Mỹ. Giống như trong chuyện cổ tích giữa đời thường, một đất nước phồn hoa, tráng lệ, không phải do kim sa, pha lê kết thành, mà do tình người nơi đây.

 

Dù khác ngôn ngữ, khác xa cách ăn mặc, ăn ở, nhưng họ vẫn thân thiện trong đúng tư cách giữa người với người, sự lịch thiệp, tôn trọng nhau trong mọi hòan cảnh.

 

Hiện tại anh đã quá thành công trên con đường thực hiện ước vọng của mình bằng chứng là những giá trị vật chất quanh mình anh, nhưng đến giờ phút này anh vẫn không quên mình cần giup đỡ những mảnh đời bất hạnh. Anh tham gia các công việc từ thiện rất âm thầm. Âm thầm như cách anh đang khép kín cuộc đời của mình vậy.

 

T nè, anh hãy mở cửa trái tim mình chút xíu nữa thôi, anh sẽ thấy mọi người rất gần gũi và trân trọng cái ác mộng anh đã trải qua trong quá khứ, đó là một bài học:' cho tấm gương vượt qua mặc cảm chính mình' đó anh à!

 

Mình vẫn tin, trên cuộc đời này nếu bạn có mơ ước, bạn dám sống vì mơ ước, và đủ tự tin, đủ nghị lực để thực hiện ‘hành trình ước mơ’ đó, thì một lúc nào đó bạn sẽ chạm được ước mơ ấy không còn xa.

 

 

Bhvivi

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.