Uncategorized

Hành hương La Vang ( bài 2)

Chúng tôi đến sớm nên len lỏi lần lên gần với khán đài, rồi cứ “từng bước, từng bước thầm”, lúc lách trái, lúc quẹo phải giữa rừng người Cuối cùng chúng tôi đã đến được một vị trí khá tốt, lại đựơc ở gần chỗ các soeur phát nến, rồi may mắn lại mượn được một cái ghế từ các soeur!. Cám ơn Đức Mẹ đã thu xếp dùm, chứ chân tôi đau, đứng lâu mấy tiếng chắc không kham nỗi!

Chúng tôi đến sớm nên len lỏi lần lên gần với khán đài, rồi cứ “từng bước, từng bước thầm”, lúc lách trái, lúc quẹo phải giữa rừng người Cuối cùng chúng tôi đã đến được một vị trí khá tốt, lại đựơc ở gần chỗ các soeur phát nến, rồi may mắn lại mượn được một cái ghế từ các soeur!. Cám ơn Đức Mẹ đã thu xếp dùm, chứ chân tôi đau, đứng lâu mấy tiếng chắc không kham nỗi!

Mở đấu cho chương trình dẫn nguyện là những hồi trống, chiêng , cồng vang lên dồn dập của các nhóm đồng bào sắc tộc Tây Nguyên, của các đoàn trống nổi tiếng Thái Bình và Hà Nội ( đã từng được mời tham dự chương trình lễ hôi 1000 năm Thăng Long vừa rồi) Những âm thanh hào hùng của trống, chiêng cồng, vang động cả núi rừng La Vang, như thôi thúc mọi người mau nhanh chân đến với đêm diễn nguyện, đêm canh thức La Vang đặc biệt này.

Tiếp đến , trên khán đài diễn ra một vũ khúc đầy tính dân tộc với các cô gái áo dài khăn đóng thuộc dòng Mến thánh Gía Huế hòa cùng những bản hợp ca nhiều bè các bài thánh ca nỗi tiếng của các ca đoàn tổng hợp Sàigòn Huế Hà Nội hợp với các ca đoàn hải ngoại Cali & Newyork Tôi chưa từng bao giờ thấy một ban hợp ca vĩ đại gồm nhiều nguồn khác nhau đến thế, nhưng lại đứng chung với nhau dể cùng cất chung tiếng hát ngợi ca Thiên chúa và Mẹ Maria dưới sự điều khiển của các nhạc trưởng danh tiếng. Họ đã cống hiến cho mọi người thưởng thức những bản thánh ca tuyệt vời và trên hết là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp với nhau của những con cái Chúa, Mẹ từ khắp các phương trời tập họp về đây.

Chương trình diễn nguyện gồm 4 chương :

Chương 1 : Tin Tưởng cậy trông.

Mở đầu với bối cảnh 1798, các giáo dân bị bách hại khốc liệt ở miền Trung. Rừng Lá Vằng đã dang rộng đôi tay để che chở cho những đứa con khốn cùng đau ốm bệnh tật không còn chổ nương thân. Dưới cây đa cổ thụ, mọi người cùng sụp lạy, khấn xin Mẹ ra tay cứu giúp chở che trong cơn nguy nan khốn cùng ..Không phụ lòng khấn xin thống thiết và trông cậy mong đợi của mọi người Đức Mẹ đã hiện ra và phán : “Các con hãy vui lòng chấp nhận gian khổ, Ta đã nghe và nhậm lời các con kêu xin.Từ nay hễ ai chạy đền nơi đây khấn xin, Ta sẽ nhậm lời “ .

Các tín hữu đã lăn xuống đám cỏ dại và vào rừng hái Lá Vằng dùng để trị mọi bệnh tật
Hoạt cảnh này giúp chúng ta sống lại ký ức 213 năm về trước để thấu hiểu những gian nan khốn khó và tinh thần kiên cường giữ đạo của cha ông ta thời xưa mà tiếp bước tổ tiên

“Tin tưởng cậy trông” là sứ diệp La Vang qua mọi thời đại.

Chương 2 : Bừng sáng lên.

Pháo hoa nở rực trên khán đài chính và vương miện “Nữ Vương” của Đức Mẹ trên nóc khán đài chính, chợt bừng sáng lên huy hoàng rực rỡ trong bầu trời đêm. Nhiều chùm bong bóng đủ màu có gắn đèn hoa phía dưới, được thả lên bầu tròi đêm tạo nên một vẻ đẹp kỳ diệu của những vì sao lấp lánh như ánh sao Bêlem năm xưa. Ban nhạc cất lên bài hát Silen night để mở đầu cho chương tiếp theo.

Chương 3: Bêlem.

Khói sương mù bay tràn ngập khán đài mở đầu cho hoạt cảnh “Đêm đông lạnh lẽo”.
Cả rừng người hợp với ca đoàn đồng thanh hát bài “Đêm đông lạnh lẻo Chúa sinh ra đời”.

Trước đây, tôi nhớ nhà văn Trà Lũ đã viết bài “Xin cho chúng tôi được hát” thì hôm nay đây mời nhà văn Trà Lũ và mọi người hãy cùng nghe một bản hòa ca vĩ đại của cả mấy trăm ngàn người cùng hợp lòng cất tiếng hát bài thánh ca Noel quen thuộc và phổ biến nhất VN, vì dư âm Noel vẫn còn quanh quất đâu đây.

“Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…
Nằm trong hang đá, nơi máng lừa….
Đàn hát, réo rắt tiếng hát
Xướng ca dư âm vang xa…”

Qủa là “réo rắt tiếng hát” và “dư âm vang xa” vào đến tận núi rừng bao la của cả một rừng người vừa giơ cao tay vừa hát với tất cả tấm lòng của mình.hòa với tiếng cồng chiêng vang vọng mạnh mẽ của đồng bào núi rừng Tây Nguyên Trên sân khấu đang diễn ra hoạt cảnh 3 vua đang đi tìm Chúa Hài Đồng.

 
Sau đó mọi người được mời gọi thắp nến, cả rừng nến lung linh trong đêm tối tạo nên một bức tranh vừa sống động, vừa linh thiêng.Trong bầu khí đó mọi người đưa nến lên cao và cùng nhau hát kinh Hòa Bình. Đó cũng là tâm tình yêu Hòa Bình như lời Chúa dạy của những người con dân Chúa.

Tiếp đến là phần chầu thánh thể, trong giờ chầu này, lâu lắm, tôi mới được nghe lại những bài hát Latin, mà lúc bé tôi đã được nghe thường xuyên nên thuộc nằm lòng. Đặc biệt những bài hát Latin này cũng được hát tập thể, chứ không chỉ riêng ca đoàn hát. Mùa lễ này giáo dân chúng tôi được hát để ca ngợi Chúa Mẹ nhiều hơn. Xin cám ơn ban tổ chức thật nhiều.

Chương 4: Ra khơi loan báo tin Mừng
Mọi người được mời gọi “ra đi” loan báo.

Tin Mừng, bằng chính cuộc “sống đạo” hằng ngày của mình qua cách chúng ta “ giữ đạo” ra sao?.

Tôi thầm nghĩ: ngày nay chúng ta “giữ đạo”, nhìn bề ngoài có vẽ dễ dàng hơn, vì không có ai bị bắt bớ, cầm tù..như xưa, nhưng muốn “giữ đạo” để loan báo Tin Mừng thực sự, thì qủa có nhiều khó khăn tinh tế, mà chỉ có chính chúng ta mới biết rõ hơn cả ! Như việc sống bác ái, thành thật, ngay thẳng, không gian tham…Nghe thì dễ, nhưng thực hành cho tốt, e hơi khó, vì mỗi lần có phân phát thứ gì, chúng ta luôn thích nhận phần nhiều hơn, đôi khi còn nhận dùm cho người quen hay bạn bè của ta dù họ không có mặt ( như lần phân phát CD kinh thánh 100 tuần của đức cha Khảm ở TTCG.) Bên cạnh đó chẳng phải cứ nhà nghèo mới gian tham, ngay cả các vị trí thức giàu có như bác sĩ có sống thành thật không tìm cách “câu bệnh” để “móc túi” bệnh nhân, hay tìm cách khai man để móc thêm tiền nhà nước.??.Luật sư có can đảm bênh vực và bảo vệ chân lý dù mình có chịu thiệt thòi hay chỉ theo luật “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”??. Thương gia có buôn bán làm ăn chân chính, không gian ngoan dối trá ( Mới Tết rồi nhà thờ tôi cha xứ phát cho mỗi người bao lì xì đỏ có thẻ qùa gọi ĐT về VN 30 phút miễn phí. Ai cũng háo hức, chen chúc để được nhận qùa, nhưng khi đem về xài ngay, thì công ty cho biết thẻ đã hết hạn rồi ???)

Trên lễ đài các ca đoàn tiếp tục cống hiến các bài thánh ca nỗi tiếng. Mọi người ra về, ngước nhìn lên bầu trời đêm để ngắm nhìn những ngọn đèn lấp lánh phía dưới các chùm bong bóng, trông như những vì sao rực rỡ trên bầu trời La Vang ! Ôi đêm linh thiêng huyền diệu vì mấy trăm ngàn tâm hồn đang sốt sắng hướng lòng về Mẹ La Vang thân yêu !

Chúng tôi theo đoàn người ra về, lại đến viếng đài Đức Mẹ La Vang, cũng vẫn tràn ngập người đến đọc kinh cầu nguyện. Có lẽ vì biết trước tâm tình cầu nguyện với Đức Mẹ của rất nhiều người nên ban tổ chức đã đặt tượng Đức Mẹ ở nhiều nơi khác nhau, nhưng nơi nào cũng đông nghẹt Thậm chí ngay cả trong lều nơi mọi người đến viếng Đức Mẹ và viết lời khấn hoặc xin lễ , rồi bỏ vào thùng thư cho Đức Mẹ. Giấy viết lời khấn và ý lễ, các soeur bỏ ra bao nhiêu cũng không đủ.! Khi tôi đến chỉ còn 2 tờ cuối cùng, một bà cụ gìa cầm lấy và chia lại cho tôi một tờ, rồi nhờ tôi viết dùm bà những ý khấn, toàn là những ý khấn dành cho con, cháu cụ! Đúng là tấm lòng bao la của một người bà, người mẹ VN, lúc nào cũng thương yêu, lo lắng cho con cháu. Nhưng có khi con cháu chẳng bao giờ biết đến để cám ơn, mà đôi khi lại còn bội bạc nữa1. Sau đó bà cụ lần vào mấy lớp áo trong, gỡ mấy lớp kim băng và moi ra một tờ giấy 500,000 $ để bỏ vào phong bì, rồi bỏ vào thùng thư. Tôi ngạc nhiên hỏi (vì 500,000 = 25 dollars là một số tiền lớn ở VN, nhất là đối với một bà cụ nom có vẽ nghèo khổ ở miền Bắc):

_ Sao cụ bỏ nhiều tiền thế ?

_ Tôi dành dụm lâu lắm, mới đổi được tờ này cho gọn, để dành bỏ vô đây để khấn và dâng cúng góp phấn nhỏ vào việc xây dựng Đại Thánh Đường La Vang. Tôi chẳng mong được trông thấy ngôi thánh đường khi xây xong, nhưng đời con, đời cháu tôi sẽ được nhìn thấy là tôi mãn nguyện rồi!

Thật đáng cảm kích thay tấm lòng của bà cụ đối với Đức Mẹ La Vang! Ở VN mấy cụ gìa làm gì có tiền nhà nước trợ cấp hằng tháng cho qúy cụ như ở Mỹ ! Đúng là đồng tiền của “bà góa” trong phúc âm đóng góp để xây dựng thánh đường La Vang ! Tiền của bà cụ sẽ là những viên gạch “đặc biệt”, những viên gạch “tinh thân” rất qúy để xây dưng thánh đường Đức Mẹ. Tôi tự nhủ mình có thể đóng góp nhiều hơn, nhưng nếu so với hoàn cảnh và tấm lòng của bà cụ, thì chắc mình thua xa! Giống như muốn biết gía trị một cuốn sách, người ta không thể chỉ nhìn ngoài bao bìa của cuốn sách!

Nhân dịp nói chuyện với bà cụ, người miền Bắc, tôi chợt nhớ thêm một chi tiết: khi nhìn những băng rôn treo ở trước các xe đò đi hành hương Tôi thấy đa phần là đi từ miền Bắc: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Lạng sơn, Hà Nội…Người ta bảo dân miền Bắc có vẽ sùng kình Đức Mẹ La Vang hơn là dân miền Nam ? (dù La Vang thuộc về đất miền Nam) Tôi không biết thực hư thế nào ? nhưng trên thực tế tôi gặp rất nhiều dân Bắc ở đây! Không phải tôi muốn nói đến chuyện phân biệt Bắc Nam về địa lý, nhưng vấn đề là khi người ta cực khổ vất vả hơn thì người ta siêng chạy đến với Đức Mẹ nhiều hơn! Còn khi ta no cơm ấm áo rồi thì ta lại lười chạy đến với Đức Mẹ, vì ta có gì cần để cầu xin nữa đâu ?

Não trạng này thường hay gặp ở mỗi người chúng ta. Khi nào gặp khó khăn, ốm đau, nguy biến ta mới siêng chạy đến với Chúa và Đức Mẹ, còn khi chúng ta bình an, thành công..chúng ta quên Chúa và Đức Mẹ. Hành động như vây, vô tình chúng ta đã biến Chúa và Đức Mẹ thành cái “nhà kho” để khi nào cần chúng ta chạy đến ‘xin”, chứ ta không đến với Đức Mẹ theo tâm tình, trò chuyện của người con thảo đối với Mẹ hiền.:
“ Mẹ con thở than thiết tha nỗi vui hoặc nỗi buồn lòng con được thảnh thơi …”

Vì cầu nguyện là đối thoại, chúng ta “nói” xong thì phải biết thinh lặng, để nghe Mẹ “nói” hoặc bắt chước Mẹ qua cuộc đời “Xin vâng” của Mẹ.:

“Mẹ ơi đường đi trăm ngàn nguy khó,
hiểm nguy dâng tràn đây đó,
xin mẹ dạy con hai tiếng xin vâng..”
thay vì bất mãn, nản lòng khi không được như ý ta xin!

Nếu xét về mặt này thì vô số chúng ta đều là “lũ con bất hiếu”, nhưng lòng Mẹ bao dung, chẳng chấp “dầy đức nhân hậu, khoan hồng” Tuy vậy, không phải vì thế mà chúng ta không lo sửa đổi não trạng và tâm tình của chúng ta đối với Đức Mẹ cho xứng đáng là những người con thảo.

Trên đường về lại lều của mình, tôi thấy lều, chỏng giăng mắc khắp nơi, người nằm la liệt trên những “ poncho”, chiếu, tấm bạt..Đã hơn 12 giờ khuya rồi nhưng tiếng đọc kinh cầu nguyện vẫn râm ran đó đây! Đúng là “Đêm không ngủ” với đúng nghĩa của nó!

Tôi trở về lều tìm một chổ nhỏ để ngả lưng, gối đầu trên chiếc túi xách, nằm co ro trong chiếc mền mỏng đem theo để đắp lên cho đỡ lạnh, vì gió đêm bắt đầu mang hơi lạnh tới. Thực tế này khiến tôi cảm thông hơn với những người không nhà, không cửa, phải ngủ đầu đường, xó chợ, nhất là trong những đêm đông gió lạnh!. Tôi chợt ý thức rằng mình phải biết cám ơn Chúa ,Mẹ nhiều hơn về những gì mình đang có, phải vui lên để tạ ơn và chia xẻ nhiều hơn với những người đang khốn khó thay vì than thở, ưu phiền, lo lắng..”vì chuyện ngày mai hãy để ngày mai lo”.

Sự mệt mỏi sau một ngày vượt bao nhiêu đường xa…để tới được đây, đã giúp đưa tôi vào giấc ngủ khá nhanh. Trong mơ, tôi thấy mình gặp Đức Mẹ La Vang, chợt nhớ lại lời hứa của Đức Mẹ:

“..Từ nay hễ ai chạy đến nơi này kêu khấn cùng ta, ta sẽ nhậm lời .”

Tôi vội vàng thưa:

“Xin Mẹ ghé mắt thương ban cho nước VN mau thoát nguy nan,
tìm thấy đời sống an vui hạnh phúc, ấm no..”

Mẹ mỉm cười gật đầu, và nụ cười đó đã ở lại với tôi trong giấc mơ tràn đầy niềm tin và hy vọng cho một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

( còn 1 kỳ)
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.