Hồng y Martina từng được cho là người có thể trở thành Giáo hoàng. Hồng y giáo chủ người Ý Carlo Maria Martini đã mô tả Giáo hội Thiên Chúa Giáo La Mã là đã bị thời gian bỏ lại phía sau đến 200 năm.
Ông qua đời hôm thứ Sáu ngày 31/08, hưởng thọ 85 tuổi.
Nhật báo Corriere della Sela đã đăng bài phỏng vấn cuối cùng với ông được thực hiện hồi tháng Tám. Khi đó ông đã nói: “Giáo Hội đã mỏi mệt… các phòng cầu nguyện của chúng ta đều vắng vẻ.”
Hồng y Martini từng được xem là người có thể trở thành Giáo hoàng. Ông kêu gọi Giáo hội thừa nhận ‘lỗi lầm’ và hãy bắt đầu một lộ trình cải cách triệt để bắt đầu từ Giáo hoàng.
Quan điểm cởi mở. Hàng ngàn người đã xếp hàng đi qua linh cữu của ông ở Vương cung thánh đường của thành phố Milan, nơi ông làm tổng giám mục trên 20 năm.
Hồng y Martini rút lui khỏi vị trí này hồi năm 2002 do mắc chứng bệnh Parkinson. Ông sẽ được an táng vào thứ Hai ngày 3/9.
Martini là một nhân vật rất được yêu mến của Tòa thánh Vatican. Ông có quan điểm cởi mở trên nhiều vấn đề và được cả hai Đức Giáo hoàng là John Paul Đệ nhị và Benedict 16 rất kính trọng. Ông là tăng lữ thuộc dòng Tên. Theo phóng viên BBC David Willey ở Rome thì ông thường có tiếng nói phê phán giáo điều của Giáo hội trong các bài viết của mình.
Ông cũng có tiếng là mạnh miệng và can đảm trong suốt những năm cai quản giáo phận lớn nhất châu Âu, phóng viên BBC cho biết.
Ông đã cho phép linh mục Georg Sporschill cũng thuộc dòng Tên thực hiện cuộc phỏng vấn cuối cùng hồi đầu tháng Tám khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa. Trước đó, ông đã trở về Ý từ Jerusalem, nơi ông lui về nghỉ hồi năm 2002 để tiếp tục nghiên cứu về Kinh Thánh.
Các tín hữu Công giáo không có niềm tin vào Giáo hội, ông nói trong cuộc phỏng vấn. “Nền văn hóa của chúng ta đã trở nên già cỗi. Các nhà thờ của chúng ta thì trở nên trống vắng và tệ quan liêu trong hàng giáo sỹ ngày càng tăng. Các nghi lễ của chúng ta và sắc phục chúng ta mặc thì phô trương,” ông nhận xét.
Nếu như Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã không có một thái độ cởi mở hơn đối với những người ly dị thì các thế hệ tương lai sẽ không còn nghe theo Giáo hội nữa, ông nói thêm. “Vấn đề đặt ra ở đây không phải là có cho phép các cặp vợ chồng ly dị được ban thánh thể hay không mà là làm sao Giáo hội có thể giúp đỡ các tình huống phức tạp của cuộc sống gia đình.”
‘Thay đổi triệt để’
Lời khuyên ông để lại để vượt qua sự mỏi mệt của Giáo hội là ‘thay đổi triệt để – bắt đầu từ Giáo hoàng và các giám mục của ông.”
“Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dụng trẻ em (của một số linh mục) buộc chúng ta phải thực hiện một lộ trình chuyển đổi,” Hồng y Martini nói.
Phóng viên của chúng tôi cũng cho biết rằng ông không hề e ngại bày tỏ quan điểm về các vấn đề mà Tòa thánh Vatican vẫn cho là cấm kỵ, chẳng hạn như việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để ngăn ngừa bệnh Aids và vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Chẳng hạn như hồi năm 2008 ông đã phê phán việc Giáo hội cấm đoán các biện pháp để tránh có con và cho rằng thái độ này đã làm nhiều tín đồ từ bỏ Giáo hội.
Hồi năm 2006, ông cùng từng công khai phát biểu rằng bao cao su ‘trong một số trường hợp chỉ là một tội lỗi không lớn’.
Nhật báo Corriere della Sela có kế hoạch công bố cuốn sách cuối cùng của ông có nhan đề ‘Tiếng nói từ trái tim’ đến với tất cả độc giả.
__._,_.___
Views: 0