Uncategorized

Gia đình: Từ bao cấp đến toàn cầu hóa (bài cuối)

Hôn nhân và gia đình được Công đồng Vatican II coi là một trong số các vấn đề khẩn thiết của thế giới ngày nay, qua Hiến Chế về Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay . Hội thánh  không ngừng nhắc nhở các gia đình Công giáo hãy quan tâm khi  "Hôn nhân không cùng tôn giáo."

 

Hôn nhân không cùng tôn giáo

 

1.Đặt vấn đề

Hôn nhân và gia đình được Công đồng Vatican II coi là một trong số các vấn đề khẩn thiết của thế giới ngày nay, qua Hiến Chế về Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay . Hội thánh  không ngừng nhắc nhở các gia đình Công giáo hãy quan tâm khi  "Hôn nhân không cùng tôn giáo."

 

Hôn nhân không cùng tôn giáo

 

1.Đặt vấn đề

 

Hôn nhân và gia đình được Công đồng Vatican II coi là một trong số các vấn đề khẩn thiết của thế giới ngày nay, qua Hiến Chế về Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay ( Gaudium Et Spes), nhất là Phần thứ hai, Chương I, từ câu 47 đến câu 52, với nội dung “ Phải đề cao phẩm giá của hôn nhân và gia đình”.Tuy nhiên, Công đồng chỉ đứng ở vị trí là người trao ban sứ điệp Tin Mừng, muốn góp phần giáo lý để nâng cao gia đình và hôn nhân.Điều này , từ khi ban hành văn kiện của Công đồng, đã có rất nhiều đóng góp của nhiều thành phần trong Giáo hội, cũng như trong chương trình Giáo lý hôn nhân tại các giáo xứ, các vấn đề cốt lõi của hôn nhân Kitô giáo đã được trình bày cho các học viên trẻ, chuẩn bị bước vào đời sống gia đình qua hôn nhân Công giáo.

Thời kỳ ban hành văn kiện Công đồng so với bây giờ, cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày đó, 1965, chưa phát minh máy vi tính, thế giới vẫn còn nhiều ngăn cách bởi thời gian, nên vấn đề hôn nhân và gia đình cho dù với các Nghị phụ, nó được coi là khẩn thiết, sau hai cuộc thế chiến (1914-1918 và 1939-1945) vẫn chưa bị đặt trong tình trạng có nguy cơ “nổ tung” như bây giờ. Ngày nay những giá trị của hôn nhân và gia đình Kitô giáo không còn được chính người Công giáo tôn trọng bao nhiêu .Thực sự số này không có ít, nhưng cũng chưa phải là phổ biến, trường hợp Việt Nam. Phân tích kỹ những yếu tố giúp cho người Công giáo còn biết giá trị về hôn nhân và gia đình, luôn luôn phải quy về gia đình, là nền móng và môi trường, là “trường học” đầu đời của con người.Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II còn nâng lên cao hơn : Hội thánh tại gia.

Có những gia đình người Công giáo được coi là mẫu mực, vì là nơi “tứ đại đồng đường”, có gia đình “ngũ đại đồng đường”.Từ người ông trên 80 tuổi, đến người con lớn đã tới tuổi về hưu, các cháu trai cháu gái đều tham gia trong các đoàn thể, các sinh hoạt của giáo xứ, từ ban mục vụ giáo xứ, giáo lý viên, lễ sinh.Cho nên, việc tách rời ông bà và cha mẹ khi con cái tới tuổi kết hôn, có gia đình, nhất là kết hôn với người không cùng tôn giáo, là một thử thách đối với người có đạo.Nếu điều này được phát triển như một tất yếu, cần thiết vì đó là sự chọn lựa một lối sống riêng cho mình, thì sẽ tới cái tình trạng “nổ tung” như nói trên đây Vì.điều gì người ta quá lạm dụng tự do để làm, luôn luôn đưa đến hậu quả không tốt.

Với cái nhìn của triết học, điều “nổ tung” này đã xảy ra cho nhân loại từ mấy ngàn năm nay rồi, ở Đông phương cũng như bên Tây phương, khi người ta cắt đứt truyền thống,bỏ siêu hình học,huyền học, đi vào nhị nguyên, chủ trương duy lý trí.Nhân loại bước vào những khủng hoảng liên tục từ đó. Với gia đình và hôn nhân Kitô giáo cũng vậy, khi con cái tới tuổi dựng vợ gả chồng sống tách biệt ông bà và cha mẹ, những thế hệ cũ, hiện nay ông bà ở vào cái tuổi trên 70 hay 80, còn cha mẹ, thế hệ thứ hai cũng ở vào tuổi về hưu cả, tức đã trên dưới 60, thì có nhiều nguy cơ các gia đình trẻ không cùng tôn giáo sẽ gặp mâu thuẫn, khủng hoảng, khó có hạnh phúc, vì họ không cùng một mục đích, một định hướng cho đời mình và con cháu mình.

Cho nên, để có thuận hòa và gia đình hạnh phúc và nhất là sống làm Kitô hữu theo Tin Mừng và giáo huấn của Hội thánh, người Công giáo kết hôn với người không cùng tôn giáo với mình, nhất là người ấy lại thuộc về một gia đình Phật giáo chân chính, thì người Công giáo chắc chắn phải chấp nhận những khác biệt của bạn đời của mình, những hy sinh từ cái nhỏ nhất đến những việc lớn của gia đình.

 

Những lần về thăm quê ở miền Bắc, chúng tôi thấy lúng túng trong cách nói chuyện và xưng hô. Vì nhiều trường hợp, bên nam bên nữ thành hôn với nhau cùng họ hàng,gọi được là “gần”, nhưng ở vai “bàng hệ”. Thắc mắc thì được người am hiểu cho biết, ngoài này như thế. Các cha nói rằng, thà lấy gần mà còn giữ đạo, chứ lấy người ở xa thì mất cả người lẫn đạo.
Đấy là vấn đề của chọn lựa, giữa cái mà ai cũng biết nó sẽ mất, tức lấy vợ lấy chồng thiên hạ, người ở làng khác không có đạo, và cái còn lại được, tức lấy người cùng làng, hay cùng trong họ, cùng đạo.Đấy là chuyện từ mấy thập niên về trước, tiếp tục đến nay. Đối với các đôi bạn trẻ có khuynh hướng thích “ ta về ta tắm ao ta” thì dù có đi làm ăn xa, họ cũng trở về làng lấy vợ. Với các gia đình này, Giáo hội địa phương cũng như gia đình hai bên được an tâm phần nào.Còn một số thành phần trẻ khác, cả nam lẫn nữ, đều rời xa nhà đi đến những tỉnh thành lớn trong nước làm việc. Một số lập gia đình với người khác quê, khác tôn giáo. Những trường hợp này làm bận tâm rất nhiều cho Giáo hội địa phương và gia đình bên có đạo. Tuy nhiên dù các ngài có quan tâm hết mức thì cũng có giới hạn, vì Giáo hội không chỉ có một vấn đề này cần quan tâm.Gần đây, Đức Bênêđíctô XVI nói rằng Linh mục có giới hạn, nên Ngài có nhắc đến vai trò của ông bà trong gia đình.

Đối với chúng tôi, khi lưu tâm đến mặt này của Giáo hội, chúng tôi luôn nghĩ đến nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp, ảnh hưởng đến các gia đình trẻ ngày nay và hạnh phúc của họ.Đó là xã hội Việt Nam hiện nay chưa có ổn định về chính trị, cả kinh tế, dẫn đến không ổn định về văn hóa, về giáo dục. Hai lãnh vực sau lại đẩy Giáo hội Công giáo ra ngoài, không cho mở trường học, từ Tiểu học đến Trung học và Đại học. Còn văn hóa thì không cho lập nhà xuất bản riêng, cũng không cho ra báo riêng (ngoại trừ tờ Hiệp Thông thuộc HĐGMVN, phổ biến hạn chế, hầu như chỉ dành cho tu sĩ và linh mục).Thế hệ trẻ, vì vậy phần đông cũng chịu thiệt thòi rất lớn về mặt tiếp thu văn hóa Kitô giáo, nên không có một định hướng rõ rệt cho cuộc đời mình, nếu lại lập gia đình với một người không cùng tôn giáo, thì người ta đã có thể nhìn thấy con đường trước mắt của họ.Chính vì những vấn đề này mà Giáo hội rất băn khoăn, lo lắng đối với các gia đình Công giáo trẻ kết hôn, đặc biệt với người ngoài đạo.Giáo hội sẽ làm gì trước tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay như thế ? Chỉ thấy nói đến Giáo dục Kitô giáo trong gia đình. Nhưng tình trạng gia đình Việt Nam hiện nay, các vị lãnh đạo có hiểu rõ không , về cách sống đạo ngay với bản thân của giới gia trưởng, trình độ giáo lý của họ có phù hợp với thời đại hôm nay không, chắc chắn là “không” vì người Công giáo Việt Nam nói chung, hầu hết chỉ nghe đọc Kinh thánh trong nhà thờ mỗi tuần một lần vào ngày Chúa nhật, một số ít đi lễ hàng ngày. Kinh thánh đã không đọc mà sách tu đức cũng không đọc, kể cả sự hiểu biết một tí về thánh Bổn mạng của mình nữa, họ cũng rất lờ mờ , còn tiếng nói và uy quyền của họ đối với con cháu trong nhà, có được lắng nghe và được tôn trọng hay không v.v…Chúng tôi không bi quan nhưng đó là sự thật. Cho nên, ngoài việc giáo dục Kitô giáo vẫn cần được thực hiện tại gia, nhưng giáo dục như thế nào là chuyện khác, chúng tôi nghĩ còn phải làm nhiều chuyện, nhưng ở đây chúng tôi không bàn tới.

 

2.Khi người Công giáo kết hôn với người không cùng tôn giáo

 

Những vấn đề chúng tôi đặt ra trên đây, không bao giờ nó vẫn là như thế, tuy nhiên đó là một phần không nhỏ của sự thật. Chính vì không bao giờ “nó vẫn là như thế” mà Hội thánh cũng như các Giáo hội địa phương không ngừng nhắc nhở các gia đình Công giáo hãy học gương nhân đức của Đức Maria, thánh Giuse và Chúa Giêsu sống và lao động trong 30 năm tại Nhà Nazareth. Đấy là một môi trường và gương mẫu đầu tiên của người tín hữu Công giáo, trở thành đề tài và bài giảng quen thuộc của các Linh mục mỗi khi có dịp thuận tiện nhắc tới, như trong các thánh lễ kính Đức Maria và các thánh lễ kính thánh Giuse, cũng như Thư chung HĐGMVN năm 2007, với chủ đề “Giáo dục Kitô giáo hôm nay- Giáo hội và xã hội ngày mai”.
Trong phần sau đây, chúng tôi thử đưa ra một trường hợp : người Công giáo kết hôn với người không cùng tôn giáo, họ sẽ sống như thế nào, để có một gia đình ổn định về đời sống kinh tế, để vợ chồng bảo vệ được những cá tính riêng của mỗi người, để tự do của mỗi người chẳng những không bị mất đi mà còn giúp nó phát triển trong khuôn khổ lễ giáo của gia đình,một khuôn khổ mà cả hai người đều mặc nhiên chấp nhận. Sau cùng, để đời sống tôn giáo của gia đình không bao giờ bị ngưng trệ, mất tinh thần hiệp thông.

 

Khoảng gần 20 năm trước đây, chúng tôi tình cờ thấy một cuốn sách có tựa đề , tôi nhớ không chính xác lắm, nhưng nội dung nói về Linh thao của người Kitô hữu, trong đời sống vợ chồng khác tôn giáo, sách được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Nội dung sách là lời kể của những ông chồng hay bà vợ Công giáo, kết hôn với người khác đạo với mình, về lối sống của họ với bạn đời của mình, sao cho gia đình hạnh phúc. Đây là những lời tự thuật chân thật, nhằm giúp cho những bạn trẻ Công giáo, sắp kết hôn với người không cùng tôn giáo, có một vài ý niệm về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với người bạn đời sắp chung sống theo ơn gọi hôn nhân. Rồi những năm sau đó nữa, chúng tôi được một thành viên của Ban mục vu gia đình, yêu cầu viết về những trường hợp chúng tôi hiểu biết đối với các cặp vợ chồng khác tôn giáo. Lúc đó chúng tôi không đáp ứng được yêu cầu này.

Chung quanh chúng tôi có nhiều đôi vợ chồng không cùng tôn giáo, trẻ là trên dưới 30 tuổi, cao hơn một chút là trên dưới 40.Thế hệ này sinh ra vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Còn lớp trẻ hơn thì sinh ra sau năm 1975. Càng trẻ hơn thì gia đình càng thấy mệt vì không cùng tôn giáo mà sống với nhau trong thời buổi toàn cầu hóa.Lớp này, cưới nhau về rồi ly hôn nhiều lắm. Còn lớp người cao tuổi hơn nữa, sinh ra từ trước hay trong chiến tranh chống Pháp (1945) hoặc sau năm 1954, thì ít thấy có việc ly dị, cho dù những cái mốc thời gian này là những thời kỳ đau thương của cả dân tộc.Trường hợp kể dưới đây thuộc lớp tuổi cao niên, người chồng thuộc thế hệ 30, người vợ thế hệ 40, thuộc thế kỷ XX. Tên của người trong chuyện là giả định, nếu có trùng hợp với ai thì đó là một sự ngẫu nhiên.

 

Định sinh năm 1934,trong một gia đình trung lưu, có 5 anh chị em ở thành Nam, cụ thân sinh là một chiến sĩ cách mệnh cùng thế hệ với Nguyễn Thái Học,đã qua đời trong hoạt động bí mật, còn thân mẫu do buồn phiền quá, ngả bệnh mà mất.Năm 20 tuổi, Định vào Sài-Gòn trong thời kỳ di cư. cùng với một số anh em. Việc học hành của Định bị trắc trở, không học hết một cấp nào cho trọn vẹn, từ tiểu học đến trung học, thời trước gọi những người như thế là “học nhẩy”, lớp nào không cần thì bỏ, chỉ học lớp cuối cấp để đi thi thôi.Tôi quen Định năm học Đệ Tứ tại một trường Tư thục ở Sài-Gòn, năm đó theo lời kể của Định, anh đã hơn 20 tuổi, nhưng giữa năm học Định lại bỏ ngang để đi làm. Một buổi tối nọ, tôi tình cờ gặp anh đang đi xe đạp về phía căn nhà tôi trọ, lúc đó tôi cũng vừa ra khỏi nhà để ra quán ăn cơm tối. Vừa trông thấy là tôi đã gọi anh. Nghe có người gọi tên mình, Định ngừng xe ngay.Tôi bước nhanh tới, hỏi anh đi đâu thế ? Anh bảo, tớ không có tiền trả tiền nhà nên chủ nhà nó đuổi đi.Tôi mời Định về ở với tôi. Định nhận lời ngay.Tôi dẫn Định về nhà, dắt xe vào trong rồi đi ăn cơm.

Từ đó Định sống với tôi.Chưa bao giờ tôi hỏi anh làm gì.. Thời gian này, tôi làm việc trong một tòa soạn nhật báo, có khuynh hướng ủng hộ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Về sau tôi biết Định nằm trong một hệ phái trẻ thuộc Việt Quốc, không ngả về phía chính quyền của ông Diệm. Tuy nhiên, giữa chúng tôi vẫn không có gì mâu thuẫn. Chúng tôi tôn trọng nhau, ngay cả cách sống đạo, chúng tôi cũng không tỏ bày phải thế này thế kia. Tuy nhiên, chúng tôi thường đi lễ chung với nhau trong các Chúa nhật và lễ trọng.

Cuối thập niên 60, Định lập gia đình, do bạn hữu mai mối. Lúc này, anh đã gần 40 tuổi, vợ anh cũng trên 30, có hai dòng máu, Việt-Hoa, gia đình nàng được kể là nề nếp, tự hào thuộc gia đình có cha là nhà giáo, nhưng không theo tôn giáo nào, trong nhà chỉ để “ông địa”.Đời sống của hai người rất ổn định. Anh là thượng sĩ thuộc Quân chủng KQ, vợ anh là nhân viên của ngành điện. Trước khi làm lễ cưới, anh đưa bạn gái đi học lớp giáo lý hôn nhân tại Dòng Chúa Cứu Thế, đường Kỳ Đồng, Sài-Gòn. Sáu tháng sau thì cô chịu phép thanh tẩy cũng tại đây.Rồi một lễ cưới được tiến hành, tại nhà thờ Đồng Tiến, trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10.Lễ cưới đơn giản, bên nhà chú rể chỉ có bạn hữu, dăm người trong họ và đồng hương, còn bên cô dâu thì tương đối đầy đủ chị em trong nhà, chỉ vắng mẹ cô dâu, vì già cả, còn người cha thì trước đó Định không hề nghe nói tới, nhưng sau khi cưới, anh mới cùng vợ đi thăm cụ, đồng thời cũng là dịp ra mắt bố vợ của anh,vì ông cụ có gia đình khác, đã mấy chục năm không ở với bà lớn, tức mẹ vợ của Định. Tất cả chi phí cho đám cưới của Định, từ nhẫn cưới có hột xoàn đến tiệc cưới, khoảng 10 bàn, đều do bạn hữu giúp. Hầu như Định rất vụng về trong việc này, được cái, anh không nghe vợ nói gì.

Một năm sau, hai người có với nhau cậu con trai kháu khỉnh. Mâu thuẫn bắt đầu xảy ra.Đã có lần,hai vợ chồng anh bất hòa, nàng bỏ về nhà mẹ, rồi cho người giúp việc nhà sang nhà anh mang quần áo đi.Anh phải nghỉ gần một tuần lễ, ở nhà giữ con, cho con uống sữa, vì bé mới được 5,6 tháng mà không người nuôi, bên nội cũng như bên ngoại đều không có người giúp.Bạn hữu thấy vắng anh lâu, đến nhà chơi, thấy vậy, ai cũng thương cảm.Anh buộc lòng phải “xuống nước”, đi tìm vợ về. Nàng cũng có nhớ con, song tự ái quá cao không chịu tự động về với con, một phần do gia đình nàng tỏ vẻ nghi ngờ Định, vì tuổi khá cao mới lấy vợ, nên cũng không khuyên nhủ nàng cần phải về với con. Điều này do chính vợ Định sau đó mới nói thật với anh.

Về phần đứa con trai, vợ chồng anh tính chuyện gửi người nuôi, cuối tuần mới mang về nhà.Trước sau, bé phải gửi 3 nơi khác nhau, một lần ở trên Biên Hòa, một người chị bên vợ Định giúp cho mấy tháng. Thời gian này, Định làm thêm báo nên đời sống của gia đình ổn định, vợ chồng thuận hòa. Bé trai của vợ chồng anh lúc này đã hơn hai tuổi, chạy nhảy vui chơi làm cho gia đình yên ấm.

Thế nhưng, biến cố 30/4/1975 xảy ra. Nhà mẹ vợ của Định không còn ai ở với cụ, vì người con trai đã cùng vợ con lên tàu ra nước ngoài ngày 29/4 trước đó.Ngoài ra, cô bé giúp việc nhà bên mẹ vợ Định, cũng đã về với gia đình ngoài miền Trung. Cho nên, vợ anh không đi nước ngoài với vợ chồng cậu em và quyết định dẫn con về với mẹ, anh cho việc này là phải,nếu không thì nhà của mẹ vợ anh sẽ bị tịch thu, vì cậu em của vợ anh là một thành phần hoạt động chính trị trong chính quyền ở Sài-Gòn. Còn anh thì vẫn ở lại nhà cũ nghèo nàn.Anh thuộc lớp người thất thế, không việc làm.Từ tuần lễ cuối cùng của tháng 4/1975, Định đã ở nhà không vào đơn vị lính nữa, anh ở nhà trông con. Vợ Định vẫn đi làm và sau ngày miền Nam đổi chủ cũng vậy, nhân viên cũ được tiếp tục lưu dụng. Đến cuối năm 1976, Định đầu quân vào ngành đường Sắt, ra công trường, thi công đoạn đường sắt từ Sài-Gòn tới Mường Mán thật gấp rút, để nối liền xe lửa hai miền Nam-Bắc. Lúc này bé trai của vợ chồng anh 4 tuổi rồi, anh trao con cho vợ để đi làm. Vợ chồng anh mặc dù không sống ly thân, mà cũng gần như vậy, vì anh tự lo liệu việc ăn uống cho mình, cuối tuần mới về với vợ con, để ngày Chúa nhật dẫn vợ con đi lễ chiều ở nhà thờ Đồng Tiến, ăn bữa cơm tối chung với vợ con rồi về bên nhà anh, để sáng ngày hôm sau đi làm sớm.Có nhiều chuyến công tác đi xa, ra tới sông Phang, sông Dinh, suối Kiết hay Mường Mán, toán công nhân của anh phải làm xong công tác mới trở về Sài-Gòn, có khi mất từ 2 tới 3 tuần lễ.Gặp nơi có nhà thờ, như Long Khánh, Dầu Giây chiều nào xong việc, Định đều đi nhà thờ, cầu nguyện. Vì là công nhân trực tiếp, anh có khẩu phần lương thực riêng, chia sẻ gạo và thịt cá cho vợ con, cho dù chẳng là bao, người ăn khỏe cũng không đủ cho bản thân.

Thời gian này, vợ chồng Định tương đối yên ổn, mặc dù đôi khi cũng có va chạm, cãi vã về chuyện lặt vặt. Những lần như thế là vợ Định lại đòi ly dị, vì thấy chồng mình không còn tương lai nữa, dãi dầu mưa nắng ngoài công trường, trái lại vợ anh còn trẻ,đẹp,mặc dù đã ngoài 40, muốn đi một bước khác.Tuy nhiên, dù vợ chồng không thuận hòa, muốn bỏ nhau cho rồi, nhưng nàng còn nghĩ đến danh dự gia đình, vì Định cho biết, nàng bảo gia đình nàng không có chuyện bỏ vợ bỏ chồng đi lấy người khác bao giờ..Và đấy là lý do chủ yếu về phía vợ. Còn phần Định, anh vốn sống chừng mực, có phần “nghiêm” như nhà mô phạm.Những lúc rảnh rỗi, anh đều đọc sách. Có 3 loại sách anh thích đọc nhất. Đó là tu đức, huyền học, thần học. Loại thứ hai là văn học và thứ ba là triết học, cả Đông và Tây. Về tôn giáo bạn bè bên ngoài coi anh là con người “cực đoan”. Nhưng với anh, anh biết mình theo khuynh hướng truyền thống trong Giáo hội, song anh cũng không là người bảo thủ. Vợ anh thường hỏi anh điều này điều nọ, và anh trả lời cách thỏa đáng. Anh bổ túc cho nàng về kiến thức văn hóa, cho dù nàng cũng đã theo học hết lớp Đệ Tam, tại Trường Trung học Tư thục Phan Sào Nam, Sài-Gòn trước khi nghỉ để đi làm. Một lần Định nói, có lẽ sự ly dị không xảy ra với vợ chồng anh, một phần vì nàng tôn trọng danh dự của gia đình, phần khác thuộc về anh, một con người chín chắn, nghiêm túc, xử sự với mọi người cách minh bạch, đàng hoàng, và sau cùng, chính vợ Định nói với anh nhiều lần là : Chúa thương anh nhiều lắm, gia đình mình luôn gặp những thuận lợi trước những điều ngoài tầm tay của mình. Đó là niềm tin chân thật của nàng.Và đó cũng chính là hoa trái của một đời sống đạo mà Định đã thể hiện tại gia đình mình, một đời sống đạo nội tâm, thiêng liêng.

 

Như một thử thách, một cái “nạn” thường thấy trong một số truyện thần thoại Đông Phương. Định sống như vậy đúng 10 năm, từ 1977-1987, thì vợ Định mang con trở về nhà cũ với anh. Lý do là mẹ nàng bán nhà, vì bà nói là để có tiền sống và thuốc men cho bà, không làm phiền đến con cái.

 

Kết luận

 

Trong suốt thời gian vợ chồng sống với nhau (không kể 10 năm vợ và con ở với bà ngoại) cho tới khi Định cho phép tôi kể về đời sống hôn nhân của anh với người khác đạo, là gần 30 năm, mà như lời anh nói, đây là một cách đóng góp vào đời sống linh thao của người Công giáo, anh chưa một lần yêu cầu vợ làm cho anh món ăn này, món ăn kia, anh để vợ thong thả và thoải mái trong một thời buổi nhiều dằn vặt, nhức nhối và lo toan.Anh luôn động viên nàng thăm viếng bạn bè trước kia cũng như cùng sở làm, thăm hỏi các chị em trong nhà và nếu có dịp thì đi hành hương những trung tâm như Đức Mẹ La Vang, Trà Kiệu và Cha Bửu Diệp v.v…Còn mặt tôn giáo, tuy nàng là người con mới của Chúa, Định cũng không giục giã việc lễ lạy ngày Chúa nhật, lễ Trọng cũng như việc xưng tội hằng năm. Những việc này, Định thấy vợ mình tuân giữ rất thoải mái. Ngược lại, nàng cũng để Định tự do sống với bạn hữu, trách nhiệm với quê hương ở miền Bắc và họ hàng trong Sài-Gòn.

Một đời sống hôn nhân như thế, theo tôi nghĩ, chưa hẳn là một gia đình Công giáo tiêu biểu, nhất là chưa có một dấu hiệu nào để nói được đó là một “hôi thánh tại gia”.Nhưng một cách tương đối, Định đã có một tinh thần, một trách nhiệm, một hy sinh và những chịu đựng gian truân trong thời buổi mà thế hệ của anh bị xếp vào loại “thất thế”, để tránh sự đổ vỡ của gia đình.

 

Lễ Đức Mẹ Mân Côi
Ngày 4-10-2009
Khải Triều
.

 

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.