Uncategorized

Gia Đình Sống Trọn Vẹn Sứ Vụ Tình Yêu (8)

Chương VIII

MỘT MÁI ẤM CHO TRÁI TIM BỊ THƯƠNG TÍCH

 

Chương VIII

MỘT MÁI ẤM CHO TRÁI TIM BỊ THƯƠNG TÍCH

 

Nhiều người, đặc biệt hôm nay, đối diện với những tình trạng đau khổ do nghèo túng, bất lực, bệnh tật và nghiện hút, thất nghiệp, và cô đơn trong tuổi già. Nhưng ly dị và sự thu hút đồng tính ảnh hưởng đời sống gia đình một cách đặc biệt. Gia đình Công Giáo và hệ thống gia đình sẽ là nguồn xót thương, an toàn, thân thiện, và nâng đỡ đối với những ai đang phải chiến đấu với những vấn nạn này.

 

Nghe những lời chói tai của Chúa Giêsu

147. Đón Thánh Gia tại Đền Thờ, Simêon tuyên bố rằng trẻ Giêsu được chỉ định “là dấu chỉ sẽ bị chống đối.” (Lk 2:34, NAB) Các Tin Mừng minh chứng sự thật về những lời này qua phản ứng đối với sứ vụ của Chúa Giêsu do những kẻ đồng hương với Ngài. Chúa Giêsu làm mất lòng ngay cả với nhiều những người theo Ngài. 132 Lý do là “những lời khó nghe” được tìm thấy trong lời nói của Ngài.

148. Một số những lời chói tai nhất của Chúa Giêsu liên quan đến hôn nhân, ước muốn tình dục, và gia đình. Lời giảng dậy của Chúa Giêsu về quả quyết về sự bất phân ly của hôn nhân làm kinh ngạc không chỉ những người Pharisiêu, mà còn cả những kẻ theo Ngài: “Nếu là vậy… tốt hơn đừng kết hôn,” các tông đồ lẩm bẩm. (Mt 19:10) Trong bài Giảng trên Núi, Chúa Giêsu không chỉ đào sâu lời giảng của Mười Giới Răn, nhưng, như một Mai Sen mới, Ngài mời gọi những ai theo Ngài tiến vào một sự biến đổi căn bản của tâm hồn họ: “Các ngươi đã nghe rằng, ‘ngươi không được ngoại tình.’ Nhưng Ta bảo các ngươi bất cứ ai nhìn xem một người phụ nữ trong sự ham muốn thì đã ngoại tình với nó trong lòng rồi.” (Mt 5:27-28, NAB)

 

149. Những môn đệ của Chúa xây dựng một gia đình liên hệ tới Đức Kitô mới mà nó vượt quá và chiếm ưu thế trên những mối liên hệ gia đình truyền thống. 133  Đối với những người theo Chúa Kitô, nước của Bí Tích Thánh Tẩy hơn dòng huyết thống. Giao Ước của Thiên Chúa ban cho một ngữ cảnh mới nhằm hiểu biết sự ràng buộc và mối liên hệ của chúng ta.

 

150. Giáo Hội tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu trên thế giới. “Ai nghe các con là nghe Thầy,” Chúa Giêsu nói với các môn đệ những người mà Ngài sai đi nhân danh Ngài. (Lk 10:16) Các giám mục, trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha, thay quyền các tông đồ trong sứ vụ của các ngài. 134 Vì thế không có gì ngạc nhiên là một số những lời giảng dậy của Giáo Hội cũng được coi như “những lời khó nghe,” ra ngoài với nền văn hóa hiện tại, đặc biệt, về hôn nhân, cách diễn tả tình dục, và gia đình.

Giáo Hội là một nhà thương dã chiến

 

151. Để nắm bắt sứ vụ rao giảng của Giáo Hội một cách đúng nghĩa, chúng ta cũng cần quan tâm đến bản chất tông đồ của Giáo Hội nữa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có một so sánh tuyệt vời Giáo Hội với “một bệnh viện dã chiến sau trận chiến.” Ngài nói: “Thật vô ích để hỏi một người bị thương nặng là anh có bị cao mỡ, và về lượng đường trong máu! Bạn phải băng bó vết thương của anh ta. Rồi sau đó mới nói những chuyện khác. Băng bó vết thương. Băng bó vết thương… Và bạn phải bắt đầu từ nguyên tắc này.” 135

 

152. Sinh lý có thể bị thương tổn một cách cá biệt như những vết thương này. Những người đàn ông và những người đàn bà và các trẻ em có thể bị thương do cách hành vi dục vọng không phân biệt trai gái (của chính họ hoặc người khác), hình ảnh khiêu dâm, và những hình thức khác của tấn công, hiếp dâm, mãi dâm, buôn bán người, ly dị, và sợ hãi hứa hẹn được tạo nên do nền văn hóa chống lại hôn nhân một cách không ngừng nghỉ. 136 Bởi vì gia đình hình thành một cách nối dài các phần tử của nó – bao gồm “hệ phả của một người” một cách sinh vật học, xã hội học, và những mối quan hệ – những quan hệ bị vỡ đổ bên trong gia đình để lại những vết thương đau đớn, và đắng đót. 137

 

153. Đức Thánh Cha Phanxicô giúp chúng ta xem những lời “chói tai” của Giáo Hội như những lời cho việc chữa lành chúng ta. Nhưng chúng ta cần tham gia trong tư thế của người bị thương, chữa trị những vết thương tùy theo sự trầm trọng của chúng.

 

154. Thánh Kinh bao gồm nhiều những trường hợp chữa lành của Chúa Giêsu. Chúa Kitô y sỹ là hình ảnh quen thuộc trong hành động của Thánh Augustine. Trong một bài giảng Phục Sinh, ngài viết: “Thiên Chúa [giống như] một bác sỹ kinh nghiệm hiểu biết rõ ràng những gì đang xẩy ra cho người bệnh, hơn chính bệnh nhân. Những vị bác sỹ làm cho những tình trạng bệnh tật của cơ thể những gì Thiên Chúa cũng có thể làm cho những tình trạng bệnh tật của tâm hồn.” 138 Rút ra từ dụ ngôn Người Samaritan Hiền Hậu, Augustine nhìn Giáo Hội như một khách trọ ở đó người lữ hành bị thương tích được đưa vào để phục hồi: “Chúng ta, những người bị thương hãy xin với vị thầy thuốc đem vào quán trọ để được chữa lành… vì thế Anh Em, trong lúc này Giáo Hội cũng thế trong đó người mang thương tích được chữa lành, chính là quán trọ của người lữ hành.” 139

 

155. Trong Giáo Hội, quan tâm đầu tiên là đem con người đến việc gặp gỡ với Thầy Thuốc Thần Linh. Bất cứ cuộc tiếp xúc nào với Chúa Kitô đều đem lại sự chữa lành cho con người sa ngã, và Chúa Thánh Thần luôn luôn được mời vào tâm hồn chúng ta để chúng ta có thể thống hối và quay trở về.  Trong những lời nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Cha mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, và ngay giây phút này, làm một cuộc gặp gỡ cá nhân mới mẻ với Chúa Giêsu, hoặc ít nhất một hành động mở lòng mình để Ngài gặp gỡ mọi người; Cha mời gọi tất cả anh chị em làm việc này một cách không sai sót mỗi ngày. Không ai nên nghĩ rằng lời mời gọi này là không giá trị đối với mình, bởi vì ‘không ai bị loại khỏi niềm vui đến từ Thiên Chúa.’” 140

 

156.  Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, ngài tái xác định lời vị tiền nhiệm của ngài. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nói: “Là một Kitô hữu không phải là kết quả của sự lựa chọn đạo đức hoặc một tư tưởng lớn lao, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người, là đấng mang lại sự sống cho một chân trời mới và một hướng đi quyết định.” 141 Và Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng: “Để thực hiện ‘cuộc gặp gỡ’ này với Chúa Kitô có thể xẩy ra, Thiên Chúa đã truyền cho Giáo Hội của Ngài. Thật ra, những khao khát của Giáo Hội là phục vụ cho kết quả đơn thuần này: đó là mỗi người đều có thể tìm thấy Chúa Kitô, để Chúa Kitô có thể đồng hành với mỗi người trên hành trình cuộc sống.” 142

157. Tái Phúc Âm Hóa có thể được hiểu như mang những người bị thương từ chiến trường thế giới đến gặp Thầy Thuốc Thần Linh và sự chữa lành mà Ngài ban là ở bên trong cộng đồng của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô coi nhiệm vụ này như một thách đố của “mục vụ Giáo Hội”, hoặc “một Giáo Hội tiến về phía trước.” 143

Với nhẫn nại và tha thứ Giáo Hội giúp chúng ta chữa lành và phát triển

 

158. Bên trong Giáo Hội, quyền năng chữa lành của ân sủng Thiên Chúa được hợp nhất bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong phụng vụ thờ phượng của Giáo Hội, trong việc cầu nguyện bằng cách đọc Lời Chúa dưới ánh sáng của truyền thống thánh thiện, và qua giáo huấn chính thức của Giáo Hội trong việc phục vụ Lời Chúa. 144  Chúa Kitô Vị Thầy Thuốc có mặt một cách đặc biệt trong Bí Tích Hòa Giải và Xức Dầu, là hai Bí Tích Chữa Lành. 145

 

159. Tham dự trong đời sống bí tích, triển nở một đời cầu nguyện, thực hành bác ái, những kỷ luật tinh thần, trách nhiệm và nâng đỡ từ những người bạn của giáo xứ – những điều này đưa đến cho người mang thương tích, nhưng sự phục hồi người Kitô hữu là con đường hoán cải. Tuy nhiên việc hoán cải không hoàn tất một cách tức thời. Nó tiếp tục như một lời kêu gọi đều đặn đối với mọi phần tử của Giáo Hội: “Lời mời gọi của Chúa Kitô để hoán cải tiếp tục vang vọng trong đời sống của các tín hữu. Giây phút trở về này là một việc làm không bị gián đoạn đối với toàn thể Giáo Hội, mà ‘những phần tử tội lỗi cũng gần gũi như người thánh thiện luôn luôn cần thanh tẩy, và bước đi một cách mạnh dạn trên con đường ăn năn và đổi mới’”. 146

 

160. Sự tiến hành tự nhiên của hoán cải uốn nắn khả năng chúng ta để hiểu và sống giáo huấn của Giáo Hội. Nói về sự phát triển luân lý của những Kitô hữu kết hôn, Thánh Gioan Phaolô II đã phân biệt giữa “luật của tiệm tiến” và “sự tiệm tiến của lề luật.” 147 “Luật của tiệm tiến” liên quan đến sự phát triển tự nhiên của việc hoán cải. Khi được khỏi những vết thương của tội, những Kitô hữu lớn lên trong sự thánh thiện trong mọi khía cạnh của đời sống họ, bao gồm hành động sinh lý của họ. Khi họ sa ngã tạm thời, họ cần quay trở về với lòng thương xót của Thiên Chúa đã có sẵn trong các bí tích của Giáo Hội.

 

161. “Sự tiệm tiến của lề luật,” mặt khác là một tư tưởng hướng dẫn sai lầm rằng “những góc độ khác nhau hoặc những cách thức nhận thức khác nhau trong luật của Thiên Chúa [tồn tại] đối với những cá nhân khác nhau và những hoàn cảnh khác nhau.” 148  Chẳng hạn như một số người lý luận sai rằng những cặp vợ chồng thành hôn tìm thấy lời giảng dậy của Giáo Hội về trách nhiệm làm cha mẹ là một gánh nặng cần được khuyến khích theo lương tâm riêng của họ trong việc chọn lựa ngừa thai. Đây là một hình thức sai lầm của chủ thuyết tiệm tiến. Một cách rõ ràng, nó dẫn đến một thứ nguyên tắc từ chối khả năng của một số phần tử trong Giáo Hội để đáp lại tình yêu tràn đầy của Thiên Chúa, và nhắm tới “hạ giá” lời giảng dậy luân lý Kitô giáo đối với họ.

162. Trong tinh thần tiệm tiến đúng nghĩa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần đây đã ca tụng sự can đảm của vị tiền nhiệm, Đức Phaolô VI qua thông điệp Humanae Vitae của ngài. Trong sự chống lại sức phát triển của áp lực xã hội đối với việc kiểm soát dân số, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng Đức Giáo Hoàng Phaolô VI  “ngài đã tiên tri qua sự hiểu biết siêu phàm, ngài đã can đảm để đi ngược lại đám đông, bảo vệ nguyên tắc luân lý, đặt một cái thắng trên văn hóa, chống lại chủ thuyết kiểm soát dân số, hiện tại và tương lai.” 149

 

163. Nhưng cùng lúc, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã ghi chú rằng Đức Phaolô đã nói với các cha giải tội diễn giải thông điệp của ngài với “lòng xót thương rộng lớn, [và] chú tâm đến những hoàn cảnh cụ thể… Câu hỏi không phải là có hay không thay đổi giáo lý, nhưng là tiến xa hơn để bảo đảm rằng sự săn sóc mục vụ dựa trên những tình huống và mỗi con người để có thể áp dụng.” 150 Từ đó Giáo Hội kêu gọi các phần tử của mình đến với sự sung mãn của chân lý, và khích lệ họ làm lợi chính mình bằng lòng thương xót của Thiên Chúa khi họ phát triển khả năng để sống với lòng thương xót ấy.

Giáo huấn Công Giáo tùy thuộc trên cộng đồng Công Giáo

 

164. Nhiều điều giảng về luân lý của Chúa Kitô, và nền đạo đức Công Giáo căn cứ trên đó. Nhưng những lời này đem lại cho những Kitô hữu một tinh thần môn đệ, một đời sống cầu nguyện, và một đòi hỏi chứng nhân Kitô giáo về xã hội và kinh tế. Trên tất cả, họ là người phò sự sống trong cộng đồng Kitô giáo – thí dụ, một gia đình của những người đàn ông và những người đàn bà gặp gỡ Chúa Giêsu cùng nhau tuyên xưng rằng Ngài là Chúa, mong ước hồng ân của Ngài uốn nắn đời họ, và giúp mỗi người đáp lại với Ngài.

 

165. Giáo huấn của Công Giáo về đồng tính luyến ái phải được hiểu trong ánh sáng này. Cùng một giáo huấn đã kêu gọi những người hướng chiều về đồng phái tính để sống khiết tịnh trong cách thức tự chế, mời gọi tất cả những người Công Giáo loại bỏ mọi sợ hãi cá nhân hầu tránh xa sự kỳ thị bất công, và để đón nhận những anh chị em đồng tính của mình vào sự hiệp thông của tình yêu và chân lý trong Giáo Hội. 151  Tất cả mọi Kitô hữu đã được kêu gọi để đối diện với những xu hướng tính dục rối loạn của mình và để lớn lên trong sự tiết chế – không một cá nhân nào thay đổi những luật lệ này – và từ đó trong khả năng cho đi và nhận lãnh tình yêu bằng một thái độ hợp với với tình trạng cuộc sống của họ. 152 Đúng thế, sự đáp lại những đòi hỏi này để hoán cải rất cần thiết, một việc làm trong tiến trình hoán cải chúng ta là những tội nhân, những người làm nên thành phần của Giáo Hội. Chính yếu là tạo lập bên trong gia đình, giáo xứ, và cộng đồng Tín hữu rộng lớn hơn một môi trường của sự nâng đỡ hỗ tương, ở đó sự phát triển luân lý và thay đổi có thể xẩy ra.

 

166. Một số trong những thôi thúc của ngày hôm nay là chấp thuận hoặc hoặc chống lại đời sống đồng tính đến từ sự sợ hãi có thể hiểu được do tình trạng đơn lẻ. Càng ngày càng nhiều trong dòng chính của nền văn hóa hưởng thụ, có một người bạn đường luyến ái được cho là cần thiết, và người ta nghĩ giáo huấn của Giáo Hội là tàn nhẫn, kết án những người đàn ông và đàn bà trong nếp sống cô độc.

 

167. Nhưng nếu những giáo dân thường ngày của những giáo xứ hiểu lý lẽ bên kia đời độc thân  như một thực hành cộng đoàn, và nếu nhiều giáo xứ địa phương xem việc tông đồ của hành động hiếu khách một cách nghiêm chỉnh, lúc đó giáo huấn xưa của Công Giáo về thanh tịnh đã có trong sự tự tiết chế bên ngoài hôn nhân có thể được đón nhận đối với những con mắt tân tiến. Nói một cách khác, nếu những giáo xứ chúng ta chính là những nơi ở đó “độc thân” không có nghĩa “đơn độc”, ở đó những nối kết rộng rãi của các bạn hữu và những gia đình thực sự chia sẻ những niềm vui cũng như nỗi buồn chung, thì có lẽ ít nhất một số những chống đối của thế giới về lời giảng dậy Công Giáo có thể được loại trừ. Những Kitô hữu có thể ôm choàng những tông đồ của hiếu khách không màng tới sự chống đối hoặc lạnh nhạt như thế nào chung quanh nền văn minh là gì. Không ai giới hạn những người tín hữu hoặc có chức thánh Công Giáo trong tình thân mà chúng ta có thể đem đến cho những người đang phấn đấu.

 

168. Trong sự săn sóc mục vụ cho những người ly dị và tái kết hôn, Giáo Hội đã tìm kiếm để nối kết sự chung thủy của lời giảng dậy của Chúa Giêsu về điều bất khả phân ly của hôn nhân – mà nó đã làm nản lòng các môn đệ của Ngài – với lòng thương xót ở trung tâm sứ vụ của Ngài. Thí dụ, để ý đến lời giảng dậy của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI về tình trạng mục vụ của những người đàn ông và đàn bà đã ly dị:

 

Cha thấy ở đây một trách vụ lớn đối với một giáo xứ, một cộng đồng Công Giáo, là làm bất cứ những gì có thể để giúp họ cảm thấy được yêu thương và đón nhận, để cảm thấy họ không bị “bỏ rơi”… Đây là điều rất quan trọng, nhờ đó họ nhìn ra rằng họ được đồng hành và được hướng dẫn… Họ cần nhận ra rằng cái đau khổ này không chỉ là nỗi đau thể lý và tâm lý, nhưng một cái gì đó được kinh nghiệm bên trong cộng đồng Giáo Hội cho nhân danh những giá trị lớn lao của niềm tin của chúng ta. Cha xác tín rằng đau khổ của họ, nếu thật sự được đón nhận từ bên trong, là một hồng ân đối với Giáo Hội. Họ cần để hiểu điều này, để nhận thức rằng đây là con đường của họ phục vụ Giáo Hội, rằng họ đang ở trong trái tim của Giáo Hội. 153

 

169. Nói khác đi, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã biết trước sự thật của những gì Chúa Kitô đã dậy, nhưng ngài không đơn thuần xua đuổi những người ly dị và tái hôn, nói họ nghiến răng hoặc đau khổ trong niềm cô đơn. Đó không phải là cách thế của Giáo Hội, và của bất cứ người Kitô hữu nào, những người hành động như nó được nhớ về một trong những tội của người Pharisiêu đặt gánh nặng lề luật lên người khác, nhưng không “nhúng ngón tay” vào để giúp đỡ những người đang mang vác những gánh nặng ấy. (Mt 23:4) Hơn thế nữa, Đức Bênêđíctô XVI đã vang vọng Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, nói rằng “các linh mục và toàn thể cộng đoàn phải làm rõ ràng sự chuyên tâm săn sóc” đối với những người Công Giáo ly dị, nhờ đó họ không cảm thấy bị bỏ rơi. 154

 

170. Những ràng buộc của tình thân hữu đem lại những đòi hỏi của người môn đệ có thể mang vác được. “Mang lấy gánh nặng của nhau,” 155 trong cộng đoàn Kitô hữu, có thể giúp các phần tử của nó bước đi trên con đường chữa lành và hoán cải. Tình bác ái anh em làm cho sự trung tín trở nên có thể. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo có những điểm như thế trong nhận định khi nói những về những người phối ngẫu họ tiếp tục trong các cuộc hôn nhân khó khăn “xứng đáng với sự biết ơn và nâng đỡ của cộng đồng hội thánh.” 156 Một cách tương tự cũng nên nói với tất cả những người thấy mình đang phấn đấu với những hoàn cảnh gia đình.

 

171. Trong một nền văn hóa mà nó chuyển hướng một mặt giữa nặc danh, mặt khác một cách tò mò ngắm nhìn thích thú “về những chi tiết của những đời sống người khác”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi chúng ta cùng đồng hành với nhau trong việc làm phát triển tinh thần. 157 Ngài nói: “Một số người tốt ở chỗ sự hòa hiệp không đem lại những khó chịu hoặc sợ hãi. Người ấy mời những người khác để họ được chữa lành, để mang chiếu của họ, ôm mang thánh giá, bỏ lại đàng sau tất cả và bước tới một cách tiếp tục công bố Tin Mừng.” 158 Những người được chữa lành này vì thế có thể quảng bá lời mời gọi chữa lành cho những người khác.

 

172. Đức tin Kitô giáo và ơn cứu độ hòa giải không phải mang tính cá nhân; một cách thâm sâu nó là của chung: “Đức tin cần thiết cho Hội Thánh; nó được tuyên xưng từ bên trong nhiệm thể Chúa Kitô cũng như sự hiệp thông thân mật của những kẻ tin theo. Ngược lại với những điều kiện này của giáo hội rằng đức tin mở ra cho cá nhân người Kitô hữu để đến với tất cả những người khác. Lời Chúa Cứu Thế, một khi đã nghe, do nhân đức của sức mạnh nội tâm qua việc làm trong tâm hồn của người Kitô hữu, trở nên lời đáp trả, lời nói, lời tuyên xưng đức tin.” 159

 

173. Chúa Giêsu đã dậy nhiều điều về tính dục và hôn nhân mà những điều này rất khó để sống trong cả thời gian xưa và nay. Nhưng chúng ta không cô đơn khi chúng ta đối diện với những khó khăn này. Đời sống trong Nhiệm Thể Chúa Kitô có nghĩa là để sống như những phần tử tùy thuộc vào nhau, để xây dựng nhau trong tình yêu. 160  Giáo huấn của Giáo Hội, những bí tích, và cộng đoàn tất cả hiện hữu để giúp chúng ta trên cuộc hành trình. Với sự nhẫn nại, tha thứ, và tin tưởng, trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, chúng ta cùng nhau có thể chữa lành và sống trong những cách thức mà được xem như không có thể .

 
NHỮNG CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN_______________________________

a) Giáo Hội là một nhà thương dã chiến. Bằng cách nào Giáo Hội giúp đỡ những người bị thương? Chúng ta có thể làm gì khá hơn?

 

b) Tại sao không là những người Công Giáo cá nhân đạo đức? Tại sao chúng ta nhấn mạnh đến sự nâng đỡ của cộng đoàn? Bạn đã nhận ra ân sủng của Thiên Chúa hoạt động qua cộng đoàn như thế nào?

 

c) Cái gì là những ngãng trở cho việc tạo dựng những tình bạn tinh thần thân thiết trong văn hóa của bạn? Những gì giáo xứ hoặc giáo phận của bạn làm để khuyến khích những tình thân Công Giáo?

 

d) Sự giúp đỡ nào đang có trong giáo xứ hoặc giáo phận của bạn trong việc thúc đẩy sự trinh khiết? Có những nhóm trợ giúp hoặc những cơ hội giáo dục không? Tòa Cáo Giải mở cửa thường xuyên như thế nào, và có những cơ hội đối với việc hướng dẫn tâm linh không?

  
 (Còn tiếp)

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.