Chúng ta là các bậc làm cha, làm mẹ luôn muốn cho con cái chúng ta những gì tốt đẹp nhất và gia đình là cái nôi của yêu thương, là nơi dạy cho các con “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, qua bao thế hệ chúng ta biết cần phải làm gì cho con cái chúng ta mà không cần phải hô hào những khẩu hiệu xuyên suốt 42 năm qua để xây dựng một gia đình sáo rỗng như:
“Đảng viên phải gương mẫu trong xây dựng gia đình văn hóa.”
“Phát huy giá trị văn hoá truyền thống, xây dựng gia đình Việt Nam, tiến bộ, hạnh phúc".
“Thực hiện bình đẳng giới trong mỗi gia đình là xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.”
Nhưng thực chất từ những tuên truyền này, gia đình của các cán bộ từ trung ương, cán bộ cao cấp của chế độ tại Việt Nam chính là căn nguyên của tình trạng suy thoái đạo đức của xã hội hiện tại. Những đứa con trong những gia đình này đã truyền bá lối sống vô kỷ luật, vô pháp luật, tham nhũng, đạo đức giả và coi trời bằng vung nhưng được cha mẹ bao che, cấp dưới nịnh bợ, pháp luật không dám đụng đến mà mọi người hay gọi là “con ông, cháu cha”, “ô dù”. Bố mẹ chúng ra trước công chúng nói những lời hoa mỹ, đạo đức nhưng về nhà lại để lộ bản chất đạo đức giả, vô trch1 nhiệm, sống xa hoa, tham nhũng, hối lộ, hách dịch, coi khinh cả xã hội và người nghèo lộ cho con cái nó thấy.
Từ những gia đình “cộng sản” gương mẫu này, người dân Việt Nam dần dần có khuynh hướng cho rằng cái lối suy nghĩ, cách hành xử như thế là từ trên xuống dưới, cho nên không có gì phải cảm thấy áy náy hay tội lỗi. Lâu rồi cái suy nghĩ đó, cái lối sống đó đã âm thầm phá vỡ cái nền tảng gia đình, văn hóa và xã hội vốn rất vững chắc nằm trong bản thân từng gia đình truyền thống Việt Nam. Trong khi kinh tế càng cải thiện, tình hình đạo đức tha hóa lại càng trầm trọng hơn chứng tỏ rằng cái nền tảng đạo đức, văn hóa trong từng gia đình Việt Nam đã bị hủy hoại. Gia đình ngày nay những đối thoại trong gia đình trở nên thiếu cởi mở, thiếu sự thông cảm, sự gương mẫu và sự gắng kết hy sinh:
Bố mẹ không hỏi các con đi học có vui không, chỉ hỏi điểm có cao không ?
Bố mẹ không hỏi các con đi làm vui không, có mệt không mà chỉ hỏi lương cao không ?
Khi bệnh hoạn bố mẹ không tỏ ra chăm sóc như thế nào, muốn ăn gì cha mẹ nấu cho mà chỉ hỏi đã đi gặp bác sĩ danh tiếng bịnh viện Quốc tế X chưa ?
Kết hôn cho các con, bố mẹ không có hỏi có yêu nhau không, khó khan gì cần bố mẹ giúp gì không? mà chỉ hỏi có hợp năm tuổi không, có môn đăng hộ đối không, có nhà , có xe không…?
Khi Ly dị thì bố mẹ không ai hỏi vì sao không sống cùng sống với nhau nữa, đã hàn gắn ra sao? mà chỉ hỏi định nhìn mặt cha mẹ xóm giềng như thế nào? Ăn nói với bà con thế nào…?
Còn bên ngoài xã hội thì các em phải bị hệ thống giảng dạy nhồi sọ, lừa dối, lai căng Tàu cộng. Trẻ em được đưa vào nhà trẻ, ngày ngày đều phải nghe “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ, râu bác dài, tóc bác bạc phơ, em âu yếm hôn lên má bác…” một cái điệp khúc “xàm” vì các em có bao giờ mơ thấy bóng ma của “Bác” đâu mà dạy các em nói dối?
Rồi ở các lớp tiểu học các em phải trả bài thuộc lòng, phải viết trong luận văn 5 điều bác Hồ dạy. Luôn luôn phải có cái khuôn mẫu là “Em quyết tâm học tập tốt, lao động tốt, làm tốt 5 điều bác dạy, phấn đấu rèn luyện lý tưởng Cộng Sản, theo gương đạo đức bác Hồ muôn năm!” nhưng các em thơ ngây biết gì mà làm trong khi các người lớn sao họ không làm và vẫn đang “dối trời, lừa dân”, họ có học tập đạo đức gì tốt?
Rồi các em bước vào trung học, đại học hay đi ra cơ quan làm việc và cho đến lúc nghỉ hưu, cũng phải học tập theo gương đạo đức bác Hồ, các điều Bác dạy các cán bộ, chiến sĩ, Đoàn viên, Đảng Viên cộng thêm nhồi sọ tư tưởng ngoại lai Mác-Lê Nin- Hồ chí Minh mà thế giới đào thải từ những thấp niên 9X.
Rồi một số thần tượng hay nhân vật gương mẫu mà trong đó một số được bịa ra, một số được thổi phồng, không căn cứ được các thầy cô giáo cũng đã bị nhồi sọ, hướng dẫn phải trình bày thật diễn cảm, thật nhập vai, cho nên những con người nửa thật, nửa giả trở nên thần thánh không trung thật với lịch sử như:
Anh hùng La Văn Cầu “lấy thân chèn pháo”,
Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình “lấp lổ châu mai”,
Anh Lê Văn Tám tẩm xăng làm cây đuốc sống, nổ tung kho đạn địch ở Thị Nghè,
Chị Tạ Thị Kiều tay không cướp đồn địch,
Chị Út Tịch “còn cái lai quần cũng đánh,
Anh Nguyễn Văn Trổi, trước khi tắt thở còn hô to “Hồ Chí Minh muôn năm”.
Anh Lê Anh Xuân đứng thẳng trên đường băng Tân Sơn Nhất, bắn máy bay Mỹ, tạo thành hình tượng “Dáng đứng Việt Nam”,
Chị Đặng Thùy Trâm, cũng hô khẩu hiệu trước khi hết thở : “Hãy nhắm thẳng quân thù mà bắn”.
Vì thế, cái công thức nhồi sọ, không thật, sáo rỗng luôn là khẩu hiệu làm cho học sinh phải thuộc lòng. Những thần tượng nầy lớn dần cùng với gương sáng học tập theo Bác, một lần nữa đã sản sinh ra một đám đầy tớ nhân dân chuyên “ăn trên ngồi tróc” , ăn bám, tham nhũng, hối lộ, “dòng họ trị”, “ác với dân, nhưng hèn với giặc”. Họ luôn miệng thì cứ bô bô “học tập theo gương Bác Hồ”, “con người mới chính trị tốt”…nhưng từ tư cách đến học vấn toàn là sự giả dối:
“Dốt như chuyện tu, Ngu như tại chức”
Học thuê, thi hộ, mua bằng là thực trạng về hệ thống giáo dục và văn hóa khá nhức nhối diễn ra tại Việt Nam làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các gia đình trẻ và thế hệ trẻ.
Cái học ngày nay đã hỏng rồi
Chín thằng đi học, tám thằng chơi
Một thằng chẳng học làm quan lớn
Sai thằng có học chạy tơi bời
Cái học ngày nay thật hỏng rồi
Bảy thằng tới lớp, sáu thằng thôi
Ba chàng thất học thành ông xếp
Vổ ngực rằng tao tiến sĩ rồi
Nhưng sự gian dối không tồn tại mãi được, có ngày cây kim trong bọc cũng lòi ra. Người ta phát hiện đó chỉ là những lời tuyên truyền láo khoét, thùng rỗng kêu to nên từ đó mất niềm tin, Sự bịp bơm trong công thức “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, của các “cán bộ” và “đầy tớ của nhân dân” được thể hiện ra sao chúng ta ai cũng biết rõ. Cái chất của con người mới xã hội chủ nghĩa ai trong không biết?
Gia đình đã đến lúc cần được bảo vệ và nói lên tiếng nói chung của mình là “chúng tôi muốn sống và tồn tại”, gia đình phải là mái ấm của yêu thương, là nơi giáo dục là đào tạo ra những công dân dân chủ. Người công dân với tư tưởng khai trí, dân chủ, tự do làm thước đo cho công bằng của xã hội, là cán cân cho công lý và lòng nhân ái. Giáo dục công dân tốt, công dân có ích cho xã hội là thước đo của gia đình, của xã hội, và của cả quốc gia, dân tộc chính vì thế:
Gia đình phải là mái ấm của yêu thương và phải được trân quí!
California ngày 01 tháng 6 năm 2017
Ngoan Nguyễn
Views: 0