Thế hệ Hồ chí Minh “trăm năm trồng người” áp dụng các chủ thuyết ngoại lai không truyền thống và không chọn lọc của Mác-Lê Nin, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh…cùng với nền giáo dục là công cụ tuyên truyền, lừa dối của Đảng đã làm rối loạn riềng mối từ trong gia đình và đến ngoài xã hôi. Ngay trong trường học, sách vở, đến các nơi công sở công cộng, đâu đâu sự giáo dục cũng là “Bác”, cũng là “Đảng”, cũng là “chủ nghĩa xã hội” …nói mà không làm mà tác hại là một sự bịp bợm, sáo rỗng, vô tâm đã hình thành trong tâm trí các thế hệ tiếp nối. Hãy nghe một em lớp năm kể về một gia đình hạnh phúc dưới mái trường xã hội chủ nghĩa như sau:
“Gia đình em rất hạnh phúc, ba, má em hết mực thương yêu nhau. Em thấy ba em hay bú vú má em và cả hai cười khúc khích!”
Còn bài văn tả thầy hiệu trưởng của một em lớp 7 đầy khôi hài và sinh động để cho thấy cái chất của con người mới:
" … Đặt biệt, thầy hiệu trưởng của em có cái bụng to hơn cái trống của đội múa lân ở UBND phường. Chính vì cái bụng quá to mà bước chân của thầy nặng nề, mệt nhọc. Những khi thầy bước lên cầu thang là cái bụng của thầy luôn đi trước cái chân những 4,5 bậc, và cứ mỗi lần thầy lên tầng 2 như thế, dù ở trong phòng học em cũng biết ngay, bởi vì hơi thở của thầy phì phò như ông Tám bị bịnh suyễn bên nhà……."
Chúng ta thấy gì một nền giáo dục đến từ trong gia đình như “ông, bà”, “cha, mẹ” mà sự gương mẫu, đạo đức không có. Chúng ta thấy gì về một cán bộ với “phẩm chất chính trị tốt” và “tuyệt đối trung thành với Đảng” mà em học sinh tả thực. Mọi người sáo rỗng chỉ chăm lo cho “Đảng”, cho “chủ nghỉa xã hội”, lo sợ “các thế lực thù địch” làm ảnh hưởng đến địa vị họ, gia đình họ, hay xã hội đang chống đối lại họ mà không lo gì đến giáo dục công dân và dân chủ. Thật là lố bịch khi nói rằng các văn hóa tư bản đã đầu độc con em chúng ta mà không xem lại giáo dục của chúng ta làm hại các em thế nào và thế hệ tương lai của nước Việt ta sẽ ra sao?
Hồi tháng 9 năm 2007, Học Viện Quản Lý Giáo Dục thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo về “Triết lý giáo dục VN”. Sau đó, tạp chí Cộng Sản có bài tường trình là hội nghị không tìm ra được một triết lý cho nền giáo dục VN.
Nhưng Chủ Tịch nước Việt Nam, Trần Đại Quang, bạo miệng và không biết ngượng trong buổi làm việc với lãnh đạo bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày 04/02/2017 (08 Tết Đinh Dậu) đã chỉ thị ngành giáo dục phải cho ra lò những “công dân toàn cầu” (global citizen, citizen of the world)
Nước Mỹ hay các nước Tây Âu gia đình nào cũng đều có cái lo chung như các gia đình Việt Nam về “cơm, áo, gạo, tiền”, về con cái ăn học từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 và các năm Đại học sau đó…nhưng nền học vấn không phô trương, sáo rỗng như Việt Nam; đồng thời xã hội và quốc gia thực dụng luôn khuyến khích, chăm lo cho các em trở nên công dân tốt. Trong gia đình có hướng dẫn liên quan đến gia đình, trường học có vấn đề điều hành trường học, các liên hệ mật thiết với gia đình và có các luật lệ nghiêm chỉnh trước khi các em đủ tuổi trưởng thành để chịu trách nhiệm mọi hành vi của mình.
Như việc không ai được phép uống bia rượu ở công viên, hay chuyện cầm một lon bia đã được mở nút đi ngoài phố cũng sẽ bị phạt tới 500 USD và có thể ngồi tù ba tháng, rồi nhà hàng, tạp hóa gần trường học quá cũng không xin được giấy phép bán bia và chỉ có người trên 21 tuổi, phải xuất trình giấy tờ mới được phép mua bia, rượu.
Ở Mỹ đánh bạc lại là một ngành công nghiệp giải trí rất phổ biến. Nhưng luật lệ chỉ cho phép chơi khi các em đủ 21 tuổi, nếu dưới tuổi này các em chỉ đi cùng cha mẹ qua các máy, hay bàn đánh bạc mà không được phép ngừng lại, hay đứng nhìn…
Phim ảnh và truyền hình là những nghành giải trí hái ra tiền cũng được luật pháp bắt buộc các nhà sản xuất sàn lọc và lựa chọn để giúp cho các gia đình dễ theo dõi học, và xem cùng các em. Các xếp hạng theo MPAA (Motion Picture Association of America film rating system) được cha mẹ đánh giá rất cao…như hạng lành mạnh cha me và con cái xem chung G (General Audiences), hạng PG (Parental Guidance Suggested) cha mẹ và con cái xem chung với các nhắc nhở về hình ảnh, ngôn từ, hạng PG13 (Parents Strongly Cautioned) dành cho tuổi 13 và trên nữa (pre-Teen và Teen) và cuối cùng là hạng R (Retricted) và NC17 (No One 17 and Under Admitted) là phim hạng mục dành cho người lớn.
Giáo dục công dân là một nội dung giảng dạy quan trọng trong các trường học ở Mỹ, nhằm mục tiêu xây dựng xã hội công dân, trong đó, mỗi một người công dân thực sự làm chủ bản thân và quốc gia. Sách giáo khoa Giáo dục công dân thường do những học giả trình độ và danh tiếng của các trường Đại Học biên soạn và rất phong phú. Do đó, giáo viên tại Mỹ có rất nhiều sự lựa chọn chương trình phù hợp. Học làm người có đạo đức khi “Bạn là một học sinh”, “Bạn là một thành viên gia đình”, “Bạn là một công dân”… Quốc gia này được “xây dựng trên ý tưởng mỗi một cá nhân con người đều quan trọng cả. chính quyền liên bang và tiểu bang, hệ thống kinh tế, mối quan hệ giữa người với người xây dựng trên ý tưởng đó; cho nên trong chế độ này bạn cần phải được “tự do mua bán và sở hữu, tự quyết định mình làm gì”. Chính quyền chỉ là cơ quan phục vụ bạn mà thôi. “Khi chính quyền là đầy tớ của bạn thì bạn được tự do; khi chính quyền trở thành chủ nhân của bạn thì bạn sẽ như kẻ nô lệ, không còn quan trọng gì nữa”.
Một công dân tốt thì phải có tính dân chủ. Biết về dân chủ đưa tới kết luận là chớ nên bắt người khác phải chịu cái gì chính mình không muốn. Bạn không muốn bị thiệt ư? Thế thì bạn đừng làm người khác bị thiệt. Do đó các em học sinh phải biết kiềm chế bản thân. Một công dân tốt là một người giỏi điều chỉnh bản thân mình, là một người luôn luôn học hỏi, biết suy nghĩ tỉnh táo và tránh “suy nghĩ theo tâm trạng”…Dưới tiền đề đó bạn hiểu rằng “giá trị gia đình” là điều kiện cơ bản của một công dân tốt trước khi quan tâm đất nước, xã hội và người khác, cần quan tâm và yêu quý người trong gia đình mình.
Dân chủ, công bằng, tự do, nhân ái là những triết lý và là những điều căn bản của một nền giáo dục, từ gia đình đến trường học; để từ đó, tất cả các hoạt động giáo dục phải dựa theo việc đào tạo con người cho xã hội, cho dân tộc, mà mọi chương trình học, nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy, các phương tiện dạy học như sách giáo khoa và đội ngũ giáo chức xác định mục tiêu đào tạo ra những con người như thế nào, phục vụ chế độ xã hội gì.
Có lẽ cho tới nay, nền giáo dục của Cộng Sản chưa có một triết lý làm căn bản cho nền giáo dục. Vì nếu “Dân chủ, công bằng, tự do, nhân ái” thì thiên đường cộng sản sẽ không còn.
(Còn tiếp)
Views: 0