Gia đình hay còn gọi là nhà vì gia có nghĩa là nhà, là kết quả của tình yêu, là nơi ta học cách yêu thương, quan tâm, chăm sóc người khác ngoài bản thân ta, là nơi ràng buộc mỗi thành viên lại với nhau bởi hôn nhân, bởi quan hệ huyết thống, bởi trách nhiệm, bởi yêu thương và lo lắng cho nhau. Đó là nơi chúng ta lớn lên và trưởng thành, là cái nôi của yêu thương, là nơi cho bạn niềm tin, động lực và sức mạnh để làm tất cả mọi thứ khi trưởng thành và ra ngoài xã hội. Gia đình cũng chính là nơi để bạn tìm thấy sự bình yên, sự thương yêu, che chở và niềm an ủi khi gặp những nỗi buồn, những thất bại trong cuộc sống. Vì thế không có gì quan trọng bằng gia đình cả, hãy biết trân trọng và giữ gìn hạnh phúc lớn nhất của đời người – đó chính là hạnh phúc, là Gia đình!
Trong tiếng Anh từ family có nghĩa là gia đình được giải thích: FAMILY = Father And Mother, I Love You (Cha và Mẹ, Tôi yêu các người!)
Thật ra nếu chúng ta là những người sống cho gia đình, và vì gia đình, chúng ta thừa biết chính trong gia đình, con cái biết mình được yêu thương và được đón nhận như thế nào. Qua đó hình thành những nét chính yếu về nhân cách chính bản thân, về mối tương quan giữa chúng và với người khác và với xã hội.
Trong chương trình “Hát mãi ước mơ” của đài truyền hình HTV Hồ chí Minh, giới thiệu bài hát “gà trống nuôi con” do một người cha đơn thân (Hữu Nghị) vợ bỏ đi đã 5 năm vẫn ôm hai con bị bịnh teo não mà yêu thương, lo lắng trong mọi khó khăn, đau khổ, thật khó làm được, thật khó vượt qua…anh tâm sự:
“…mẹ đã bỏ rồi mà cha còn bỏ con luôn để đi tìm cuộc sống vui hơn…nhưng chắc gì đã vui hơn…” Thật vậy, chỉ có nơi gia đình ta mới tìm thấy sự ấm áp, lo lắng và hy sinh như thế, vì nơi đó có tình yêu, có bình an ngự trị…Một em xúc cảm tâm sự sau khi xem xong chương trình:
“Thật quá sức chịu đựng của mình rồi, chú ấy thật sự… một người đàn ông với khuôn mặt hiền lành nhân hậu nhưng mắc căn bệnh gai cột sống không làm được việc nặng rồi phải một mình đi bán kẹo nuôi 2 đứa con tật nguyền… thật quá đau đớn. Sự cô đơn khi phải gánh vác trọng trách của cả người cha lẫn ng mẹ ai hiểu được đây, mình cảm thấy nỗi cô đơn tủi thân trên nét mặt khổ tâm của chú, chỉ biết khóc thay cho vơi đi phần nào sự buồn phiền của chú, và mong rằng kiếp sau con sẽ được gọi chú một tiếng cha!”
Không ai dám vỗ ngực mình từ “đất nẻ” chung lên, tự lớn và giỏi cả…cũng không ai dám khuyên ai, dạy ai khi gia đình người đó bất an, dị tật, khiếm khuyết; cũng không ai đứng trên bục giảng về gia đình, về tình yêu mà kẻ đó là những kẻ nghiện ngập, hút chích hay là kẻ “vô gia cư.” Chỉ có những kẻ thần kinh, ích kỷ, tự ti, vô gia đình, vô tôn giáo mới hình thành tính cách cá biệt khi cổ súy cho tự do cá nhân, vô tôn giáo, sống vô tâm mà cứ nghĩ mình có tâm cho gia đình, cho xã hội và cho rằng mình biết chuyện.
Một lần bà xã tôi đi mua nghêu, ốc về làm bữa cơm cho gia đình khi chờ cân và trả tiền, nghe các ông ngồi nhậu hỏi nhau. Một ông hỏi:
-Đàn bà quá chồng gọi là gì ?
Các ông kia nhau nhau trả lời là “quá phụ”, ông ta hỏi tiếp:
-Còn đàn ông quá vợ gọi là gì?
Các ông kia người nói là “quá vợ”, người nói “chết vợ”, người nói “độc thân”…Ông đặt câu hỏi chậm rãi nói:
-Tụi bây nói sai bét hết, đàn ông quá vợ thì gọi là “quá đã…” rồi cả đám cứ thế mà cười như hả hê lắm vậy!
“Quá đã” của mấy ông nhậu ở đây cho thấy sự ràng buộc về gia đình trên người chồng, về trách nhiệm và bổn phận người chồng nó lớn tới mức nào mà khi được cởi bỏ, sự tự do bản thân sẽ lên ngôi…
Quan niệm coi gia đình là trọng, là lý tưởng sống, và là lẽ thường của cuộc đời đã là truyền thống ngàn đời tại Việt Nam, thể hiện qua nhiều câu ca dao tục ngữ:
“Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình!”
“Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau!”
Theo The Economist, năm 2010 thì Việt Nam xếp hạng tư trên thế giới vì có tỷ lệ người đã lập gia đình cao nhất. Cứ mỗi 1000 người thì Việt Nam ta có 12 người đã thành hôn. Việt Nam chỉ đứng sau Mông Cổ, Đảo Cayman, và Bermuda trên lĩnh vực này. Mặc dù tỉ lệ lập gia đình cao là thế, nhưng tỉ lệ li dị, phá thai, sống đơn thân cũng ngày một cao không kém. Dường như xuất hiện ngày càng nhiều những mối hôn nhân lừa dối, vô trách nhiệm, không thật sự hạnh phúc?
Năm 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, ISDS công bố kết quả điều tra về thói quen tình dục của đàn ông Việt Nam cho thấy 43% nam giới đang sống trong hôn nhân "đã và đang có quan hệ tình dục" bên ngoài. Và 31% phụ nữ đã vượt rào hôn nhân theo tiếng gọi của “tiền”,”tài”, “danh lợi”… Phải chăng đó là những lý do để người ta dễ dàng ruồng bỏ hôn nhân, con cái hoặc trói buộc nhau trong hôn nhân không hạnh phúc mà chối bỏ sau lưng gia đình, con cái, và tiếng nói lương tâm!
Khi người nam và người nữ yêu nhau và đến với nhau và giúp nhau trở nên những con người thật hơn, tốt hơn với sống đúng bản chất của mình thì hôn nhân của họ sẽ được thăng hoa. Gia đình của họ sẽ ấm êm và là nền tảng, là tế bào của xã hội bền vững. Nếu vì tiền, tài, danh vọng, hay bất cứ yếu tố nào tác động ngoài tình yêu mà họ đến vói nhau, họ dễ phải sẽ dối lòng mình, dối nhau nhau để đạt cho bằng được những tiêu chuẩn, kỳ vọng phù du mà gia đình đặt ra cho họ.
Chúng ta thấy người lớn có nhiều người họ nhận thức về hôn nhân còn ngu ngơ hơn cả giới trẻ bây giờ. Họ xem hôn nhân là một nghĩa vụ, một trọng trách, chứ ko phải là một điều gì thiêng liêng nữa. Thậm chí nhiều người đàn ông rất gia trưởng chỉ xem phụ nữ là cái máy sinh đẻ, cưới về chỉ với mục đích là sinh con, là duy trì dòng tộc, chứ chẳng hề yêu đương gì. Có ai đó viết rằng:
"Có lẽ trước khi tìm một nửa của mình, hay trong khi tìm một nửa kia của mình thì bạn hãy cố tìm cho ra bản thân mình trước. Để khi kết hợp với nửa kia thì hòa hợp và trọn vẹn."
Xã hội Việt Nam ngày nay lại phân hóa, hủ bại, nên gia đình lại rơi vào các tệ nạn khác…nếu muốn vào đại học, muốn được làm việc trong cơ quan, đi du học, những học sinh được tuyển chọn gửi sang các nước xã hội chủ nghĩa Châu Âu (xưa) hoặc Trung Quốc đào tạo thì tiêu chuẩn đầu tiên không hẳn là những người giỏi nhất, mà phải là những người có lý lịch “trong sạch” nhất, nghĩa là gia đình họ phải được xếp hạng cao hơn các gia đình khác. Nếu muốn đi lao động hợp tác, thậm chí muốn được nhập ngũ, lý lịch gia đình phải trong sạch, và xét tới 3 đời, phải là Đảng viên và gốc gác cách mạng mới được nắm các chức vụ cao. Nên hởi ơi, gia đình lại rơi vào vũng lầy của bệnh thành tích, của sự lừa dối của xã hội, của bệnh gia trưởng, của sự bất công… mà không coi trọng tình yêu và sự hy sinh cho nhau trong gia đình trước bao phong ba, bão tố của cuộc sống và thân phận mỏng dòn của đời người trước “sinh lão, bịnh tử”.
(còn tiếp)
Views: 0