ROME, Thứ sáu 14 tháng 9, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích mọi người sống một đời bắt rễ trong Thiên Chúa, là Đấng mong muốn tất cả mọi người đều là anh chị em.”
Thực vậy, khi đến Liban, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã hăng hái nhắc đến ưu tiên về mối tương quan của mọi người với Thiên Chúa, đường lối sống chung, và tinh thần cởi mở hồn nhiên quốc gia này muốn bầy tỏ, chỉ có thể sâu xa nếu được xây dựng trên một nhãn quan cởi mở và một thái độ nhân ái đối với người khác, và nếu được bắt rễ sâu trong Chúa là Đấng mong muốn tất cả nhân loại đều là anh chị em.” Nói cách khác chuyến đi của ngài là một cuộc thăm viếng của một người của Thiên Chúa, và không phải là một hình thức chính trị.
Thánh Maron và Thánh Phêrô, một sự liên kết
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đến Liban và đáp xuống phi trường “Rafiq Hariri” ở Beyrouth lúc 12 giờ 45 (giờ Rome, 13 giờ 45, Liban). Ngài đã được tổng thống Cộng Hòa Liban, Ông Michel Sleiman cùng phu nhân và các giới chức cao cấp của chính phủ: ông Nabih Berri, chủ tịch Thượng Viện, và ông Nagib Miqati, thủ tướng. Đức Thánh Cha cũng được Thượng phụ Maron Béchara Boutros Raï, Thượng phụ danh dự là Hồng Y Nasrallah Pierre Sfeir, các đại biểu của Hội Đồng Thượng Phụ và các giám mục Công Giáo Liban, các nhân vật đại diện cho các tín hữu Chính Thống và Tin Lành, các đại diện của các cộng đồng Hồi giáo, và ngoại giao đoàn đón chào.
Sau quốc ca của Liban và hiệu ca của Tòa Thánh, tổng thống Sleiman đã đọc diễn văn bằng tiếng Ả Rập, và Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đáp lời bằng tiếng Pháp với một vài câu tiếng Ả Rập khiến cho đám đông rất vui thích, nhất là giới trẻ dường như đã tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Madrid khi họ hô to: “Be-nedicto ! Be-nedicto !” hay “Eso es la juventud del papa”: “Đây là giới trẻ của Đức Thánh Cha.”
Nghi thức đón chào chấm dứt bằng cuộc diễn binh có trống kèn rầm rộ vào lúc 13 giờ 15 (14 giờ 15 điạ phương). Đài khí tượng cho biết nhiệt độ 29° C và bầu trời có mây. Sau đó các nhân vật dân sự và tôn giáo đã chào mừng Đức Thánh Cha trước khi ngài gặp riêng tổng thống tại phòng khánh tiết của phi trường. Đức Thánh Cha đã đến Harissa lúc 18 giờ (17 giờ Rome).
Trong khi các bài diễn văn tiếp diễn, giới trẻ đã hát, đặc biệt là các bài: “Salam, Salam, Laki Ya Mariam”, Ave Maria, bằng tiếng Ả Rập. Các bài hát xen kẽ không ngưng nghỉ bằng các tiếng hô ”Viva !” và “Be-nedicto!” và các tiếng hoan hô! Một biểu ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập mang hàng chữ: “Chúng con yêu mến Cha”!
Đức Thánh Cha đã nhắc đến hai chuyến viếng thăm của tổng thống Sleiman tại Vatican vào tháng 2008, và tháng 2, 2011, và chín tháng sau, của ông thủ tướng.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: “Tôi đến Liban như một khách hành hương của hòa bình, như một người bạn của Thiên Chúa, và người bạn của nhân loại. “Salàmi ō-tīkum” [“Ta trao ban hòa bình cho các con”] Lời Chúa Kitô (Ga 14, 27). Và ngoài quốc gia quý vị, tôi đến đây hôm nay như biểu tượng cho tất cả mọi quốc gia trong Miền Trung Đông, như một khách hành hương của hòa bình, như một người bạn của Thiên Chúa, và như người bạn của tất cả mọi người dân trong các quốc gia trong miền, không phân biệt chủng tộc và tín ngưỡng. Với những người này, Chúa Kitô cũng nói: “Salàmi ō-tīkum”.
Ngài nhiệt thành nhắc đến sự bảo trợ của vị sáng lập giáo hội Maron: “Chính trong chuyến gặp gỡ thứ hai của chúng ta, bức tượng cao quý của Thánh Maron đã được làm phép. Sự hiện diện thầm lặng của ngài dưới chân Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô thường xuyên nhắc đến Liban ngay tại điạ điểm thánh Tông Đồ Phêrô đã được chôn cất. Việc này bầy tỏ một sản nghiệp thế tục thiêng liêng trong khi xác nhận sự tôn kính người Liban dành cho các Tông Đồ tiên khởi và các vị kế nhiệm. Chính vì muốn đánh dấu việc sùng kính Thánh Simôn Phêrô mà các giáo phụ Maron đã thêm vào tên của vị thánh chữ đệm Boutros. Thật vui mừng khi thấy tại đền thánh Thánh Phêrô, có thánh Maron cầu bầu liên tục cho quốc gia của quý vị và cho toàn thể Miền Trung Đông.”
Bùi Hữu Thư9/14/2012
Views: 0