Uncategorized

Đức giáo hoàng, vị giáo sĩ Do thái và bao cao su : Bình luận của Tiến sĩ Laura Schlessinger

Trong cuộc viếng thăm châu Phi mới đây, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng việc phân phối các bao cao su không giải quyết được vấn đề bệnh AIDS.

 

Đức giáo hoàng nói rõ rằng tiết chế, kiêng cữ là đường lối tốt đẹp nhất để chống lại bệnh này.

 

Trong cuộc viếng thăm châu Phi mới đây, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói rằng việc phân phối các bao cao su không giải quyết được vấn đề bệnh AIDS.

 

Đức giáo hoàng nói rõ rằng tiết chế, kiêng cữ là đường lối tốt đẹp nhất để chống lại bệnh này.

 

Dùng trang mạng Google để truy tầm từ ngữ “Pope” và “condoms” sẽ đưa ra cho bạn vô số những bài viết đả kích vị giáo hoàng về nhận xét và quan điểm của ngài. Nhiều người ủng hộ dùng bao cao su trong giới y tế đã nổi sùng khi phê phán lời bình luận của ngài. Họ cảm thấy việc đề cao chuyện kiêng cữ của giáo hội Công giáo là một chuyện, nhưng việc rao truyền điều đó cho thế giới lại là một chuyện hoàn toàn khác.

 

Dĩ nhiên là, trên bình diện cá nhân với cá nhân, dùng bao cao su giúp bảo vệ để cho không mắc phải những bệnh hoa liễu và (dĩ nhiên) cả chuyện thụ thai ngoài ý muốn nữa. Nhưng cũng còn có điều thực tế nữa là đôi lúc bao cao su bị rách, bị tuột ra, hoặc dùng không đúng cách. Mọi chuyện đều có giới hạn của nó…, ngoại trừ việc tiết chế, kiêng cữ.

 

Tôi nhớ lại câu chuyện một vị giáo sĩ Do thái thuật lại tình huống xảy đến cho gia đình ông. Ông có cậu con trai 7 tuổi được mời tới dự một buổi party mừng sinh nhật đứa bạn học tại một nhà hàng bán hamburger theo thức ăn nhanh. Khi ông đến đón con vào lúc cuối buổi, một bà mẹ — rõ ràng là bực bội – mắng mỏ ông vì nỗi khổ ông gây ra cho con:

 

“Đứa trẻ nào cũng có hamburger, thịt gà viên, khoai tây chiên và bánh tráng miệng. Vậy mà con ông ngồi đó chẳng ăn uống món nào cả. Ông hãy nghĩ xem con ông cảm thấy cực khổ đến thế nào. Ông có thể để cho con mình như thế à? Đồ ăn là đồ ăn. Chả có gì tội lỗi về đồ ăn hết. Điều ông đối xử với con chỉ là chuyện độc ác.”

 

Chỉ đến lúc bà ngưng bài diễn văn chỉ trích dài lòng thòng đó lại, đứa con ông mới nhào tới ôm chầm lấy cha, cất tiếng nói: “Con thật vui lắm. Đây là một buổi party đầy thích thú.”

 

Người đàn bà tái mặt quày quả bước đi. Vị giáo sĩ đi theo bà, ôn tồn nói với bà như sau: Thú vật thấy chung quanh có gì ăn được là ăn, bất kể thức ăn đó gây hại cho sức khỏe của chúng. Con người phải vượt lên trên thú vật và làm chủ được những ham muốn của mình. Bà cứ tưởng tượng xem đứa con tôi đang sống trong một căn phòng ở cư xá đại học, ở đó bọn sinh viên truyền tay nhau những loại ma tuý mua lậu được rất nguy hại. Chúng tôi đã biết rằng áp lực và thúc bách của nhóm bạn cùng trang lứa sẽ không ép buộc nó bớt nao núng và chiều theo ham muốn. Học ngay từ lúc còn nhỏ để kiềm hãm được kích thích và ham muốn thì không phải là một điều có hại – mà nhiều lúc lại có thể là một đặc điểm cứu được sinh mạng. Bà coi nó đó. Nó vui vẻ được chơi đùa trong đám trẻ có cả con bà, mà không từ bỏ các điều giá trị. Coi bộ nó thích thú và thỏa lòng. Chúng ta thật cần phải nuôi dậy con cái chúng ta để làm chủ được bản năng của chúng chứ không phải làm nô lệ. Bà nghĩ sao?

 

Người đàn bà cau có, nhưng lắng tai nghe ông nói.

 

Đúng vậy, trong bất cứ trường hợp nào, chiếc bao cao su cũng có thể bảo vệ, nhưng trong kế hoạch toàn diện của nhân loại, tại sao có quá nhiều người muốn đẩy lùi xa sức mạnh bảo vệ lớn lao của những giá trị luân lý đạo đức?

 

Khi Đức giáo hoàng gợi ý rằng nhân loại được tốt đẹp nhất khi dành ham muốn tình dục của họ để đổi lấy sự ổn định vững vàng của giao ước hôn nhân, đó là ngài thực hiện một lời công bố rằng hành vi tính dục do đó được thăng hoa, và chung cuộc bảo vệ cả người nam lẫn người nữ khỏi vô vàn những hậu quả tai hại từ các chứng bệnh hoa liễu cho đến những vụ thụ thai ngoài ý muốn (kết cục bằng phá thai, bỏ con, một con một mẹ, và không nhà không cửa, ấy là chỉ kể ra một số ít thôi).

 

Những kẻ luôn chối từ đều có một đặc tính chung: họ từ chối không muốn, không tin, hoặc không chấp nhận rằng con người có thể đạt được một trạng thái suy tư và hành xử về tinh thần cao cả hơn. Đức giáo hoàng tin tưởng ở trong chúng ta còn nhiều điều hơn thế nữa.

 

Tôi không phải là người Công giáo và đây không phải là phản ứng tự động nhằm bảo vệ người lãnh đạo tinh thần của tôi. Sự thật là chỉ vì ngài nói đúng và có quá nhiều người không muốn nghe điều đó, bởi vì họ muốn sống cuộc sống không bị ràng buộc bởi luật lệ. Điều đáng buồn là họ không nhận ra rằng việc đó làm cho họ trở thành nô lệ cho những thôi thúc theo bản tính thú vật chống lại việc làm chủ tiềm năng của con người.

 

Là một trong những người dẫn chương trình talk show nổi tiếng nhất trong lịch sử vô tuyến truyền thanh tại Hoa kỳ, Tiến sĩ Laura Schlessinger thường cung ứng những lời cố vấn đầy ý thức mạnh mẽ về luân lý và trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm cá nhân. Mỗi tuần, có tới 8 triệu thính giả lắng nghe bà nói chuyện. Bà còn là một tác giả có nhiều sách bán chạy nhất: 11 cuốn cho người lớn và 4 sách cho thiếu nhi.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.