Uncategorized

Du Xuân : Đuờng hoa Nguyễn Huệ Sàigòn

“Nghe duới đuờng lễ hội
Rung rinh đóa Hòang Mai
Để ta trải lòng ra
Đón Xuân hồng đang tới”

Lời hát dễ thuơng của một bài ca Xuân, nhắc nhở tôi phải rủ bạn đi xem Lễ Hội Đuờng Hoa Nguyễn Huệ Saigòn, một nét văn hóa đáng yêu nhân dịp xuân về! Một lễ hội Đuờng Hoa mà nguời dân Saigòn không thể bỏ qua mỗi khi tết đến !

“Nghe duới đuờng lễ hội
Rung rinh đóa Hòang Mai
Để ta trải lòng ra
Đón Xuân hồng đang tới”

Lời hát dễ thuơng của một bài ca Xuân, nhắc nhở tôi phải rủ bạn đi xem Lễ Hội Đuờng Hoa Nguyễn Huệ Saigòn, một nét văn hóa đáng yêu nhân dịp xuân về! Một lễ hội Đuờng Hoa mà nguời dân Saigòn không thể bỏ qua mỗi khi tết đến !

Mở đầu cho Đuờng Hoa là hình ảnh đòan Ngựa dũng mãnh chạy đua với thời gian, như là hình ảnh trung tâm thu hút rất nhiều du khách đến chụp hình. Chú đề của đuờng Hoa năm nay là “Saigòn, thành phố tôi yêu”.

Hằng ngàn lọai hoa đã tụ hội về đây để đón khách du Xuân đến thuởng lãm. Đúng là “Tiết Xuân huy hòang muôn sắc hoa”. Trong đủ lọai sắc màu tuơi thắm đó, sắc vàng của hoa Cúc, hoa Vạn Thọ (Pháp) vẫn là màu nổi bật. Những giỏ hoa khổng lồ chứa đầy hoa Cúc vàng uơm như chứa đựng mùa Xuân tuơi sáng đang mời gọi nàng Xuân trở về với trần gian.Tôi thấy rất nhiều cô gái trong những tà áo dài đủ màu sắc khác nhau đến chụp hình, thi nhau cuời tuơi với hoa như cùng đua sắc:

“Ngòai trời bao la xinh tuơi bao cô gái đẹp cuời trông xinh như hoa
Lập lòe tà áo xanh chen bông tím vàng đẹp hơn tiên nga”.

Có điều tôi thấy có vài tà áo dài ngắn cũn cỡn lên tới đầu gối, không biết đó có phải là mốt tà áo dài năm 2014?. Hy vọng là không, vì tôi thấy tà áo dài phải tha thuờt mới mang tính dịu dàng của nguời con gái Việt Nam, chứ ngắn cũn cỡ như thế kia thì làm sao mà tha thuớt đuợc, nói gì đến diu dàng!
Từng dãi hoa Cúc vàng tuơi như tấm lụa rũ từ trên cao xuống, mang đến sự bừng sáng của sắc Xuân tỏa khắp chung quanh làm lòng khách du Xuân cũng cảm thấy vui lây:

“Xuân về với ngàn hoa tuơi sáng
Ta muốn luôn luôn cuời cùng hoa”.

Năm nay là năm con ngựa, nên ngựa xuất hiện khắp nơi trên đuờng hoa với nhiều dáng vẽ khác nhau: Những con ngựa gổ như trong truyện cổ tích xa xưa, rồi những con ngựa gổ đủ màu trên lưng chở đầy hoa Xuân. Hình ảnh những con ngựa gổ nhiều màu sắc này làm tôi nhớ đến những con “ngựa gổ nhong nhong” thủơ còn ấu thơ, mà thời đó là một lọai đồ chơi rất thú vị của đám con nít, dù chơi không cẩn thận sẽ bị té u đầu! Nhưng ngộ nghĩnh nhất vẫn là tiểu cảnh các chú ngựa con học bài với những cây bút chì màu thật to. Nhìn các chú ngựa con đang say sưa học đếm số 1,2,3,4,5… rồi học chữ a,b,c,d…thật dễ thuơng làm sao! Hình ảnh này cũng khuyến khích các em bé siêng năng học hành vì “Ngựa cũng còn học nữa, huống chi con nguời”. Trong những chuyến đi từ thiện vùng xa, tôi nhìn thấy những bảng hiệu khuyến khích việc “học” hai bên đuờng : “Học là cách thay đổi số phận”. Hy vọng tuổi trẻ Việt Nam sẽ mỗi ngày học tiến bộ hơn, mở mang kiến thức nhiều hơn. Từ đó biết tiếp thu những cái hay cái đẹp về Tự do, Dân chủ của trào lưu văn mình thế giới, mang về góp tay “thay đổi số phận” Quê huơng để dân Việt Nam sớm đuợc huởng “Xuân vui vẻ thái hòa”!

Ngay đọan giữa trung tâm đuờng Hoa, truớc tòa cao ốc của Citis Bank (không thuộc đuờng hoa) hình ảnh hai đòan ngựa vàng , mỗi bên 4 con (tứ mã) đang phi nuớc đại giữa rừng hoa Đào rực rỡ thắm tuơi sau lưng, là một hình ảnh huy hòang đẹp mắt góp phần “tưng bừng” cho đuờng Hoa. Ai cũng thích đến đây chụp hình vì đàn ngựa quá đẹp và hoa đào cũng quá xinh. Chúng tôi nhờ mấy cô đi ngang chụp hình dùm, rồi sau đó chúng tôi chup lại cho các cô. Việc nhờ chụp hình “qua lại” này khá phổ biến trên đuờng Hoa và ai cũng nở nụ cuời thân thiện để làm chuyện ấy, vì đang là mùa Xuân vui vẻ chung của mọi nguời:

“Buớc mừng xuân trên phố bao nguời xa lạ
Phút chốc thành quen, xôn xao niềm vui ta đón Xuân”.

Năm ngựa nhân nói chuyện ngựa, tôi lại nhớ câu chuyện đọc đuợc trên Net về chú ngựa thuần chủng Việt Nam 100% tên là “Mỹ Anh” đuợc dân “tuyệt phích” (chơi đua ngựa) phong cho danh hiệu “Thần Mã”, vì một thời vang danh với những kỳ tích có một không hai nơi truờng đua ( 31 lần thắng trận trong vòng 2 năm).Mỗi lần chú xuất trận, nguời bu lại xem rất đông, càng đông nguời ái mộ chú chạy càng “bốc”, dù cuợc 1 ăn 10, mọi nguời vẫn ùn ùn theo chú!…Chú Thần Mã này khi gặp nguời lạ thì ánh mắt dè chừng, nhưng khi găp chủ thì 4 chân giậm liên tục, sau đó cất tiếng hí vang rất dài như mừng rỡ, trông thật cảm động! Các nhà khoa học đã chúng minh ngựa có đủ 5 giác quan như con nguời : vị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, thị giác. Riêng giác quan thứ 6 của ngựa đầy bí ẩn, thậm chí khả năng nhận thức còn nhạy hơn con nguời. Riêng tôi thì thấy ngựa sống bầy đàn và che chở bảo vệ nhau rất tốt lại sống rất có tình với nhau. Cứ dựa vào câu tục ngữ, đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lại: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” .

Điều này cho thấy ngựa sống rất “tình nghĩa” với nhau,. Uớc gì mọi nguời trong năm con ngựa này sống với nhau thế nào để “tình nguời” đừng thua “tình ngựa”. Nếu không thì “mắc cỡ” với ngựa quá!

Đây đó những lọai hoa đẹp của suơng mù Đà Lạt cũng đuợc mang về đây hội ngộ chào đón mùa xuân đang đến. Bên cạnh đó là tiểu cảnh cây cối điêu tàn, sỏi đá khô cằn để nhắc nhở mọi nguời ý thức hơn trong việc bào vệ môi sinh, để cây cỏ hoa lá có môi truờng trong lành và đủ duỡng chất mà sinh hoa trái cho con nguời thuởng thức.

Xuân quê huơng nên hình ảnh những chiếc đàn dân tộc cũng hiện diện như nhắc nhở mọi nguời đừng quên tiếng đàn quê huơng từng góp phần nuôi duỡng bao tâm hồn Việt Nam qua hình ảnh tiêu biểu của những chiếc đàn thật to: đàn Bầu, đàn Tì bà, đàn Tranh, đàn Lục huyền cầm..;

“Kìa trong vạt nắng, mạch Xuân tràn dâng
Ta nghe gió về đang thiết tha như muôn tiếng đàn”.

Riêng đàn Bầu Việt Nam, cây đàn chỉ có một dây duy nhất, nhưng có khả năng chuyển tải tất cả mọi giai điệu bỗng trầm. Đặc biệt trong đêm thanh vắng, tiếng đàn nghe réo rắt du duơng như rót vào hồn, thẩm thấu vào từng ngỏ ngách của con tim nguời nghe. Hèn gì ngày truớc má tôi vẫn thuờng nhắc câu nói của nguời xưa:“Làm thân con gái chớ nghe đàn Bầu”, chứ không phải như tiếng đàn điện bây giờ ồn ào náo nhiệt, nhưng  thuộc lọai “nghe qua rồi quên” chứ không đi sâu vào đuợc tâm hồn nguời nghe.

Phía gần cuối đuờng hoa, hình ảnh những ruộng lúa xanh rì với đàn cò trắng cùng “thằng bù nhìn” đứng giữ lúa, khiến nhiều khách du Xuân thấy lòng bồi hồi khi hồi tuởng lại hình ảnh làng quê Nam bộ thân thuơng của mình. Chưa hết,  còn hàng dừa soi bóng, chiếc cầu khỉ gập ghềnh khó đi, rồi sân phía sau nhà có chiếc lu sành với gáo dừa múc nuớc, cạnh đó là thùng nấu bánh tét, với vài đòn bánh tét treo tòn teng. Tất cả hình ảnh này khiến ai có quê Nam bộ sẽ thấy lòng xốn xang : Sao mà nhớ quá cái tết năm nảo năm nao !nhất là với những khách phuơng xa về thăm quê đón Tết:

“Xuân cho màu xanh bao la
Con tim bình yên quá!
Phuơng xa nguời về quê đón tết!”.

Ở cuối đuờng Hoa là phần trưng bày của các hotel lớn với những hình ảnh nghệ thuật làm từ trái cây, củ, quả hay bằng những lọai hạt đậu khác nhau: đậu đen, đậu nành, đậu đỏ…, ngầm nhắc nhở khách du Xuân những món ăn tốt cho sức khỏe ngày nay chính là những hạt đậu, trái táo, trái lê, củ hành, củ cà rốt…Tất cả đuợc những bàn tay khéo léo kết lại làm thành hình con buớm Xuân, hoa Mai hay một đàn ngựa truớc hotel lớn và đặc biệt nhất  là hình ảnh “Tòa Đô Chính” Saigòn truớc đây. Một trong những hình ảnh cũ khó phai trong lòng ngững nguời yêu mến Saigòn dù sống xa quê
Kết thúc đuờng Hoa là hình ảnh cụm hoa Sen lồng với con số 2014, có đồng hồ chỉ thời gian nằm trong con số 0, nhiều nguời thích đến chụp hình để có con dấu mốc thời gian làm kỷ niệm : “2014”.
Đi nguợc lại phía bên kia đuờng Hoa, ngòai những hoa Xuân khoe sắc thắm, khách du Xuân  còn đuợc ngắm những dàn bầu với những trái bầu mọc thả xuống từ dàn trông thật tuơi mát làm sao! Có vài em bé cùng mẹ du Xuân với tà áo dài xinh xắn. Tôi xin chụp hình nhưng bé mắc cở không chịu, mẹ phải khuyến khích mãi bé mới chịu đứng yên. Thật đẹp thay hình ảnh mùa Xuân gia đình đòan tụ cùng đi du Xuân với những áo dài truyền thống:

“Nhà nhà hạnh phúc đón Xuân vừa sang,
Mang thêm bao điều bình an,
Chúc nhau không phiền lo,
Gia đình luôn ấm no…”

Nhìn sang khu trưng bày những chiếc đèn hình tròn với dòng chữ “Times Square” Tôi mới biết quảng truờng nằm giữa đuờng Nguyễn Huệ, có đồng hồ 4 phía, bây giờ có tên là “Times Square” của Saigòn!

Kìa ! thật thích thú, ngay con đuờng nhỏ ( Mạc thị Buởi) khỏang giữa đường Hoa là “ Lễ Hội Đuờng Sách”. Tôi đọc báo thấy quảng cáo về Lễ hội này, mà không biết nó ở đâu để đi tới. Đọc sách đối với tôi như một đam mê, nên mỗi lần về Mỹ hành lý bị quá kí lô là vì sách. Ngay ở đầu đuờng sách là là mô hình chiếc thuyền to với dòng chữ hai bên hông:

“Hòang Sa và Truờng Sa là của Việt Nam”.

Trên thuyền là mô hình các em bé Việt Nam (cả trai lẫn gái) mặc quốc phục Việt Nam tay cầm sách Sử, chắc là để xác minh chủ quyền biển đảo. Dọc con đuờng sách, tôi thấy có nhiều hình ảnh tài liệu lịch sử,địa lý đuợc phóng to để xác minh “Hòang Sa, Truờng Sa là của Việt Nam”. Nhưng điều quan trọng là những tài liệu hinh ảnh này, có đuợc đính kèm với công hàm phản đối gửi đến Trung Quốc tố cáo vi phạm lấn chiếm trái phép biển đảo của ta hay không?, chứ nguời dân Việt Nam thì ai cũng biết rõ và đồng tình với điều này từ lâu rồi!

Trong khu sách thiếu nhi, tôi thấy sách dành cho lứa tuổi mẫu giáo đuợc in ấn đầy màu sắc rất đẹp không thua gì sách nuớc ngòai! Suốt dọc đuờng sách thỉnh thoảng lại có những “tháp sách” làm bằng những cuốn sách to, bìa cứng, với dòng chữ “Lễ hội Đuờng Sách” trông rất mỹ thuật và ấn tuợng! Các cô bán sách mặc áo dài trắng, đội nón lá càng làm tăng thêm nét Văn hóa Việt Nam cho Đuờng Sách! Tôi thấy có nhiều du khách ngọai quốc ghé thăm Đuờng Sách. Sách truyện Việt Nam khá nhiều nhưng tôi không biết cuốn nào hay để mua, kẻo khiêng nặng rồi về bỏ không đọc! Cuối cùng tôi nhìn thấy cuốn “Mặc Khách Saigòn” của Tô kiều Ngân viết về một số “Mặc khách” (nhà văn, nhà thơ Saigòn ngày cũ). Hy vọng đọc sẽ có nhiều điều thú vị, trong đó có nhắc đến Phạm Thiên Thư, tác giả bài thơ “Ngày xưa Hòang thị” nổi tiếng đuợc nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Một dạo đã lâu tôi nghe tin là ông đã mất ở Texas, nên mới đây trong một lần đến phòng trà Tiếng Xưa tham dự chuơng trình nhạc “kỷ niệm giổ đầu Nhạc sĩ Phạm Duy”, tôi ngồi gần ông và nghe ca sĩ giới thiệu về ông khi hát bản “Ngày xưa Hòang thị” tôi vẫn hòai nghi không biết có phải đúng ông không??. Hiện nay ông mở một quán café “Động hoa Vàng” ở cư xá Bắc Hải để khách yêu thơ, nhạc có thể đến thuởng thức hoặc muốn tìm hiểu về Kinh Phật, kinh kim cuơng…thì ông chính là một tu sĩ Thiền chính hiệu”thâm thúy Phật học, coi cuộc đời thật nhẹ, chỉ một tiếng cuời, rủ bỏ hết thị phi”…

Sau khi nhận tiền, cô bán sách đưa lại sách cho tôi trong bao bì cẩn thận kèm với lời Cám on vui vẻ. Khác với những lần truớc đây, tòan là những khuôn mặt “lạnh băng”. Dạo này tôi thấy “Văn hóa Cám ơn” đã thâm nhập khá sâu rộng ở Saigòn : đi chợ, đi mua sắm,  mua sách, mua lịch, mua vé xem kịch, xem hát…ở đâu tôi cũng nhận đuợc lời “Cám ơn” ân cần niềm nỡ. Hy vọng rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp dần lên!

Nhân nói tới chuyện Tết con Ngựa, chuyện Sách, chuyện Văn hóa rồi Văn chuơng chữ nghĩa, tôi lại nhớ đến những câu chúc tết hay hay của năm con Ngựa, có ý nghĩa thâm thúy. Xin ghi lại đây như một lời Chúc gửi đến các bạn gần xa nhân dịp đầu năm Giáp Ngọ 2014 :

“Chúc mừng năm mới !
Chúc luôn phơi phới như chú ngựa non
Chúc luôn tuơi giòn – như con ngựa tháu
Chúc luôn hạnh phúc – như bầy ngựa đàn”
Hoặc cụ thể và có tính “dân gian” hơn :
“Ngựa ơi! ta bảo ngựa này
Ngựa đem vàng bạc chất đầy nhà ta
Nổi buồn, nuớc mắt đem ra
Niềm vui hạnh phúc, ngựa mau mang về”.

Saigòn, đầu Xuân Giáp Ngọ 2014
     Phượng  Vũ

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.