Uncategorized

Đồng tiền đi trước – đi trước đồng tiền

Tiền bạc, địa vị là một miếng mồi mà người thả câu bị vướng vào đầu tiên, rồi mới đến những người bị nhử. Không có tôn giáo nào có thể giải quyết vấn đề của cải vật chất, kể cả Kitô giáo, kể cả Thiên Chúa Toàn Năng.

 

Tiền bạc, địa vị là một miếng mồi mà người thả câu bị vướng vào đầu tiên, rồi mới đến những người bị nhử. Không có tôn giáo nào có thể giải quyết vấn đề của cải vật chất, kể cả Kitô giáo, kể cả Thiên Chúa Toàn Năng.

 

Đơn giản là vì nó liên quan đến quyền tự do con người, cái tự do đã khiến cho loài người mất hết, khi chọn lựa nghe theo ma qủy, nhưng cũng chính nó làm nên công đức cho hành vi con người,trong đó có việc sử dụng đúng đắn và hữu ích nhất những của cải của mình và không phải của mình. Cách mà Mạnh Thường Quân thu nạp và đãi đằng đến 3.000 môn khách, trong đó nhiều người có thực tài, nhưng không ít những kẻ bất tài, chỉ ăn bám, đáng để chúng ta, con cái Chúa, con cái sự sáng, phải suy nghĩ. Câu ca dao Việt Nam nói lên một phần câu chuyện hôm nay : “của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng” và “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.

Hằng năm, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế đều có báo cáo về tình trạng tham những,hối lộ trong các quốc gia trên thế giới. Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 09.03.2010 đăng lại tin từ BBC,rằng Việt Nam tham nhũng thứ ba Châu Á, sau Indonesia và Campuchia. Nhiều nguyên thủ quốc gia, nhiều chính trị gia, nhiều doanh nhân đã dùng tiền bạc công để đút lót, mua chuộc,dàn xếp nhằm đạt được những hợp đồng béo bở, để được dồn phiếu hoặc để củng cố địa vị chức quyền. Tiền làm nên những nhà độc tài. Tiền được các nhà độc tài sử dụng để thống trị bằng việc ban phát cho tay chân hoặc những người cần cho kế hoạch tham quyền cố vị của họ. Tổng thống nước Venezuela, Hugo Chavez, là một người biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên là dầu mỏ với trử lượng khổng lồ thuộc các nước đứng đầu OPEC và thế giới, để củng cố địa vị. Ông đã từng vận động để làm tổng thống trọn đời. Từ một quốc gia có tiềm năng phát triển to lớn, Venezuela đã trở thành nghèo đói,lạc hậu. Nhưng có rất đông chính khách xôi thịt ủng hộ ông,vì “ơn mưa móc” họ nhận được từ tiền vàng của lượng dầu hoả bán ra hằng năm. Nó cho phép ông ngạo mạn thoá mạ hàng giáo phẩm Venezuela và thách thức hỗn xược cả với Đức Thánh Cha. Tin Mừng hôm nay cũng cho ta hình ảnh một người quản lý khéo léo “lấy xôi bụt đãi ăn mày”. Từ đó, Chúa Giêsu trách chê chúng ta,những người vẫn tự xưng là con cái sự sáng,nhưng xử sự với đồng loại thua kém con cái đời nầy, không phải để chúng ta noi gương bắt chước tâm địa và những việc làm sai trái, nhưng để điều chỉnh cách nghĩ,cách làm, để khi sử dụng những điều ngay chính, con cái Chúa không vô tình làm đau nhau. Người ta chẳng nói “cách cho hơn của cho” đó sao?

Khi đồng tiền kiếm được dễ dàng, người ta trở nên hào phóng, vui vẻ, quảng đại và muốn chia sẻ cho người khác và với người khác,nhưng khi ăn bửa trưa phải lo bửa tối, khi túng bấn ngặt nghèo, lại gặp lúc người nhà ốm o bệnh hoạn, thì chỉ có những kẻ ăn bám,vô tâm vô tình lắm,mới có thể bình thản. Kinh tế vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây đổ vỡ hôn nhân và xào xáo gia đình. Câu “một mái nhà tranh,hai trái tim vàng” chỉ là lời nói đùa của những kẻ mộng mơ không tưởng. Cái khó “bó”, chứ không dễ gì “ló” cái khôn! Nhưng nếu gia đình thật sự đạo hạnh, có đời sống cầu nguyện và bí tích, thì dù ở hoàn cảnh nào, cũng có thể sống xứng đáng mà vẫn thấy hạnh phúc và bình an. Phẩm cách đại trượng phu theo lời dạy của thầy Mạnh-Tử cũng là tinh thần mà con cái Chúa phải có : “phú qúy bất năng dâm;bần tiện bất năng di; uy vũ bất năng khuất” (Giầu có mà không bị nhục dục lôi cuốn, nghèo nàn mà không thay lòng đổi dạ, không để cho uy quyền khuất phục).

Thomas là một chủ nông trại giàu có. Ông và vợ mình đối xử rất thân thiện với mọi người nên ai cũng yêu mến họ .Một hôm ông thấy vợ mình sai người giúp việc đến cuối làng, nhà bà John – một tá điền của ông – để mượn một cái bào rau củ. Sau khi người này đi khỏi, ông hỏi vợ vì sao phải đi mượn,trong khi ông bà cũng có một cái rất tốt. Bà Thomas từ tốn trả lời : “Anh xem, cái bào của nhà ta vẫn còn rất tốt. Em biết mọi người ở vùng này đều yêu quí chúng ta, vì chúng ta đem lại nhiều vật chất cho họ hơn các ông chủ khác; nhưng em không muốn như vậy. Em muốn được yêu mến bằng một thứ tình cảm cao hơn, tình làng xóm. Mà điều đó chỉ có thể khi nào chúng ta và họ không có khoảng cách giữa chủ và tớ, giữa giàu và nghèo. Cái bào rau củ chỉ là cái cớ để ta đến gần với mọi người hơn mà thôi”.Thái độ ứng xử trước vật chất,tiền bạc có lẽ là vấn đề gây nhức nhối nhất cho Giáo Hội và trong Giáo Hội. Bao lâu Giáo Hội chưa giải quyết được vấn đề tiền bạc vật chất, thì bấy lâu Giáo Hội chưa thể thật sự ‘Ad gentes” (đến với muôn dân), vì vẫn còn một khoảng cách dù vô hình,nhưng dễ cảm nhận và đẩy các thừa tác viên Lời Chúa xa quần chúng.

Đây là một nghịch lý, vì đa số tuyệt đối các linh mục xuất thân từ những gia đình trung bình hoặc nghèo khó, nhưng khi làm linh mục, trở thành mục tử, thì lại “đứng trên nhìn xuống” hoặc “cúi xuống” trên người nghèo, không phải để xoi người nghèo như khuôn mẫu hoặc như lời nhở cuộc đời và lý tưởng phục vụ của linh mục, mà như những kẻ xa lạ, phiền nhiễu và ít đóng góp nhất vào lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho cộng đoàn giáo xứ và Giáo Hội. Người nghèo rất nhạy bén: họ mau chóng “ngửi” được mùi xa cách. Giáo Hội và người nghèo vẫn như hai đường thẳng song song, đi bên nhau (hoa mỹ hơn thì gọi là “đồng hành”, ví dụ: Giáo Hội luôn đồng hành với người nghèo, với dân tộc), nhưng không bao giờ gặp nhau. Người ta thật tình không hiểu vì sao linh mục phải lo lắng về “ăn gì,mặc gì”. Nạn đói năm 1945 khiến hơn hai triệu đồng bào chết,nhưng không có bất cứ linh mục,tu sĩ nào bị thiếu ăn (mà nếu có đói bụng – như một số người nói đùa – là do không chịu ăn đúng bửa và ăn cho no). Giải pháp không thiếu,thậm chí là nhiều và rất hợp lý, không khó thực hành, nhưng chỉ sợ hàng giáo sĩ quá gắn bó với “củ hành củ tỏi Ê-chi-tô”, không có dũng khí để vứt bỏ, đạp đổ những quan niệm về tiền tài vật chất đã in hằn mấy trăm năm qua, để thoát được cái vũng lầy nầy,mà nay đã bị ô nhiễm nặng nề sau mấy thế kỷ Giáo Hội tăng trưởng. Có như vậy, – và cũng chỉ cần như thế – Thánh Giá sẽ trở lại nguyên vẹn hình hài và bản chất của nó, sần sùi và nghèo nàn, nhưng là cái mà Chúa Giêsu một đời ôm ấp, và muốn con cái sự sáng cũng vác lấy, đi theo Người.Câu ngạn ngữ “đồng tiền đi trước” xem ra chưa bao giờ cũ trong đắc nhân tâm và cho thấy uy lực của nó trong không ít những giao tiếp hằng ngày, cả khi nó được vận dụng một cách lộ liễu,trơ tráo,lẫn khi làm khôn kéo, kín đáo. Nhưng câu ‘đi trước đồng tiền’ – theo ý nghĩa không để bị đồng tiền chi phối và có dũng khí để làm chủ nó, chưa không để nó làm chủ – cũng quan trọng, nhất là đối với Giáo Hội.

Nghèo khó không chỉ là một lời mời gọi, mà là một mệnh lệnh, một đòi hỏi cấp bách, một điều kiện sine qua non của việc sống và rao giảng Tin Mừng. Giáo Hội – cách chung và nhất là những người sống đời tận hiến – mà không tự nguyện sống khó nghèo, không giải quyết rốt ráo những gì liên quan đến vật chất, tiền bạc, lại còn tìm mọi lý lẽ để biện minh, thì đã vô hiệu hoá Lời Chúa và công cuộc rao giảng Tin Mừng. Đã đến lúc Giáo Hội – nói chung và đặc biệt những người sống đời tận hiến – phải chấp nhận thực tế cay đắng, khi bị bỏ ra ngoài lề, như một thực thể xa lạ, và oái oăm thay,‘xa lạ’ vì quá giống thế gian, quá bị thế tục hoá. Khi đã là “cá mè một lứa” như nhau, thì ai còn thèm đoái hoài! “Anh em là muối cho đời : Nếu muối lạt đi, thì lấy gì ướp nó mặn lại được…Nó chỉ còn đáng ném ra ngoài cho người ta chà đạp dưới chân” (Mt 5, 13). Một lời cảnh cáo từ chính Chúa Giêsu! “Rượu mời không uống, uống rượu phạt”: Câu thường gặp khi đọc sách hoặc xem phim kiếm hiệp cũng chính là dành cho Giáo Hội nói chung và cách riêng cho những người sống đời tận hiến.

Đồng tiền đi trước là khôn lỏi thế gian. Đi trước đồng tiền là khôn ngoan con cái sự sáng!

ĐƯỜNG TÌNH CHÚA DẪN CON ĐI 67

Nguyễn Thế Bài

HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU – THÁNH VỊNH 67

KHI CHÚA TIẾN VÀO SA MẠC
Thánh Vịnh nầy là một thiên anh hùng ca.
Nó có một chuyển động hấp dẫn không cưỡng lại được của anh hùng ca, sự lộng lẫy đột ngột của các hình ảnh, đôi khi là sự đụng chạm và,phải nói rõ điều nầy, cũng có cả khó khăn, nếu người ta muốn dừng lại ở các chi tiết của một văn bản được bảo tồn kém. Chủ đề của thiên anh hùng ca nầy, vốn được bắt đầu bằng một tiếng kèn vang táp bạo : Hãy đứng lên,hỡi Đức Chúa! Và khai mào không ngừng nghỉ sự tan rã tán loạn của kẻ thù, chắc là gợi lên việc Hòm Bia đến. Hơn nữa,những lời đầu tiên của thánh vịnh nầy trùng khớp gần sát với lời cầu nguyện ghi dấu cuộc khởi hành của Hòm Bia trong các giai đoạn hành trình trong sa mạc (Ds 10,35) Phải đọc bản văn nầy một mạch, dù nó dài đến mấy và tự nguyện để cho lòng mình bay theo nhịp điệu có phần hơi man rợ nầy. Đó là bước đi của Thiên Chúa tiến về Sion, mà Người đã vui thích chọn lựa, bước đi khải hoàn của một Thiên Chúa chiến thắng, bao quanh là gia nhân của Người, trong tiếng kèn tiếng lệnh vang lừng và trong hân hoan vì chiến lợi phẩm đem chia….Như thế Thần Khí Chúa,như một đám cháy không để bị dập tắt, đã lan đến tận chân trời góc biển. Như vậy tất cả những ai mà Thần Khí Chúa ban xuống trong lòng, thì thấy mình trong nhiệt tâm tông đồ nên mạnh hơn hận thù, mạnh hơn cả phúc tử vì đạo…

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.