Uncategorized

Đôi vợ chồng gõ cửa Thượng Hội Đồng (2)

[…] Việc không biết tới tình yêu “mãi mãi” mà Đức Kitô nói với người phụ nữ Samaria như là “hồng ân Chúa ban” (Ga 4, 7-10) có hậu quả là các cặp vợ chồng và các gia đình, và qua họ là các xã hội, rời xa dần “đường ngay nẻo chính” và bắt đầu sai đường lạc lối “trong một khu rừng âm u” như trong Hỏa Ngục của Dante, theo những dấu chỉ của một tâm hồn chai cứng, “skler

[…] Việc không biết tới tình yêu “mãi mãi” mà Đức Kitô nói với người phụ nữ Samaria như là “hồng ân Chúa ban” (Ga 4, 7-10) có hậu quả là các cặp vợ chồng và các gia đình, và qua họ là các xã hội, rời xa dần “đường ngay nẻo chính” và bắt đầu sai đường lạc lối “trong một khu rừng âm u” như trong Hỏa Ngục của Dante, theo những dấu chỉ của một tâm hồn chai cứng, “sklerocardia” (Mt 19,8)

 

Một sự bao dung “thương xót”, giống như cái được một số nhà thần học yêu cầu, không thể giúp làm chậm lại việc phát triển sự chai cứng của những tâm hồn vốn chẳng còn nhớ lại các sự việc như thế nào “từ nguyên thủy”. Luận đề mác-xít  – theo đó triết học phải biến đổi thế giới hơn là chiêm ngắm nó – đã đi sâu vào trong tư tưởng một số nhà thần học, đến mức họ – ít hay nhiều ý thức được điều đó, thay vì lưu tâm đến con người và thế giới dưới ánh sáng của Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống – tưởng tượng Lời nầy trong viễn cảnh những khuynh hướng phù du, mang tính xã hội học. Từ đó họ biện hộ tùy thuộc vào tình hình, các hành vi của “những tâm hồn chai đá” và họ nói về lòng thương xót của Thiên Chúa như thể là về một sự khoan dung nhuốm màu sắc thương hại.

 

Người ta nhận thấy được, trong một thần học được hình thành theo cách nầy, một sự coi khinh nào đó đối với con người. Theo như các nhà thần học nầy, con người chưa trưởng thành đủ để có khả năng nhì một cách dũng cảm, dưới ánh sáng lòng thương xót Chúa, sự thật của sự việc là nó có thể trở thành tình yêu, như “từ nguyên thủy” chân lý nầy vẫn như thế (Mt 19,8). Vì họ không biết đến “hồng ân của Thiên Chúa”, các nhà thần học nầy sửa lại Lời Chúa theo những ước muốn của những tâm hồn đã bị chai đá. Có thể họ không ý thức được rằng họ đề nghị với Thiên Chúa, một cách vô ý thức, việc thực hành mục vụ mà họ đã soạn thảo kỹ kưỡng, như con đường sẽ có thễ dẫn Người tới tận những con người […].

 

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp cận tất cả các hôn nhân, kể cả hôn nhân của những người bị hủy diệt, như Môisen tới gần bụi gai rực cháy trên núi Horeb. Ngài không vào trong nhà của họ mà trước tiên không cởi giày dép khỏi chân, bởi vì Ngài thấy rằng nơi đó là “trung tâm của lịch sử và của vũ trụ” […]. Vì lý do đó, Ngài không cúi đầu trước các tình huống và không thích nghi thực hành mục vụ của Ngài theo các tình huống ấy […]. Chấp nhận nguy cơ bị chỉ trích, Ngài nhấn mạnh sự việc rằng hôn nhân và gia đình không nhận hình thể của chúng từ các tình huống, nhưng ngược lại, chính chúng cho các tình huống hình thể của chúng. Ngài đón nhận tiên vàn chân lý và chỉ sau đó mới đến các tình huống. Không đời nào Ngài để cho chân lý bị ép buộc làm chức năng một phòng chờ. Ngài vun xới mảnh đất nhân loại không phải nhắm tới những thành công phù phiếm, mà nhắm tới một chiến thắng cuối cùng. Ngài tìm kiếm nền văn hóa “hồng ân của Thiên Chúa”, nghĩa là nền văn hóa của tình yêu mãi mãi.

 

Vẻ đẹp trong đó tỏ lộ tình yêu mời gọi người nam và người nữ tái sinh với việc hình thành “một xương thịt” khó mà tiếp cận. Sự trao tặng nầy đòi buộc một hy sinh, mà không có nó thì đó không phải là trao tặng[…]. Các tông đồ, bởi vì họ không đạt tới thấu hiểu kỹ luật bên trong của hôn nhân, nên tuyên bố công khai : “Nếu đó là tình huống của người nam đối với vợ anh ta, thì thà đừng kết hôn”. Bấy giờ Chúa Giêsu nói một vài điều buộc người nam phải nhìn bên trên bản thân, nếu anh ta muốn biết chính anh ta là ai : “Không phải tất cả mọi người đều hiểu lời nầy,nhưng chỉ những ai mà điều đó được ban cho… Ai hiểu được, thì hãy hiểu” (Mt 19, 10-12).

 

Một chiều nọ, ĐHY Karol Wojtyla đang ở nhà Ngài – đó là vào những năm 1960 – và Ngài vừa giữ im lặng nghe những thuyết trình dài lê thê của một số những nhà trí thức Công giáo loan báo rằng xã hội sắp biết tới một sự tục hóa không tài nào tránh khỏi […]. Sau khi các diễn giả đã ngưng nói, Ngài chỉ nói một vài lời nầy : “Các vị đã không phát ra dù chỉ một lần từ ân sủng”.  Điều Ngài nói lúc bấy giờ, tôi cứ nhớ lại mỗi khi đọc những thuyết trình các nhà thần học nói về hôn nhân mà quên đi tình yêu được thể hiện trong vẻ đẹp của ân sủng. Tình yêu là ân sủng, là hồng ân của Thiên Chúa trao ban” […]

 

Nếu là như thế trong những gì liên quan đến tình yêu, thì việc để vào số những luận lý thần học câu ngạn ngữ, khoan dung nhưng ngược với lòng thương xót, “nemo ad heroismum obligatur” (không ai bị buộc phải làm anh hùng) làm cho con người chán nản. Nó khiến con người chán nản khi giữ tư thế đối nghịch với Đức Kitô khi, ở trên núi Bát Phúc, đã nói với mọi người : “Hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48).

 

Với các hôn nhân và các gia đình bị tan vỡ, phải có sự cảm thông chứ không phải là lòng thương hại.  Trong trường hợp đó, lòng thương hại có điều gì đó tự nơi nó có tính coi khinh đối với con người. Nó [lòng thương hại] không giúp con người mở ra với tình yêu vô biên mà Thiên Chúa kêu gọi con người đến ‘trước khi tạo dựng thế giới” (Ep 1,4). Tính đa cảm mang dấu ấn lòng thương hại quên mất tình huống con người là sao “từ khởi thủy”, trong khi lòng trắc ẩn, sự cảm thông,- bởi vì nó là một cách để chịu đau khổ với những kẻ bị lạc “trong khu rừng tăm tối”, – đánh thức trong họ kỷ niệm về Nguyên Thủy và chỉ cho họ con đường cho phép họ quay trở về đó. Con đường nầy, chính là Mười Điều Răn hoạt động trong tư tưởng và hành động : “Ngươi không được giết người ! Ngươi không được ngoại tình! Ngươi không được trộm cắp người nào mà người đã trao bao chính bản thân ngươi mãi mãi! Ngươi không được ước muốn vợ của hàng xóm ngươi” […].. Mười Điều Răn khắc ghi trong tâm hồn con người bảo vệ chân lý căn tính của nó, được hoàn thành trong việc nó yêu mãi mãi […]

 

Trong một trong những cuộc trao đổi của chúng tôi dành riêng cho những vấn nạn đau thương nầy, một hôm Đức Gioan Phaolô II  nói với tôi : “Có những điều phải nói mà không cần bận tâm đến những phản ứng của thế giới” […]. Các Kitô hữu – vì sợ người ta trách cứ họ là những kẻ thù của nhân loại, đồng ý làm theo những thỏa hiệp với thế giới, – bóp méo tích chất bí tích ccủa Giáo Hội. Thế giới, vốn hiểu rõ những yếu đuối của nhân sinh, tấn công chủ yếu “một xương một thịt”  của Adam và Evà. Nó tìm cách xuyên tạc bóp méo trước hết bí tích tình yêu hôn nhân và từ sự xuyên tạc nầy, nó sẽ tìm cách bóp méo tất cả các bí tích khác. Qủa thật chúng cấu thành sự hợp nhất cuả những nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người […]. Nếu các Kitô hữu để mình bị thế gian thuyết phục rằng việc trao ban tự do mà Chúa Giêsu làm cho họ, làm cho cuộc sống của họ nên khó khăn hoặc cả không thể chịu đựng nỗi, họ bắt đầu đi theo Vị Đại Quan Tòa trong “Anh em nhà Karamazov” và họ sẽ khai trừ Chúa Giêsu. Lúc ấy điều gì sẽ xảy đến cho con người? Điều gì sẽ xảy đến cho Thiên Chúa đã trở thành người?

 

Trước khi bị xử tử, Chúa Giêsu nói với các môn đệ : “Sẽ đến giờ kẻ giết các con mà cứ cho mình làm một việc thờ phương Thiên Chúa”… Các con sẽ phải chịu đau khổ trong thế gian, nhưng hãy giữ can đảm, Thầy đã thắng thế gian”. (Ga 16,2.33)

 

Chúng ta hãy giữ lòng dũng cảm. Đừng lẫn lộn tri khôn trần tục của lý trí tính toán ích kỷ với sự khôn ngoan của thần trí trải rộng đến tận cùng các biên giới vốn kết hợp con người với Thiên Chúa. Hêrôđê và Hêrôđiat có thể thông minh,nhưng chắc chắn họ không khôn ngoan. Người khôn ngoan, đó là Thánh Gioan Tẩy Giả. Chính Ngài chứ không phải bọn họ đã biết nhận ra ĐƯỜNG – SỰ THẬT và SỰ SỐNG.,

 

0000000000000000000000

 

Nguyên tác : "L'AVENIR DE L'HUMANITÉ PASSE PAR LA FAMILLE"
(Familiaris consortio, 86)
Stanislaw Grygiel
Chuyển ngữ : Nguyễn-Thế-Bài

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.