Uncategorized

Diễn văn của ĐGH Bênêđíctô XVI với các giáo sư đại học

DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Tại Vương Cung Thánh Đường Đan Viện
San Lorenzo de El Escorial

Thứ Sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2011

Thưa Đức Hồng Y
Quí Chư Huynh Giám Mục
Quí linh mục dòng Thánh Augustinô
Quí vị Giáo Sư
Quí vị Quan chức
Và các bạn thân mến,

DIỄN VĂN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐÍCTÔ XVI
Tại Vương Cung Thánh Đường Đan Viện
San Lorenzo de El Escorial

Thứ Sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2011

Thưa Đức Hồng Y
Quí Chư Huynh Giám Mục
Quí linh mục dòng Thánh Augustinô
Quí vị Giáo Sư
Quí vị Quan chức
Và các bạn thân mến,

Từ lâu tôi đã mong có cuộc gặp gỡ này với quí vị, những giáo sư trẻ thuộc các viện đại học Tây Ban Nha. Quí vị đang thực hiện một trọng trách cao cả trong việc truyền đạt đức tin, tại những môi trường hết sức khó khăn. Tôi thân ái chào thăm và cám ơn quí vị về những lời cầu chúc và nhạc phẩm đã ngân vang một cách tuyệt vời trong đan viện nổi tiếng này, nơi mà qua hằng thế kỷ đã từng là chứng nhân của đời sống cầu nguyện và học hỏi. Tại một nơi tiêu biểu nhất như thế này, đức tin và lý trí đã hòa quyện nhịp nhàng trên một tảng đá vững chắc để hình thành nên những kỷ niệm lẫy lừng nhất của Tây Ban Nha.

 

Tôi cũng chân thành chào mừng những quí vị đã góp phần vào Hội Nghị Thế Giới Các Đại Học Công Giáo gần đây tổ chức tại Avila với chủ đề: “Căn Tính và Sứ Mạng Của Một Đại Học Công Giáo”.

 

Có mặt ở nơi đây với quí vị, tôi nhớ lại những bước chân đầu tiên của chính tôi khi làm giáo sư tại Đại Học Bonn. Ở vào thời điểm ấy, những vết thương của chiến tranh vẫn còn âm ỷ và chúng tôi có nhiều nhu cầu vật chất; những điều này đã được xoa dịu do lòng thương cảm của chúng tôi qua hành động nhiệt tình, sự hợp tác giữa các đồng nghiệp bằng những phương pháp khác nhau, và ước vọng đáp lại những quan tâm sâu xa và căn bản nhất của các sinh viên của chúng tôi. Đây là kinh nghiệm của một “Universitas” của những giáo sư và sinh viên cùng nhau tìm kiếm sự thật trong thửa ruộng trí tuệ, hoặc như Alfoso X, đã nói: “sự hướng dẫn của các bậc thầy và với ý muốn và sự hiểu biết của các sinh viên cần thiết để làm nên những nguyên tắc khác nhau” (Siete Partidas, partida II, tit. XXXI), giúp chúng ta nhận ra một cách rõ ràng tầm quan trọng, và ngay cả đến định nghĩa của một trường Đại Học.

 

Chủ đề ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này: “Bén rễ sâu và xây dựng một đức tin vững mạnh trên và trong Chúa Giêsu Kitô” (x. Col2:7) cũng có thể chiếu một ánh sáng trên nỗi lực của quí vị hầu để hiểu một cách rõ ràng hơn căn tính riêng của mình và mình đã được kêu gọi để làm gì. Như tôi đã viết trong Thông Điệp gửi Các Bạn Trẻ trong khi chuẩn bị cho những ngày này, cụm từ “hãy bén rễ , xây dựng, và vững mạnh” tất cả chỉ về những nền tảng vững chắc trên đó chúng ta có thể xây dựng cuộc sống của chúng ta (x. No.2).

 

Nhưng ở đâu có thể gặp được những điều hướng dẫn giữa một xã hội không ngừng gây hoang mang và bất ổn? Nhiều khi người ta mang tư tưởng cho rằng sứ mạng của một giáo sư đại học ngày nay rõ ràng là đào tạo những khả năng chuyên môn hữu hiệu và đầy đủ để thỏa mãn đòi hỏi của lao động trong mọi lúc. Một số cũng nghe nói rằng việc duy nhất mà các bậc thầy ở thời đại này là khả năng kỹ thuật chuyên môn. Quan niệm thực dụng này về giáo dục là một sự kiện đang lan rộng, ngay cả trong cấp bậc đại học. Nó đang được hỗ trợ một cách đặc biệt do những lãnh vực bên ngoài Đại Học. Quí vị cũng như tôi, đã có kinh nghiệm về Đại Học, và ngày nay đang là những thành viên của ngành giảng dậy, chúng ta đang tìm kiếm một cái gì hơn khả năng và trổi vượt nhằm bao trùm một sự đo lường đầy đủ về cái gọi là con người. Chúng ta biết rằng khi chỉ thuần túy nhắm đến tiện ích và chủ thuyết hoàn toàn thực dụng trở thành tiêu chuẩn chính, lúc đó sẽ có nhiều mất mát và hậu quả rất khốc liệt: từ những lạm dụng hòa trộn với khoa học, những kiến thức vượt quá giới hạn của nó, tới chủ nghĩa chính trị chuyên chế, điều mà dễ dàng xẩy ra khi con người loại bỏ bất cứ mối tương quan nào cao hơn việc tích lũy của quyền lực. Ý tưởng chính xác về Đại Học, mặt khác, là một cách rõ ràng những gì cứu chúng ta khỏi tư tưởng lệch lạc này và tầm nhìn giới hạn của nhân loại.

 

Thật vậy, Đại Học tự nó luôn luôn là và luôn luôn được gọi là “ngôi nhà”, ở đó người ta tìm kiếm sự thật đích thực về con người nhân bản. Kết quả là không phải tình cờ mà Giáo Hội lại đề cao các đại học, để Đức Tin Kitô Giáo nói với chúng ta về Đức Kitô như Ngôi Lời, nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành (x. Jn. 1:3), và con người nam nữ được hình thành theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Sứ điệp của Thánh Kinh lý giải tính hợp lý căn bản trong việc tạo dựng và nhìn nhận con người như một phần trong công cuộc tạo dựng này, và có khả năng am hiểu về sự hợp lý này. Và vì thế, Đại Học phải trình bày ý tưởng mà trong đó không làm giảm thiểu hoặc dung hòa với những tư tưởng gần gũi với đối thoại hợp lý, hay đồng thuận với một chủ thuyết thuần túy thực dụng và một khái niệm kinh tế mà nó nhìn con người một cách duy nhất như một người tiêu thụ.

 

Ở đây chúng tôi nhìn thấy tầm quan trọng chủ yếu của sứ mạng riêng của chính quí vị. Quí vị là những người có vinh dự và nhiệm vụ diễn đạt ý nghĩa của Đại Học: một ý tưởng mà quí vị đã lãnh nhận từ các bậc tiền bối, nhiều vị trong họ là những môn đệ khiêm nhường của Tin Mừng, và qua đó, trở nên những con người tinh thần phi thường. Chúng ta có thể cảm thấy trong ta là những người kế nhiệm của họ, trong một thời điểm khác với thời điểm của họ. Trong một thời điểm mà những vấn nạn căn bản về con người tiếp tục thách đố và kích thích chúng ta. Với những vấn nạn này, chúng ta nhận thức rằng chúng ta là một gạch nối mà trong đó, sợi xích những người nam, nữ được ủy thác để dậy dỗ bằng cách thức chúng ta sống và quảng diễn nó, giống như Ngôi Lời đã mặc xác phàm và ở giữa chúng ta. Những người trẻ cần những nhà giáo dục mô phạm: những con người mở ra sự phong phú của sự thật trong nhiều ngành khác nhau của hiểu biết, những con người lắng nghe và cảm nghiệm tự trong trái tim mình sự đối thoại chặt chẽ bên trong, những con người trên, tất cả, chinh phục khả năng nhân bản của chúng ta để phát triển song song với con đường của chân lý. Tuổi trẻ là một thời điểm đặc ân cho việc tìm kiếm và gặp gỡ chân lý. Như Platô đã nói: “Tìm kiếm chân lý trong lúc bạn còn trẻ, vì nếu không, nó sẽ vuột mất khỏi tầm tay của bạn sau này” (Parmenides, 135d). Lời khuyên khôn ngoan này là một tặng vật rất quí giá mà các vị phải trao cho những sinh viên của mình, qua gương sáng của chính cá nhân mình. Nó quan trọng hơn khả năng hiểu biết bằng kỹ thuật, hoặc những dữ kiện lạnh lùng và thuần lý.

 

Tôi tha thiết kêu gọi quí vị, đừng bao giờ quên lãng sự nhiệt tình và mối quan tâm về chân lý. Hãy luôn luôn nhớ rằng giảng huấn không chỉ bằng sự trao đổi nội dung, nhưng là khuôn đúc lớp người trẻ. Quí vị cần hiểu biết và yêu mến tuổi trẻ, để làm họ bừng tỉnh lên mối khao khát chân lý và lòng cảm mến của họ đối với siêu việt. Trở nên một nguồn sức mạnh và khích lệ đối với tuổi trẻ.

 

Để điều này xẩy ra, điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức là con đường dẫn đến hoàn thiện của chân lý kêu mời một quyết tâm mạnh mẽ: nó là con đường của hiểu biết và tình yêu; của lý trí và đức tin. Chúng ta không thể hiểu được điều gì trừ phi chúng ta cảm thấy xúc động bởi tình yêu; hoặc vì thế, yêu mà không cần đòi hỏi một lý lẽ hợp lý. “Tình yêu và sự hiểu biết không nằm trong những yếu tố phân rẽ: tình yêu trở nên phong phú qua hiểu biết, và hiểu biết trở nên sung mãn vì tình yêu” (Caritas in Veritate, 30). Nếu chân lý và sự thiện hảo sóng bước bên nhau, tình yêu và sự hiểu biết cũng vậy. Sự hiệp nhất này đem lại sự bền vững trong cuộc sống và tư tưởng, đòi hỏi khả năng khởi động của từng nhà giáo dục tốt.

 

Ở vào vị trí thứ hai, chúng ta cần nhận thức rằng chân lý tự mình luôn luôn nằm ở bên kia tầm với của chúng ta. Chúng ta có thể thấy và kéo nó lại gần với chúng ta, nhưng chúng ta không hoàn toàn chiếm hữu được nó; hay nói một cách dễ hiểu hơn, chân lý chiếm đoạt và thôi thúc chúng ta. Trong hành động khôn ngoan và giáo dục, đức khiêm nhường cũng được coi là điều bắt buộc, vì nó che chở chúng ta khỏi kiêu căng, vì kiêu căng ngăn chặn con đường dẫn đến chân lý. Chúng ta không được lôi kéo sinh viên lại với chúng ta, nhưng sai họ vào con đường dẫn đến sự thật, ở đó chúng ta cùng tìm kiếm với nhau. Thiên Chúa sẽ phù trợ quí vị trong nhiệm vụ này, vì Ngài đòi hỏi quí vị hãy trở nên như muối mặn, hoặc giống như chiếc đèn chiếu sáng trong căn phòng (x. Mat 5:13).

 

Tóm lại, tất cả những điều ấy nhắc nhở chúng ta ngắm nhìn lên Chúa Kitô, khuôn mặt Ngài tỏa sáng Sự Thật hầu chiếu sáng trên chúng ta. Chúa Kitô cũng là Đường dẫn chúng ta đến sự viên mãn sau cùng; Ngài bước đi ngay bên chúng ta và nâng đỡ chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Hãy bén trễ trong Ngài, quí vị sẽ chứng tỏ được những hướng dẫn tốt cho lớp người trẻ. Với niềm xác tín này, tôi tín thác quí vị qua sự phù trợ của Trinh Nữ Maria, Tòa Đấng Khôn Ngoan. Xin Mẹ giúp quí vị để hợp tác với Con của Mẹ bằng đời sống mà sự hy sinh cá nhân, và nó sẽ mang lại những hoa trái của trí tuệ và niềm tin cho các sinh viên của quí vị. Chân thành cảm ơn quí vị.

 

Theo bản Anh ngữ trên www.Vatican.org

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.