Uncategorized

ĐGH duy trì hôn nhân truyền thống, kêu gọi giúp đỡ những người sai lỗi.

(CNS /Vatican City) Trong một loạt các cuộc phỏng vấn của ĐGH đề cập đến một tác phẩm mới của ngài với Dominique Wolton, 70 tuổi, một nhà xã hội và là một chuyên gia về truyền thông và chính trị, ĐGH Phanxicô đã nói rằng theo định nghĩa ban đầu, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. “Chúng ta không thể thay đổi được.

(CNS /Vatican City) Trong một loạt các cuộc phỏng vấn của ĐGH đề cập đến một tác phẩm mới của ngài với Dominique Wolton, 70 tuổi, một nhà xã hội và là một chuyên gia về truyền thông và chính trị, ĐGH Phanxicô đã nói rằng theo định nghĩa ban đầu, hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. “Chúng ta không thể thay đổi được. Đây là điều rất tự nhiên”, không chỉ ở trong giáo hội mà còn ở trong lịch sử nhân loại.”

Cuốn sách có tên là “Politique et Societe” (Chính trị và xã hội), sách dầy 417 trang, được xuất bản tại Pháp sẽ ra mắt đọc giả vào ngày 6 tháng Chín. Trang mạng Tin Tức Công Giáo (Catholic News Service) đã nhận được bản sao và sẽ đưa trích đoạn lên mạng.

ĐGH nói rằng khi đề cập đến bản chất tự nhiên về hôn nhân cũng như giới tính, có một “sự nhầm lẫn quan trọng vào thời điểm này.”

Khi được hỏi về hôn nhân của những cặp cùng giới tính, ĐGH đã nói rằng “Chúng ta hãy gọi đó là ‘kết hợp dân sự’. Chúng ta đừng đùa giỡn với sự thật.”

Dạy con cái mình về chọn lựa giới tính cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em nhận ra những sai lầm như thế về sự thật hay những yếu tố tự nhiên. ĐGH nói rằng ngài tự hỏi không biết những ý niệm mới về giới tính và hôn nhân có phải là sự sợ hãi về những khác biệt không và ngài khuyến khích các nhà nghiên cứu đào sâu thêm vấn đề này.

ĐGH Phanxicô nói rằng việc ngài cho phép các linh mục quyền vĩnh viễn được quyền tha tội phá thai cho những người đến tòa giải tội không có nghĩa là giảm nhẹ tội trọng này.

Phá thai là “tội giết người, giết một trẻ vô tội. Nếu đã là tội thì cần sự tha thứ. Do vậy thường thì một phụ nữ phá thai sẽ không bao giờ quên được đứa con mà mình đã hủy bỏ, bà sẽ khóc than mãi nếu không có sự can đảm để xưng thú với một linh mục.”

“Bạn có biết là bao nhiêu người cuối cùng được thở phào nhẹ nhõm khi họ tìm đến sự tha thứ của Thiên Chúa và không bao giớ tái phạm tội này nữa không?

ĐGH nói rằng cái đe dọa lớn lao nhất trong thế giới này là tiền. Trong Tin Mừng của Thánh Matthew, khi Chúa Giêsu nói về tình yêu và lòng trung thành của con người bị giằng co giữa hai điều, Chúa không nói là giữa “người phối ngẫu và Thiên Chúa” mà là sự chọn lựa giữa Thiên Chúa và tiền bạc. Rõ ràng hai điều ấy đối nghịch với nhau.

Khi được hỏi tại sao người ta không nghe được thông điệp này ngay cả khi chính giáo hội từ thời các sách Tin Mừng cũng đã lên án, ĐGH nói là vì người ta thích nói về đạo đức hơn.

Có một sự nguy hiểm nơi các cha, thày giảng là nói chung chung để khỏi mất lòng ai, chỉ lên án những hình thức vô đạo đức mà nó “quá hiển nhiên, ai cũng biết.” Nhưng những tội khác như hận thù, tham lam, kiêu ngạo, đàm tiếu, giết người … thì lại thực sự không được các ngài nhắc tới nhiều.

Những tội nhẹ hay phạm nhất là những tội thuộc về xác thịt, bởi vì xác thịt thì yếu đuối. “Cái tội nguy hiểm nhất là tội trong tư tưởng” và cha giải tội cần hỏi thêm xem người đến xưng tội có cầu nguyện, đọc Thánh Kinh và tìm kiếm Thiên Chúa không?

Một cám dỗ mà giáo hội luôn mắc phải là vì sợ hãi. Có đoạn nào trong Kinh Thánh mà Chúa nói rằng chúng ta đi tìm sự an toàn đâu? Thay vào đó là “Mặc cho mọi bất trắc, hãy ra đi, tha thứ và truyền bá Tin Mừng.”

Một cám dỗ khác nữa đó là lệ thuộc vào nguyên tắc, giáo điều, điển hình như những tranh luận về gia đình trong Tông Huấn “Niềm Vui Yêu Thương”(Amoris Laetitia) của ngài.

“Khi tôi nói về gia đình trong những cảnh khó khăn thì tôi nói “chào mừng, đồng hành, phân biện, hòa nhập…” và để mọi người sẽ nhìn thấy những cánh cửa được mở ra. Nhưng trong thực tế, bạn sẽ nghĩ gì khi nghe người ta nói “không được rước lễ, không được phép làm thế này thế khác.”

Cái cám dỗ của giáo hội là nhấn mạnh đến “không, không và không “và điều này bị cấm, thì cũng giống như hoàn cảnh Chúa Giêsu (trải nghiệm) với những người biệt phái thôi.

Cái não trạng khép kín, giống như Chúa Giêsu đã gặp phải là “một cuộc chiến mà tôi đang dẫn đầu hôm nay với lời mời gọi.”

Chúa Giêsu đi theo một “nguyên tắc khác” vượt ra ngoài những cấm cản, ngài không lệ thuộc vào tục lệ – như đừng đụng đến người phong hủi và hãy ném đá kẻ ngoại tình được coi như những lệnh truyền.

Khi các vị lãnh đạo giáo hội thường quen với “quy tắc đóng băng” và “tiêu chẩn cố định” hỏi tôi là “Chúng ta có thể cho người ly dị rước lễ không? thì tôi trả lời ‘ hãy nói với người ly dị đàn ông và đàn bà ấy và đón chào họ, đồng hành với họ, hòa nhập với họ và cùng cân nhắc đúng sai với họ” để mở ra con đường và mở ra cách đối thoại dẫn họ về với Chúa. Gặp gỡ Chúa Kitô là dẫn người ta về với lối sống đạo đức.

Khi được hỏi về lý thuyết “chiến tranh chính đáng” của giáo hội, ĐGH trả lời rằng vấn đề được xem xét là bởi vì “không có chiến tranh nào chính đáng cả. Điều chính đáng duy nhất là hòa bình.”

Quan ngại về việc các Kitô hữu bị bách hại, đặc biệt là ở miền Đông và những câu hỏi là tại sao Thiên Chúa lại cho phép những bi kịch như thế xảy ra, ĐGH nói rằng “Tôi không biết Thiên Chúa ở đâu, nhưng tôi biết con người ở đâu trong tình huống này. Người ta chế tạo vũ khí và bán vũ khí. Người ta dễ dàng để hỏi Chúa, nhưng chính chúng ta thực hiện tất cả những điều này và cho phép nó xảy ra, “loài người chúng ta bị hư hỏng”.

Khi nói về phụ nữ, ĐGH nói rằng họ có một vai trò quan trọng trong xã hội bởi vì họ giúp sự hiệp nhất và hòa giải mọi người. Một số người lầm lẫn cho rằng những đòi hỏi của phụ nữ là được đại diện và có tiếng nói “phái mạnh mặc váy”. Nhưng chủ nghĩa phái mạnh là một hình thức “tàn nhẫn” và nó không phải là điều phái nữ mong muốn. Trong việc cải cách Giáo Triều Roma “sẽ có nhiều phụ nữ có quyền quyết định” chứ không chỉ đóng vai cố vấn.

Ngài nói rằng sẽ có nhiều vị trí cho phụ nữ trong giáo triều. Chắc sẽ gặp nhiều khó khăn…không phải vì thiên kiến với phụ nữ, nhưng bởi vì “vấn đề quyền lực.”

Khi nói về sự khác biệt giữa người Argentina và Pháp, ĐGH nói rằng “Người Argentina rất thích môn phân tích tâm lý.” Và ngài khen ngợi các nhà phân tích tâm lý đã “mở ra môn chủ nghĩa nhân văn và đối thoại với các môn khoa học khác” đặc biệt y khoa và trị liệu thay thế.

ĐGH nói “Họ là những người đã giúp tôi rất nhiều vào thời điểm mà tôi cần những lời khuyên” và ngài kể lại là làm sao ngài đã gặp nhà phân tâm Do thái mỗi tuần một lần kéo dài trong sáu tháng lúc ngài 42 tuổi để “làm sạch một số điều”.

Ngài nói,“Bà ấy là người rất tốt, rất chuyên nghiệp trong vai trò một bác sĩ và một nhà phân tích tâm lý và đã giúp tôi rất nhiều…”

Giuse Thẩm Nguyễn

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.