Đêm Gia Đình Nazareth tháng 11/2012 được tổ chức vào tối Thứ Tư , 07 tháng 11 năm 2012 tại TTCG như đã qui định. Đêm Gia Đình tháng này đã có nhiều điểm mới mẻ và hơi, đặc biệt:
– Số người tham dự đã đông hơn lần trước rất nhiều,c ăn phòng đã như bị “ngộp hơi người” và không còn chỗ để kê ghế, nhiều người đã phải đứng nghe. Những khuôn mặt mới đã xuất hiện trong vui tươi và hân hoan,với những cái bắt tay rất đượm tình.
– Cha Giáo Trần-Đình-Thụy đã đến với chúng ta lần này như là một linh mục thuyết trình viên chứ không như lần trước là một khóa viên thực thụ trong Khóa 5 Nazareth, mà biệt danh của Ngài là “Lazarô” đích thực.
– Tiến-Sĩ Tâm lý Lê-Văn-Ẩn và Bác sĩ Tâm lý Nguyễn-Kim-Phan là hai Thuyết Trình Viên đã được Anh Chị Gia Trưởng mời tới chia sẻ. Quả thật là những vị khác quí. Hai vị đang làm việc tại Orange County.
– Ca Đoàn Tổng Hợp Nazareth đã được tăng cường nhiều thêm ca viên nên hát rất mạnh và du dương, điều này đã làm cho Đêm Gia Đình tăng thêm phần phấn khởi. Chúng tôi cũng không quên nhắc đến công lao của ca trưởng Quyết Thanh trong việc tập dượt cho các Anh Chị em, thật đáng khích lệ.
Đêm Gia Đình được đặt dưới sự điều hợp của GĐN/ĐMHCG nên Gia Trưởng Nguyễn Trọng Thiệt đã điều khiển theo đúng như Chương Trình đã đề ra với tài giới thiệu rất khéo léo và tế nhị, giữ giờ rất chính xác.
A.- Phần trình bầy của Cha Giáo Trần-Đình-Thụy với đề tài “Truyền Thống Đức Tin của Các Gia Đình Công Giáo Việt Nam: Ươm trồng và xây dựng Đức Tin”.
Tham dự viên con ngồi ở dưới khi nhìn thấy Cha Giáo lên bục chia sẻ là mọi người đã phải nở ngay một nụ cười (Cười thật chứ không phải cười nụ đâu ) vì khuôn mặt của Ngài rất là tươi, bất cứ ai nhìn Ngài là cũng phải mỉm cười rồi.
Tôi xin phép được ghi nhận nơi đây những điểm chính mà Ngài đã chia sẻ :
1 – Trước hết Ngài nêu lên một vài Ý Niệm Về Gia Đình, nhất là Gia Đình Việt Nam chúng ta :
– Gia Đình còn được gọi là “nhà” để che chở mưa nắng mà các phần tử trong gia đình sinh sống và phát triển vì gia đình là một “tế bào” của Xã hội
– Gia Đình Việt Nam luôn giữ những gia phong và nề nếp ông cha để lại có luân thường, đạo lý được thể hiện qua những câu truyện được lưu truyền trong dân gian như: Truyện Tấm Cám, Cô Bé Lọ Lem, Nhị Thập Tứ Hiếu…
– Bản chất của gia đình là hôn nhân là sự kết hợp giữa một người “nam” và một người “nữ” họ cùng yêu nhau, lo lắng và chia sẻ nỗi vui buồn trong cuộc sống để có được kết quả của Tình Yêu này là con cái và sống trong tình yêu của Thiên Chúa.
2 – Ngài đã đưa ra những phương cách nho nhỏ về việc dậy bảo con cái như sau :
– Gia đình là yêu thương là nền tảng vun trồng và gầy dựng đức tin. (Nhất là trong Na9, Đức Tin này)
– Cha Mẹ là nhà giáo đầu tiên của con cái mình,chúng ta nên áp dụng những việc nhỏ nêu sau :
* – Dạy cho con làm dấu Thánh Giá, học những kinh đơn sơ quen thuộc, vì Đức tin của con cái lớn lên nhờ vào hình ảnh của cha mẹ
* – Ghi dấu Thánh Giá trên con mình,và hôn con trước khi đi ngủ để thể hiện Tình Yêu thương mà cha mẹ dành cho con mình.
* – Nhiều Bà Mẹ bắt con mình phải mặc quần áo ấm trước khi đi ngủ mà theo Cha đó là Người Mẹ mặc áo cho con là mặc Đức Tin cho con mình vậy.
* – Mẹ dẫn con mình đi Nhà Thờ,dẫn con đi học Giáo Lý, Thiếu Nhi Thánh Thể , đó là thể hiện Tình âu yếm Mẹ Con vậy.
B – Phần trình bầy của hai vị Thuyết Trình viên qua Đề Tài “Nhận thức những triệu chứng của Bệnh Trầm Cảm,và trạng thái lo âu thái quá.”
Lần đầu tiên hai vị Tiến Sỹ và Bác sỹ Tâm Lý đến với Gia Đình Nazareth chúng ta để chia sẻ một Đề Tài quá mới mẻ và xa lạ đối với một số người, tuy nhiên có lạ mới có hấp dẫn, nên phần trình bầy của hai vị Tiến sĩ và Bác Sĩ Tâm lý này rất đặc biệt và lôi cuốn người nghe một cách chăm chú và say sưa. Phần trinh bầy của Hai Vị được tóm tắt lại như sau :
1 – Trước hết Tiến sĩ Ẩn đã đề cập tới bệnh Trầm Cảm, nhưng đã không đưa ra một định nghĩa rõ nét về căn bệnh này (xuyên qua tài liệu được phân phát ). Theo đó, là một căn bệnh về Tâm lý hay Tâm thần, phát sinh ra bởi một tác động đột ngột xẩy tới từ bên ngoài hay chính nội tâm của con người.
Đối với bệnh này Hai vị đã phân tích : Đời sống con người chia làm 3 giai đoạn :
* – Giai Đoạn 1 : thời Niên Thiếu: trong giai đọan này, thiếu niên mắc bệnh theo thống kê đã tự tử lên tới 500.000 em.
* – Giai Đoạn 2 : Giai đọan Trung Niên (từ 30 đến 50 tuổi) trong giai đoạn này con người dễ bị bệnh Trầm Cảm hơn vì có rất nhiều nguyên nhân tác động nơi con người (Xin xem tài liệu đã phát trong phòng họp )
* – Giai Đoạn 3 : Đối với những người già,trong giai đọan này tương đối ít người mắc bệnh hơn.
2 – Phương pháp trị liệu :
Hai vị đã đưa ra rất nhiều Phương pháp để phù hợp với từng căn bệnh khác nhau,từng nguyên nhân khác nhau ( Xin xem tài liệu )
3 – Lời nhận định và nhắn nhủ của Hai Vị :
Bệnh Trầm Cảm không bao giờ là bệnh bình thường và luôn luôn gây ra đau khổ vô ích.
Nếu chúng ta cảm thấy triệu chứng của Bệnh này thì nên đi gặp Bác Sĩ Gia Đình hay Bác Sĩ tâm thần để có được phương pháp trị liẹu kịp thời.
C – PHẦN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC :
Trong phần này thì quả thật là sôi động, chúng tôi đã được tăng cường thêm Tiến Sĩ Trần-Mỹ-Duyệt vị Tiến Sĩ của Gia Đình lên ngồi bàn Chủ Tọa để đồng giải đáp các thắc mắc .Biết bao nhiêu thắc mắc đưa ra đều được Cha Giáo và ba vị Tiến Sĩ giải đáp thật thỏa đáng. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều câu hỏi chưa được nêu lên. Vị điều hợp chương trình chỉ còn biết xin khất lại vào tháng tới.
Buổi Sinh Hoạt của ĐÊM GIA ĐÌNH đã chấm dứt vào lúc 9 giờ 15 sau khi Anh Chị Gia Trưởng có đôi lời Cám Ơn Cha Giáo, nhị vị Tiến Sĩ và Bác Sĩ Tâm Lý thuyết Trình Viên.
Tất cả mọi người đã ra về trong hân hoan và nở một nụ cười khi bắt tay nhau với lời chúc bình an trong Chúa (Good Night).
Phương Nhiệm
Views: 0