Trong những lời chúc nhau đầu năm mới, Đông cũng như Tây, nguời ta thuờng chúc nhau năm mới có nhiều niềm vui : “Happy New Year” “Năm Mới Hạnh Phúc”.
Vậy tại sao ta không tự tạo cho mình niềm vui bằng cách đem niềm vui đến cho nguời khác, nhất là những nguời cơ cực, đang rất cần niềm vui trong ngày đầu Xụân?? Và đó cũng là cách chia xẻ và sống Lời Chúa thiết thực nhất trong mấy ngày đầu năm mới. Trong tinh thần đó tôi đã hẹn với Minh Hằng : Chúa nhật, 9 giờ sáng mồng 3 tết, sẽ xuất hành đi thăm “Ngôi nhà chung của những nguời cơ cực”. Mọi thứ chúng tôi đã chuẩn bị sẳn sàng từ truớc Tết!
Sau khi hỏi thăm đuờng đi vài lần, chúng tôi qua đuợc tới Bến Bình Đông Q 8, rồi chạy dài theo đó mà lần tìm con số. Kìa tấm bảng chùa Lâm Quang đã xuất hiện đằng kia, nhưng xe chúng tôi phải chạy vào hẽm ngoằn ngoèo một lúc mới tới chùa. Đây là tổ ấm của những cụ già neo đơn, hiện có khỏang 140 cụ tuổi từ 65 – 101 tuổi. Vào tới sân chùa rồi chúng tôi mới bắt đầu sọan đồ ra và phân công :Tôi sẽ phát bao lì xì, chị tôi sẽ phát dầu gió, M.H sẽ phát bánh. Vào xin phép sư cô trụ trì xong, chúng tôi đuợc chỉ lối lên phòng 1 để thăm các cụ. May nhờ có MH vui vẻ và quen đi làm từ thiện nên “phát ngôn” dùm:
“Con xin chào các bà, các bác, con là MH, hôm nay con đi với cô giáo con tới thăm các bà các bác nhân dịp đầu năm mới. Chúng con xin kính chúc mọi nguời một năm mới vui vẻ, khỏe mạnh, chúng con sẽ gửi tặng mỗi nguời 1 bao li xì, 1 chai dầu gió, 1 cái bánh để ăn cho vui ngày Tết”.
Có tiếng vổ tay và cám ơn của một số cụ, có nguời còn nhớ ra MH (Vì MH đã tới đây mấy lần truớc): “Ồ! Cô MH đã trở lại thăm chúng mình, vui quá!”
Chúng tôi theo sự phân công truớc, lần luợt đi phát quà từng giuờng và theo từng dãy để tránh sự thiếu sót. Vừa đi phát, vừa trò chuyện với một số cụ còn khỏe. Có bà tôi đưa bao lì xì nhưng không thấy cầm, thì ra bà bị mù từ mấy năm nay, sau lần bị đau mắt rồi đi mổ mắt…Có bà nằm co quắp trùm mền vì thấy lạnh. Có bà vui vẻ nói chyện nhưng có bà thì chỉ chắp tay xá xá cám ơn. Có bà bị Parkinson chân tay lúc nào cũng run lẩy bẩy, cầm gì cũng rơi. Những mảnh đời bất hạnh tụ về đây “mỗi nguời khổ mỗi kiếu, 10 phân vẹn 10”. Đúng là “một bể khổ thu nhỏ của cuộc đời”! Xin mời nghe những lời lể lể tâm tình của các cụ :
Cụ Nguyễn Thị Thảo (72 tuổi) bồi hồi nhớ lại: “Ngày trước, tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng lắm chứ, nhưng từ khi đứa con trai nghiện ma túy, tất cả đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Cuối cùng, khi không còn gì đáng giá, nó đuổi luôn tôi ra đường và kêu người đến bán cả căn nhà. Tưởng phải bỏ thân nơi đầu đường xó chợ nhưng may mắn nhờ người quen chỉ giúp, tôi đến xin tá túc tại chùa Lâm Quang. Các ni sư ở đây tốt lắm, không những cho ở chung mà còn lo cả đến miếng cơm manh áo cho mình”. Cụ Thảo chưa kịp dứt lời thì cụ Ngô thị Quân (78 tuổi) đã tiếp: “Mỗi lần ai trong chúng tôi đi nằm viện về là mỗi lần chùa Lâm Quang có thêm thành viên mới”. Thấy sự ngạc nhiên của tôi, cụ Quân tiếp tục kể: “Cách đây khá lâu, tôi đi nằm viện, cùng phòng với tôi có bà cụ Mai (77 tuổi) không ai thăm nom, hết ngày này sang ngày khác chỉ ăn bằng phần cơm thừa của người nhà bệnh nhân mang lên. Thấy vậy, các ni sư liền quyết định đưa cụ Mai về chùa nuôi dưỡng”. Chuyện “đi một về hai”, thậm chí về ba đã trở nên quen thuộc với những thành viên của chùa …
Ở cuối dãy giữa là giuờng của chị Mai ( 75 tuổi) trông chị khá tuơm tất so với mấy bà chung quanh. Thấy ở cuối giuờng chị có treo chậu hoa Mai vàng (hoa vải), tôi bèn bắt chuyện hỏi thăm:
“Chậu Mai này chắc tự tay chị làm hả? Đẹp quá !
Chị vui vẻ gất đầu và giống y “Đuợc lời như cởi tấm lòng”, chị tuôn ra một bầu tâm sự mà có lẽ lâu lắm “nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?”Chị kể rằng thời xưa chị ở trong CLB mấy bà vợ tuớng tá, chị có hình chụp chung với bà NCKỳ, chị từng đi du lịch Nhật với họ, rồi học cắm hoa, làm hoa vải, thú nhồi bông bên đó. Thời đó nguời đi Nhật hiếm lắm, chị đi học rồi về Việt Nam mở lớp dạy cắm hoa, làm hoa vải…rồi chị khoe những giỏ hoa Mai, hoa Lys do chị làm…
Việc đi Nhật truớc 75, khó khăn và tốn kém nhiều, tôi hiểu rất rõ, vì tôi cũng từng uớc mơ đi du học Đại học ở Nhật. Thời đó chỉ có cách tốt nhất là học giỏi, nếu đậu cao liên tiếp trong 3 kỳ thi :Trung học, Tú Tài I, II thì sẽ đuợc học bổng du học Nhật nên tôi quyết tâm học giỏi…Nhưng cuối cùng khi uớc mơ “nằm trong tầm tay” thì Ba tôi quyết định : “Con gái học đại học ở Saigon cũng tốt lắm rồi ! Đi ra nuớc ngòai ở lâu rồi lấy chồng nuớc ngòai là mất giống Việt Nam hết” Thế là “tan giấc mộng vàng”!. Thời đó tôi ấm ức vì Ba tôi quan niệm “cổ lổ xỉ”, nhưng bây giờ dù đã ở Mỹ mấy chục năm, tôi vẫn không thích con tôi kết hôn với nguời nuớc ngòai! Đúng là “phải ở vị trí nguời khác thì mới hiểu đuợc họ”.
Trở lại câu chuyện chị Mai, tôi xin chụp hình chị với chậu hoa Mai của chị, nhưng chị xua tay : “Thôi đừng chụp, bây giờ “hoa đã tàn”, chụp làm gì để so sánh với hình xưa lại càng thêm buồn”. Tôi hiểu tâm trạng của chị, thời đó chị chính là “niềm uớc mơ của tôi”, còn bây giờ…”Có, không. không, có cũng là phù du”.
Nhìn chị bây giờ biết ngày xưa chị cũng “Xuân sắc một thời yến oanh” nhưng sao bây giờ ra nông nỗi này? Thì ra trong một lần đi chùa, ngồi ăn chung với mọi nguời, nghe tiếng bạn gọi, chị vội quay lưng lại. Cái ghế nhựa cũ bị trợt, chị rớt xuống đất bể xuơng hông rồi từ đó ngồi luôn một chỗ. Không nguời thân thuộc nên chị phải vào chùa ở, để có nguời chăm sóc, nuơng tựa. Quả “Đời là vô thuờng!” không phải chỉ biết “Ngày sau sẽ ra sao?” mà có lẽ là “Giờ sau sẽ ra sao?”. Cuộc đời chị đúng là một bài học cho tôi suy ngẫm!
Mấy bà cụ ở dãy bên kia bắt đầu than phiền : “Cái bà đó nhiều chuyện quá ! để cho nguời ta đi phát quà tiếp, đợi lâu quá rồi…”. Tuổi già tuy đã ở chùa nhưng sân si vẫn chưa rủ bỏ hết đuợc. Tôi phải xin lỗi chị, để tiếp tục công việc, chỉ xin tặng chị một câu Thiền: “Đời như giấc Mộng, Nghĩ… chi cho mệt!”
Phát quà xong hết phòng 1, chúng tôi lên lầu trên thăm các cụ phòng 2. Ngày mồng 3 tết “căn nhà nhỏ” của các cụ là chiếc giuờng nhỏ, trên đó chất đủ thứ đồ dùng cá nhân, quần áo, gối mền, thuốc men, chén dĩa, ly tách…nhưng cũng có bà rán thu xếp chỗ để 1 bình hoa nhỏ, có bao lì xì đỏ cho có không khí Tết. Đầu năm có bao lì xì đỏ và tiền mới là hên và vui rồi!. Mấy cụ hoan hỉ cám ơn, cuời toe nhưng đa số chẳng còn cái răng nào, mà ngay cả cái lợi, tôi thấy cũng bị mòn hết rồi !. Đầu năm nhớ lại câu ca dao ngày xưa kể chuyện bà lảo 84 tuổi kén chồng , đầu Xuân đi coi bói “xem lấy chồng có lợi chăng?” thầy bói gieo quẻ phán rằng : “Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”. Nhiều bà ở đây trên 90, có bà nói mình đã 101 tuổi “Lợi cũng không còn, nói chi đến răng’, nhưng tôi thấy nụ cuời của các cụ vẫn dễ thuơng!
Tới giờ phát cơm, những bà nào còn khỏe thì ra phục vụ múc cơm, múc canh và đồ xào. Họ đuợc ăn theo nhu cầu, có 2 món canh bí đỏ và tàu hủ xào bắp cải. chị Yến bị liệt tay, nên tôi đi lấy đồ xào dùm. Mấy bà phục vụ hỏi lấy cho ai ? Tôi chỉ chị Yến:
– À, chị Yến ăn đuợc nên múc nhiều chút.
Trừ một số cụ đang bệnh họan, tôi thấy đa số các cụ ăn đuợc, mỗi nguời 1 tô cơm đầy, 1 hộp canh, 1 hộp đồ xào. Các bà sống với nhau chắc thế nào cũng có lúc xích mích, bóng gió, xiên xỏ nhau, nhưng vẫn luôn đùm bọc, yêu thuơng nhau, nên đi tới phòng nào, các bà thuờng nhắc chúng tôi : “Mấy giuờng trống là cũng có nguời hết, mấy cô nhớ phát quà, mấy bà chạy phụ việc đâu đó, lát nữa về không có tội nghiệp”.
Nhiều bà mắt bị hư một con, còn một con thì lờ mờ. có bà 2 con mắt có vẻ bình thuờng, nhưng thục ra không nhìn thấy từ lâu, khi có ai đưa gì cho, thì 2 tay cứ lờ quờ phía truớc. Con mắt là 2 viên ngọc quý trời cho mọi nguời, nên phải giữ gìn cẩn thận kẻo mất rồi thì tối tăm cả đời. Tôi đã từng có đứa con bị bệnh về mắt, suýt bị mù. Tôi đã hỏang hốt chạy chữa khắp nơi, rồi rơi vào sợ hãi cùng cực thậm chí sẳn sàng lấy mắt mình để thay cho mắt con, để đời nó khỏi là “bóng đêm kéo dài” thì đau lòng quá ! Nhưng may quá, Chúa thuơng nên mắt nó đã đuợc cứu chữa ở Mỹ. Từ đó tôi luôn quan tâm “ưu ái” giúp đỡ nhiều hơn đối với những nguời đôi mắt bị mất ánh sáng.Tôi ân cần nắm tay cụ hỏi thăm:
– Cụ ơi!, cụ bị như vầy lâu chưa?
– Lâu rồi, cả 7,8 năm nay, tự nhiên mắt bị mờ rồi từ từ không thấy gì nữa, hòan tòan tối tăm !
– Cụ ở đây đi lại có cần ai giúp đở không ?
– Lúc đầu chưa quen thì cũng khó khăn, cũng buồn, nhưng bây giờ quen rồi, đói ăn, mệt nghỉ..
Tôi cuời: “Như vậy là bây giờ cụ “đắc đạo” rồi đó!
Vì : “ Đạo là nếp sống tùy duyên
Đói ăn, mệt nghỉ an nhiên tâm hồn”…
Rời phòng 2, chúng tôi băng ngang sân chùa để đến khu dành riêng cho những nguời bị bại liệt. Trong sân chùa nhiều nguời đến làm công quả . Chỗ thì phụ cắt cá khô nhỏ ra, nơi thì quạt bếp nuớng suờn, tòan là đồ chay, nhưng ngó hấp dẫn như đồ thật! Cảnh chùa tấp nập đông vui, nguời tới cúng duờng, nguời tới làm công quả. Có lẽ họ cùng chung một quan niệm về ngày đầu năm mới:
“Nguời trồng cây cãnh nguời chơi
Ta trồng cây Đức để đời mai sau”.
Thay vì bỏ một đống tiền vào những thứ chóng qua, có nguời mua cây Mai, cây Tắc cả chục triệu, mua cặp dưa hấu 2 triệu vì có khắc chữ Phúc, Lộc…
Sang khu bên này, khi lên lầu chúng tôi găp một nhóm khác cũng tới thăm, mừng tuổi các cụ. Khu này dành riêng cho những nguời bị bại liệt, đa số đi không đuợc. có nguời không mặc quần vì không kiểm sóat đuợc tiểu tiện. nuớc đổ lai láng trên sàn nhà, sau khi rửa vệ sinh. Có bà hơn 90 tuổi cầm hộp nuớc rãi nói với tôi :
– Thọ làm gì cho khổ hả cô ? Ăn không đuợc, chỉ ói ra thôi, dù không có gì để ói tòan là nuớc rãi. Mệt quá…
Bởi vậy đầu năm hay nghe chúc “sống lâu 100 tuổi” sao thấy mệt quá ! Quan trọng là sống mạnh khỏe, có thể tự lo cho mình, đừng là gánh nặng cho nguời khác. Nếu không thì cuộc sống chấm dứt sớm chắc tốt hơn!
Ngòai hiên có một bà tâm thần nhẹ đang cuời cuời, nói nói một mình rồi hát vu vơ, một bà đứng gần đó nói:
– Bà đó bị điên, cô đưa quà tôi giữ dùm cho bả. Lúc nào bả cũng cuời cuời, hát hát vậy đó!
Tôi thầm nghĩ như vậy cũng là một điều hay, vì “Nguời điên không biết buồn”.
Nhờ vào tấm lòng nhân ái của nhiều nguời mà “ngôi nhà chung’ này luôn có nguời đến và có nguời “ra đi’, nhưng chỗ trống chưa nguội hơi người thì đã có những số phận đáng thương khác lấp vào. Cứ thế, những mảnh đời đáng thương đã có một ngôi nhà chung tràn đầy tình người mà ở đó, tất cả họ đều nhận được niềm an ủi cuối đời khi họ không còn ai thân thích bên cạnh!
Kết thúc cuộc viếng thăm, chúng tôi tìm sư cô trụ trì để chào ra về, thấy sư cô đang bận tiếp khách quan trọng, chắc tới để cúng duờng lớn. Tôi chợt nhớ tới câu khắc chữ vàng khắp nơi trong khu “Đại Nam” ở Bình Duơng mà tôi thấy rất ý nghĩa:
“Lấy vật chất làm Của, Của sẽ rời xa ta
Lấy Phúc Đức làm Của, Của sẽ theo ta trọn đời”.
Ra về mới thấy truớc cổng chùa bây giờ có nhiều nguơi ngồi ăn xin, có cả một em bị liệt ngồi trên xe lăn do mẹ đẩy. Tôi mở bóp vét hết tiền lẻ và cả một số kẹo chocolate, tôi mang theo để phòng hờ, phân phát hết cho họ!
Trên đuờng về, chị tôi nói;
– Có tới đây, tận mắt nhìn mới thấm thía hết câu “đời là bể khổ”. Cám ơn Chúa mình còn may mắn hơn họ !
– Bởi vậy phải nhớ sống tiết kiệm, đừng lãng phí mà mắc tội!
Xin tạ ơn Chúa, cám ơn Trời Đất đã cho con giờ này vẫn còn đủ sức khỏe để có thể đi chia xẻ mang chút niềm vui nhỏ tới với mọi nguời. Nguyện mỗi sáng :
“ Thức dậy miệng mĩm cuời
24 giờ tinh khôi
Xin đuợc sống trọn vẹn
Mắt thuơng nhìn cuộc đời”.
Saigòn, đầu Xuân Giáp Ngọ 2014
Phượng Vũ
Views: 0