Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người!
Tại sao chúng ta phải mang cái khổ đến từ bên ngoài vào trong tâm hồn chúng ta, và gia đình chúng ta: Ăn mặc thì phải đẹp, đúng màu, đúng mode; xe phải xịn, hợp thời trang, hiện đại, top of the life… mà khiến cho gia đình xào xáo không yên, con cái bắt chước học đua đòi từ nhỏ, chi tiêu trong gia đình càng thêm khó khăn. Cái khổ bề ngoài này đã đem đến cái khổ trong chi tiêu và ngân quỹ trong gia đình: xài cho ra xài chứ, chi phải cho ra chi, sĩ diện, mặt mũi, con cái thiếu chút sao đành lòng? bon chen với chúng bạn, so sánh với các gia đình khác… Nhưng tiền chi tiêu của ai? Chi phí gia đình thế nào? Gia đình có gìn giữ được hạnh phúc không? …
Xã hội ngày nay trong đà cạnh tranh thật khốc liệt. Cũng vì thế, người ta bao giờ cũng chú trọng đến vẻ ngoài. Lối sống bề ngoài là lối sống bị ràng buộc, nhào nặn, cạnh tranh và bon chen. Cách sống này nó vừa có ý nghĩa tốt lẫn cái xấu. Thứ nhất, đối với các bạn trẻ ngày nay, lối sống này bắt buộc phải có; vì cần phải có vể bề ngoài người ta có thể thăng tiến trong xã hội. Không ai thích tuyển dụng hay nhận một người vào làm ở một công ty, hay cơ sở để “nhát ma” khách hàng hay mọi người trong bất cứ công việc gì. Cũng rất hiếm ai tin tưởng được một kẻ áo quần đơn giản, cũ kỹ, hay nói cách khác là ra dáng quá nghèo nàn mà có khả năng và năng lực của một CEO, CFO… Thế giới tân tiến bao giờ cũng chú trọng vào sự biểu hiện ở bên ngoài mà quên khuấy đi nét đẹp tâm hồn của người đó.
Trong thế giới kinh doanh làm ăn business, dầu bạn có một khả năng vượt trội, kiến thức hơn người mà ăn mặc quá tầm thường, lèng xèng, thường bị người đời nhìn lướt qua chẳng thèm để ý đến tài năng của bạn đâu. Tôi xin đơn cử vài thí dụ như:
Cả hai người cùng môt trình độ, tài cán và tuổi tác. Một người mặc quần áo đơn giản, đi xe bus hay xe đạp hoặc lội bộ chắc chắn bị đối xử thua thiệt hơn người kia. Trong khi người kia chỉ nhờ phục sức, đi xe mới. Thật mỉa mai thay tiền trả cho hai người, nếu có, thường chênh lệnh nhau rất xa, không phải vì tài năng, hiệu quả công việc mà mà vì cái vẻ bề ngoài của mỗi người.
Nhưng đó chỉ là thiểu số phản ảnh hiện trạng bon chen của phường business, vậy trong khía cạnh gia đình chúng ta thì sao? Nếu apply nhìn cái vẻ bề ngoài mà khinh, coi chê người phối ngẫu thì chúng ta đã quá sai lầm. Các bà các cô có những từ cửa miệng như: “Các anh không rành tâm lý phụ nữ”, “mua sắm là hình thức thể hiện phong thái và địa vị xã hội”, hay “shopping là một sở thích đáng yêu của người phụ nữ”…v..v.. Thay vì cùng đồng hành, lo lắng và khuyến khích chồng với những đồ đạc mà anh thích và đôi khi khen anh trong cách ăn vận, thì các cô các bà hay so sánh với các đồng nghiệp chồng, với các người nam giới khác và chê khen óc thẩm mỹ chồng đôi khi còn mạ lỵ đến thậm tệ…Tuy nam giới đánh giá cao những cô gái biết cách ăn mặc nhưng họ vẫn thấy sợ khi phụ nữ lúc nào cũng muốn ăn mặc một cách cầu kỳ. Trang phục của cô nàng sẽ cho thấy họ có dành hàng giờ thủ các bộ đồ trước gương hay không trước khi ra khỏi nhà, đôi khi cuối cùng cô ta vẫn không thể chọn được trang phục phù hợp.
Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương
Anh pha mực cho vừa màu áo tím. (Nguyên Sa)
Tao nhân, thi sĩ như chúng tôi yêu lắm nét đẹp hồn nhiền, ngây thơ trong trắng pha nhiều chút lãng mạng, chứ không cần phải nét đẹp của bộ đồ hiệu, đắt tiền…
Sở thích đặc biệt của các chàng là muốn luồn tay xuống mái tóc mềm mượt của cô gái, nhưng với kiểu tóc cứng đơ với keo “không thể chạm vào” hay do gel vuốt khô cứng hoặc hàng tá phụ kiện kẹp ghim đinh đính trên tóc cũng khiến các chàng kinh hãi. Thậm chí phụ nữ còn thêm quá nhiều trang sức trên người nào là 10 chiếc nhẫn cho đủ 10 ngón tay, 5-6 vòng cổ, đồng hồ, vòng tay, các loại đá…và như thế đàn ông sẽ chỉ nhìn thấy một cô nàng quá rườm rà và phô trương và mất nhiều thời gian mà thôi.
Sở thích đặc biệt của các đấng mày râu là yêu vẻ đẹp tự nhiên và sẽ luôn khiến đàn ông mê mẩn, say đắm nhất với sự quyến rủ trong đơn giản của người phụ nữ. Rất nhiều thứ phụ nữ cho là đẹp nhưng ngược lại đàn ông cho rằng chúng quá lạ lùng. Các chàng lớn lên với sự đơn giản, mạnh mẽ đầy nam tính không trang điểm, rất ít sản phẩm dưỡng da, đồ trang sức…nên dù họ có đánh giá cao cô nàng biết cách chăm sóc bản thân nhưng họ vẫn thích vẻ đẹp tự nhiên. Họ dị ứng với phái đẹp khi các nàng bị ám ảnh bởi vẻ ngoài vì cho rằng điều ấy xuất phát từ sự không kiên định và thiếu tự tin vào bản thân. Hãy nhớ rằng, sự tự tin ở người phụ nữ luôn hấp dẫn đàn ông. Vì vậy, nếu cô nàng luôn sợ ai đó nhìn thấy gương mặt mộc của mình hoặc nghĩ bộ đồ mình mặc phải trông thật xinh xắn thì mới xứng đáng được yêu thương thì rất ít anh chàng trân trọng bằng cô nàng tự tin thể hiện bản thân và những vẻ đẹp vốn có khác không chỉ ở vẻ bề ngoài quần áo hay trang điểm.
Phụ nữ ngày nay nghiện mua sắm và quá coi trọng vẻ bề ngoài. Từ thói quen mua sắm, phụ nữ có thể bị "nghiện", mất khả năng kiểm soát chi tiêu, thời gian, tình cảm dẫn đến nợ nần, ảnh hưởng các mối quan hệ cá nhân, gia đình, con cái, và thậm chí là trầm cảm. Dưới đây là 10 dấu hiệu bạn có nguy cơ mắc bệnh "nghiện" mua sắm.
Bạn nói dối về cách mua sắm của mình:
Một điều thường thấy ở người nghiện mua sắm đó là họ thường giấu nhẹm những món đồ vừa mua với gia đình. Họ giả vờ rằng mình đã có món đồ đó từ trước rồi. Nếu bạn cảm thấy mình muốn giấu đồ vừa mua, đó là một dấu hiệu không tốt chút nào.
Bạn không nói chuyện cởi mở về sở thích mua sắm của mình:
Trung thành mua sắm đôi khi nói dối về việc khi nào họ đi siêu thị hay siêu thị đó ở chỗ nào. Họ có thể cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận chiều sâu của vấn đề đang gặp phải và không muốn người thân tham gia khuyên bảo.
Thói quen mua sắm làm tổn thương những mối quan hệ của bạn:
Khi nghiện mua sắm, các khoản nợ sẽ dần tăng lên và họ có xu hướng nói dối về những hoạt động của mình. Điều này có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ thân thiết. Những người thân luôn muốn giúp đỡ tín đồ mua sắm nhưng không biết làm thế nào và thường dùng lập luận để can thiệp. Nếu bản có thu nhập ổn định thì gia đình không sao trong một lúc, nhưng chi tiêu quá đà, bạn có tự kiềm chế lấy bản thân được không? Thời gian cho các mối quan hệ gia đình và con cái thế nào?
Bạn thường mua sắm một mình:
Rủ chồng con, hay bạn thân đi mua sắm cùng có thể giúp những con nghiện này kiểm soát được ví tiền của họ. Do đó, người mua sắm thích đi một mình có thể vì họ muốn giấu số tiền đã chi hay tự do lựa chọn cho bàn thân.
Bạn cho rằng mua sắm là thói quen tốt :
Nếu mua sắm là hoạt động chính trong những thói quen tốt, nó sẽ khiến con người dễ dành mất kiểm soát. Chuyên gia khuyên bạn nên thay thế mua sắm bằng những hoạt động không liên quan đến chi tiêu như chơi thể thao hoặc nấu ăn.
Bạn đi mua sắm để cảm thấy mình tốt hơn:
Họ lập luận mua một chiếc váy mới hay bộ trang phục đẹp sẽ giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn. Số khác thì cho rằng mình sẽ được tôn trọng hơn, sang hơn và cảm thấy an toàn.
Bạn cảm thấy hưng phấn khi mua hàng:
Những người không thể kiếm soát được mua sắm thường cảm thấy hưng phấn mỗi khi đi siêu thị. Đó cũng là lý do khiến họ không thể dừng bản thân mình lại được. Các chuyên gia khuyên những con nghiện mua sắm nên tránh xa việc mua sắm khi đang bị kích thích hoặc đợi 24 giờ trước đi shopping.
Thói quen mua sắm đã can thiệp vào cuộc sống của bạn:
Khi thói quen mua sắm bắt đầu ảnh hưởng đến các mục tiêu khác trong cuộc sống như tiết kiệm mua nhà hay trả nợ, tiền cho saving con cái, 401K…đã đến lúc bạn phải tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gây nghiện. Tốt nhất, bạn nên sử dụng một số dịch vụ quản lý tài chính cá nhân để thay đổi thói quen của mình dễ dàng hơn.
Bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm:
Khi tín đồ mua sắm sử dụng thẻ tín dụng, họ sẽ nhanh chóng mất kiểm soát và chìm vào nợ nần. Bắt bản thân dùng tiền mặt có thể giúp cho việc quản lý ngân quỹ hàng tuần trở nên dễ dàng hơn và tránh tiêu quá tay.
Bạn không biết tiền của mình đang đi về đâu:
Những người nghiện mua sắm thường cố bỏ qua và không để dành cho những vấn để lớn khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, ví dụ như bệnh tật. Nếu bạn không rõ tiền của mình đã đi về đâu, với số lượng bao nhiêu thì đã đến lúc nên xem xét kỹ lại.
Xin đưa ra một vài thí dụ cho sự nghiện mua sắm và coi trọng vẻ bề ngoài của các chị em phụ nữ ngày nay:
Vợ ND đi làm nhiều tiền típ và thế rồi đi mua sắm liên tục, thấy vợ mua quá nhiều, tiền bạc bị lãng phí khiến chồng cũng phải nóng mặt lên tiếng góp ý. Tuy nhiên, thay vì tiếp thu để sửa đổi, vợ ND lại tỏ ra giận dữ, không bằng lòng vì chị cho rằng là chị xài tiền của chị và những trận cải vả liên tiếp xảy ra, tình cảm vợ chồng rạn nứt, con cái lâm vào bế tắc…
Mỗi sáng cha hay thay đồ cho các con đi học, hôm nay cha có công tác nên giao lại cho mẹ nó thức sớm hơn đưa con đi học. Chị không bằng lòng với con khi con mặc lại chiếc áo còn mới hôm qua đi học. Đứa con quen sự đơn giản và nhanh chóng của ba nhưng chưa quen vẻ bề ngoài được ưa chuộng của mẹ nên thế là tụi nhỏ bị một trận đòn nên thân vì sự lè phè theo ba tụi bây. Vài hôm sau, anh rất ngạc nghiên vì các con nhất quyết phải mặc đồ đẹp và không mặc lại đồ củ hôm qua…Té ra, các con không muốn bị một trận đòn thứ hai vì tội mặc lại đồ cũ.
Chuyện xem ra “nhỏ như con thỏ” và chẳng có gì quan trọng, nhưng nó lại phản ánh bên dưới cái nhìn con người ngày hôm nay về cuộc đời từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Mỉa mai thay vô tình cuộc sống đã đẩy đưa con người sống một cách rất tầm thường, bề ngoài và nhìn nhau với cái nhìn bề ngoài, đối xử với nhau coi trọng qua sắc áo: nào là phải đi xe gì, điện thoại mode nào, quần áo có phải là hàng hiệu hay không hay hàng giảm giá on sale! Nó làm cho người ta không còn quan tâm và chú trọng là sống sao cho vui lòng vợ chồng, con cái, gia đình, xóm giềng; đồng thời là gương mẫu cho con cái và các thanh thiếu niên noi theo, dân thêm giàu, nước thêm mạnh và tự lực, tự cường …
Views: 0